Giáo viên chủ nhiệm lớp:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, GIÁO DỤC VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HS... (Trang 31 - 38)

II. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN:

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp:

- Vào đầu năm học giáo viên chủ nhiệm đã dành 2 – 3 tuần để hoàn thành sơ yếu lý lịch học sinh để nắm vững điều kiện, hoàn cảnh từng em. Tìm hiểu kỹ tâm lý các em để có phương pháp giáo dục, giúp đỡ các em.

- Cũng ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh có đạo đức chưa ngoan và học lực còn yếu, kém ở lớp mình trong năm học trước để nắm rõ các đối tượng học sinh, chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này, tìm những lời động viên, kích thích những học sinh đó như thường xuyên khen ngợi khi các em làm việc chung cho lớp, hay trong tuần học đã có ý thức xây dựng bài ở một số môn học.

- Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh, thường xuyên theo dõi các em về cả học lực và hạnh kiểm để kịp thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình.

Ví dụ 1: Học sinh Y ZôNathand, lớp 8B thích đi học, nhưng đến trường thì em lại chưa hiểu và hình dung cho việc học của mình nhằm mục đích gì? Chỉ biết đến trường là thoát khỏi lao động mệt nhọc và đến trường để được đi chơi ngao du cùng bạn bè. Còn gia đình thì bố mẹ lo việc nương rẫy, bà ngoại và dì bất lực trước sự giáo dục con cháu nên đành nhờ đến nhà trường. Cho rằng em đến trường là bớt đi ánh mắt nhìn “trợn” lì lợm và đầy sợ hại từ em. Thực tế họ không hiểu được mục đích chân lí để giáo dục con cái, nên đến lớp em không chú ý nghe giảng mà trong các giờ học em tỏ ra thiếu tôn trọng giáo viên, em thường xuyên cúp tiết bỏ giờ. Kết quả học kì 1 vừa qua học lực em xếp loại yếu.

Ví dụ 3: Học sinh Cao Thị Ánh Linh lớp 8E(2006-2007), không thích học nhưng vì bị gia đình ép buộc đi học nên đến lớp không chú ý nghe giảng mà trong các giờ học em tỏ ra thiếu tôn trọng giáo viên, kết quả học kì 1 của em: học lực xếp loại yếu - hạnh kiểm Tb. Nhưng qua giáo dục và hình thành nhân cách con người XHCN em đã hiểu rõ mục đích học tập và nhân cách sống đẹp, sống có ích. Nên học kì 2 và cả năm em được xếp Học lực trung bình,

Hạnh kiểm tốt. Đó là cả một quá trình giáo dục và hình thành nhân

cách cho học sinh của bản thân cùng với sự nổ lực và rèn luyện của học sinh.

Ví dụ 2: Học sinh Nguyễn Văn Hiệp, lớp 8B(2009 - 2010), vì hoàn cảnh gia đình mẹ đã mất do tai nạn ô tô cách đây 2 năm khi em bước vào lớp 6, bố đi làm rẫy cả tháng mới về, em ở nhà với bà nội, ít được sự gần gũi chăm sóc của gia đình, chỉ nghe bố điện thoại về nhắc nhở và có lúc quát mắng qua điện thoại ép em phải đi học nhưng không hiểu em cần điều gì ở bố nên đến lớp không chú ý nghe giảng mà chỉ lo nói chuyện, làm mất trật tự trong giờ học, kết quả là học kì 1 học lực em xếp loại yếu, Hạnh kiểm khá.

Hay em Nguyễn Thị Hồng Nhung lớp 8E(2006 – 2007), vì hoàn

cảnh gia đình bố mẹ đi làm rẫy ở Đắk Ghềnh cả tháng mới về, em ở nhà với hai em nhỏ, ít được sự gần gũi chăm sóc của gia đình. Mặt khác bố hay đánh mẹ và các con, có lúc quát mắng dọa nạt sẽ không cho đi học vì không đủ tiền. Nhưng không hiểu em cần điều gì ở bố mẹ nên đến lớp không chú ý nghe giảng mà chỉ lo nói chuyện, làm mất trật tự trong giờ học, hết giờ em theo bạn cùng trang lứa ra

ngoài phố xá chơi điện tử hay đi đâu đó để chơi bời chẳng muốn về nhà. Kết quả là học kì 1 học lực của em xếp loại yếu, hạnh kiểm Tb. Nhưng qua giáo dục, học kì 2 và cả năm em được xếp Học lực

*Hướng giải quyết: Trước tiên, Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với chính học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của học sinh, đồng thời hỏi bạn bè của học sinh đó về hoàn cảnh gia đình và sinh hoạt của học sinh. Từ đó giáo viên tìm hiểu được nguyên nhân và thường xuyên gần gủi, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập. Mặt khác trong các giờ sinh hoạt NGLL, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc học. Bên cạnh đó, giáo viên trao đổi với gia đình, phối hợp với gia đình giáo dục ý thức của học sinh, khuyên nhủ gia đình không nên quá gò ép hay dùng những áp lực nặng nề tâm lí học sinh mà từ từ hướng dẫn các em học tập. Thường xuyên gần gủi giúp đỡ con em để các em thấy được sự quan tâm của gia đình mà phấn đấu. Đồng thời bớt chút thời gian quan sát việc học và mối quan hệ bạn bè của các em để có biện pháp GD kịp thời.

GVCN phối hợp với GVBM không nên vì những vi phạm thiếu chín chắn của các em mà thiếu sự quan tâm hay xa lánh, coi thường hoặc gây thêm áp lực về tâm lí hay áp lực về bộ môn. Mà chúng ta cùng nhau gần gũi chia sẻ, cảm thông, khuyên nhủ các em dần dần, tạo thêm niềm tin và nghị lực cho các em phấn đấu bằng cách như: đối với Y Nôl (lớp 8A) tôi đã áp dụng là: sau giờ học tôi gọi em ra ngoài gặp riêng và dùng lời dịu ngọt nói với em về vai trò của việc học và tương lai xa của các em trong quá trình hội nhập của đất nước ta. Bên cạnh đó tôi còn đóng vai một người mẹ, người chị nói với em bằng sự chân thành gây niềm tin cho em. Còn trong giờ học tôi thường gọi em đứng dậy đọc bài, gợi ý để em trả lời câu hỏi. Sau đó dùng lời khen kích thích sự hứng thú học tập, cho điểm động viên trước tập thể. Tôi thấy, giờ học của tôi em học nghiêm túc, ghi chép bài đầy đủ và hay xây dựng bài.

Tuy nhiên, để giáo dục được học sinh có cá tính đặc biệt đó thành công không phải là đơn giản mà chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về cá tính từng em từng đối tượng, không nhất thiết phải tuân theo một quy trình máy móc nào cả. Biết được em đó thích điều gì, muốn giáo viên và các bậc cha mẹ làm gì để em gửi niềm tin và vâng lời. Cũng cần hiểu rằng có những em chúng ta dùng đủ mọi biện pháp giáo dục kể cả pháp luật can thiệp nhưng không có sự chuyển biến tích cực đó là một phần ảnh hưởng nền giáo dục của gia đình hay do bản chất tiềm ẩn ăn sâu vào tiềm thức cá thể.

Cách giải quyết hiệu quả là giúp các em và gia đình tháo gỡ khó khăn về tinh thần cũng như vật chất.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG, GIÁO DỤC VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HS... (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(55 trang)