7. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Điều kiện xét nâng lương
Mỗi năm ban lãnh đạo công ty xét nâng lương cho cán bộ công nhân viên một lần vào tháng 11 dương lịch.
Việc xét duyệt nâng lương dựa vào việc đánh giá kết quả làm việc trong năm của nhân viên thông qua các trưởng bộ phận và ban giám đốc công ty.
16 2.2.4. Chế độ thưởng
Hàng năm công ty đều có phần thưởng cho nhân viên, khoản thưởng này trích từ lợi nhuận của công ty. Thông thường với trưởng các bộ phận được 500.000 vnd, các nhân viên còn lại được 300.000 vnd và một gói mỳ chính của công đoàn.
Thưởng lễ 30/04 và 1/5; Ngày quốc khánh, tết dương lịch, tết âm lịch: Toàn thể nhân viên sẽ nhận được khoản thưởng ứng với số tiền 200.000 vnd.
2.3. Một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách lương, thưởng tại công ty cổ phần Vân Sơn cổ phần Vân Sơn
2.3.1. Hạn chế
Thực tế cho thấy, quy chế lương thưởng hiện tại chưa đáp ứng được mong mỏi của cán bộ công nhân viên. Chưa thực sự tạo động lực để người lao động đóng góp hết sức mình vào sự tồn tại và phát triển của công ty. Đặc biệt, khi không có quản lý tại nơi làm việc, nhân viên thường làm việc riêng hoặc làm việc chưa chăm chỉ bởi tâm lý có làm tốt công việc đến mấy thì cuối tháng vẫn chỉ nhận được cùng một khoản lương cứng như vậy.
Bên cạnh đó tâm lý chán việc cũng thường xảy ra với nhân viên. Tất cả điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty và ảnh hưởng xấu đến văn hóa của công ty, xa hơn nữa những vấn đề tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
2.3.2. Nguyên nhân
Thứ nhất phải kể đến là do tâm lý làm việc của người lao động Việt Nam. Bởi bản tính của người Việt nam luôn tò mò, chính vì vậy họ hay bị các yếu tố ngoại cảnh tác động đến ví dụ như: internet, các trò chơi trên máy tính, các chương trình tán gẫu trên mạng internet…tất cả những điều đó tác động đến người lao động, khiến họ chểnh mảng, không tập trung vào công việc. Bên cạnh đó, việc định mức công việc chưa chuẩn xác, do vậy người lao động vẫn có thời gian nhàn rỗi để chơi Games, lướt web, hay làm việc cá nhân.
Thứ hai là do quy chế trả lương, thưởng hiện tại chưa thực sự tạo động lực cho người lao động. Vì có làm việc tốt, chăm chỉ thì cuối tháng người lao động vẫn
17
nhận được khoản lương đúng như theo thỏa thuận với người lao động khi ký kết hợp đồng lao động.
Thứ ba là do văn hóa của từng doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ở Việt nam chỉ quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận và cắt giảm chi phí triệt để. Do vậy, các khoản phúc lợi dành cho người lao động thường bị người sử dụng lao động cố tình bỏ qua. Bên cạnh đó không ít doanh nghiệp đối xử với nhân viên như công cụ lao động, họ sẵn sàng vắt kiệt sức lao động của của nhân viên mà không trả công tương xứng với những gì người nhân viên bỏ ra. Và đây cũng chính là một trong những lý do khiến người lao động không phát huy hết năng lực, sở trường của họ trong công việc.
2.4. Quan điểm và nguyên tắc về quy chế luơng, thưởng tại công ty cổ phần Vân Sơn Vân Sơn
2.4.1. Quan điểm
Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các chủ thể lao động phải làm việc hết mình vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thành quả mà người lao động nhận được là những sản phẩm, kết quả công việc đạt chất lượng tốt, năng suất lao động cao và họ được trả mức thù lao xứng đáng với những gì họ cống hiến cho doanh nghiệp.
Quy chế lương, thưởng theo mô hình 3P sẽ đáp ứng được những yêu cầu trên. Việc triển khai mô hình 3P vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại công ty cổ phần Vân Sơn sẽ giúp người lao động phát huy tối đa năng lực, trí tuệ, công sức của họ vào hiệu quả công việc. Quan trọng hơn hết là giúp người lao động thể hiện chính mình, giúp họ có phương thức làm việc khoa học, chuyên nghiệp, làm việc theo phương châm làm thật ăn thật. Và đương nhiên, quy chế trả lương, thưởng theo mô hình 3P sẽ đem lại cho người lao động mức thu nhập tương xứng với những gì họ đóng góp cho công ty.
18
Việc xây dựng quy chế lương, thưởng cho người lao động tại công ty cổ phần Vân Sơn phải được tiến hành dựa trên sự cho phép, sự đồng thuận của ban giám đốc công ty.
Các tiêu chí đánh giá theo vị trí công việc, năng lực, hiệu quả công việc phải phù hợp với loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp. Quá trình đánh giá phải thực sự khách quan, trung thực. Đánh giá đúng người, đúng việc.
Quy chế lương, thưởng theo mô hình 3P phải được quán triệt đến từng cán bộ nhân viên. Việc đánh giá bao gồm tự đánh giá và đánh giá từ cấp trên. Kết hợp cả hai yếu tố đó sẽ cho kết quả đánh giá chính xác, khách quan. Kết quả đánh giá phải được công khai tới người lao động.
2.5. Phương pháp xây dựng quy chế lương, thưởng cho người lao động tại công ty cổ phần Vân Sơn theo mô hình 3P công ty cổ phần Vân Sơn theo mô hình 3P
2.5.1. Xây dựng sơ đồ tổ chức – Nghiệp vụ của các phòng ban
Để xây dựng được sơ đồ tổ chức – nghiệp vụ của các phòng ban, ta cần xác định được hệ thống chức danh trong doanh nghiệp. Để xác định được hệ thống chức danh một cách rõ ràng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành công tác định biên nhân sự chuẩn. Khi đã xây dựng được hệ thống chức danh chuẩn thì việc xây dựng sơ đồ tổ chức – Nghiệp vụ của các phòng ban sẽ trở lên dễ dàng hơn nhiều. Sau đây là hệ thống các chức danh tại công ty cổ phần Vân Sơn:
Bảng 2.1: Bảng hệ thống các chức danh tại công ty cổ phần Vân Sơn
Stt Đơn vị Chức danh
1 Ban giám đốc Tổng giám đốc
Giám đốc điều hành 2 Phòng kinh doanh Trưởng phòng kinh doanh
Nhân viên kinh doanh
3 Phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự Văn thư lưu trữ
Phụ trách đội xe Lao công
19
Stt Đơn vị Chức danh
Bảo vệ
4 Phòng kế toán
Trưởng phòng kế toán Kế toán hóa đơn Kế toán công nợ Kế toán thuế Thủ quỹ
5 Phòng đàm Trưởng phòng đàm
Đàm thoại viên
Từ việc xác định rõ ràng các chức danh, phòng nhân sự sẽ dễ dàng trong việc xây dựng được sơ đồ tổ chức – nghiệp vụ của các phòng ban tại công ty cổ phần Vân Sơn.
Hình 2.1: Sơ đồ chức năng, nghiệp vụ các phòng ban tại công ty cổ phần Vân Sơn.
2.5.2. Xây dựng bản mô tả công việc – Tiêu chuẩn công việc
2.5.2.1. Xây dựng bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc thực chất là một bảng biểu cung cấp thông tin liên quan đến các công tác cụ thể, các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. [6, tr.90-110]
20
Để xây dựng được bản mô tả công việc, ta cần phải tiến hành phân tách công việc. Phân tách công việc là một tiến trình mô tả và ghi lại mục tiêu của một công việc, các nhiệm vụ và hoạt động của nó, các điều kiện hoàn thành công việc, các kỹ năng, kiến thức và thái độ cần thiết để hoàn thành công việc. Mục đích của việc phân tách công việc là để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhân viên thực hiện những công tác gì? + Khi nào công việc được hoàn tất? + Công việc được thực hiện ở đâu?
+ Công nhân viên làm công việc đó như thế nào? + Tại sao phải thực hiện công việc đó?
+ Để thực hiện công việc đó cần phải hội đủ các tiêu chuẩn trình độ nào? Việc phân tách công việc sẽ cung cấp cho nhà quản trị một bản tóm tắt các nhiệm vụ và trách nhiệm của một công việc nào đó. Mối tương quan của công việc đó với các công việc khác; kiến thức và kỹ năng cần thiết; và các điều kiện làm việc.
Để tiến hành xây dựng bản mô tả công việc ta thực hiện theo các bước sau: + Bước 1: Xác định mục đích sử dụng thông tin phân tách công việc (trong trường hợp này ta dùng để lập bản mô tả công việc cho các vị trí trong công ty).
+ Bước 2: Thu thập thông tin cơ bản ứng với từng chức danh trong công ty. + Bước 3: Lựa chọn các công việc tiêu biểu.
+ Bước 4: Thu thập thông tin phân tách công việc.
(Ở bước này, ta có thể sử dụng các phương pháp phân tích công việc như: Bảng câu hỏi; Quan sát; Phỏng vấn; Ghi chép lại trong nhật ký; Bảng danh sách kiểm tra…)
+ Bước 5: Kiểm tra lại thông tin với các thành viên. + Bước 6: Triển khai xây dựng bản mô tả công.
Bản mô tả công việc phải liệt kê chính xác và xúc tích những điều mà nhân viên phải thực hiện ứng với vị trí công việc mà nhân viên đảm nhiệm. Nó cho biết
21
người nhân viên phải làm cái gì, làm thế nào, điều kiện mà các nhiệm vụ đó được thực thi. Bản mô tả công việc thường bao gồm các điểm sau:
+ Các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành. + Tỉ lệ thời gian cho mỗi nhiệm vụ, + Các tiêu chuẩn hoàn thành công tác.
+ Các điều kiện làm việc, nơi làm việc và các rủi ro có thể xảy ra.
+ Số người làm việc đối với từng công việc và các mối quan hệ tường trình báo cáo.
+ Máy móc và thiết bị để thực hiện công việc đó.
Dưới đây là bản mô tả công việc cho một vài vị trí tại công ty cổ phần Vân Sơn.
Bảng 2.2: Bản mô tả công việc cho vị trí “Đàm thoại viên” Công ty cổ phần Vân Sơn.
Địa chỉ: Xóm Ngang, xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: (04) 37686916 Fax: (04) 37686915
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐÀM THOẠI VIÊN
Chức danh:
Đàm thoại viên
Phòng ban:
Phòng đàm.
Tên nhân viên: Quản lý trực tiếp:
Trường phòng đàm.
22 Mục đích công việc
+ Nhận các cuộc gọi từ khách hàng, chọn xe taxi thích hợp cho khách hàng.
+ Nhập thông tin giao dịch vào bảng theo dõi các giao dịch phát sinh trong ngày.
+ Nhận và giải quyết các yêu cầu từ khách hàng, từ bộ phận lái xe.
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Trình độ PTTH, trung cấp, cao đẳng.
Kinh nghiệm 01 năm trở lên.
Chuyên môn
Hiểu quy trình làm việc, biết sử dụng máy tính[ hệ điều hành window, trình soạn thảo văn bản word, bảng tính excel].
Kỹ năng Xử lý tình huống, giao tiếp, vi tính. Yêu cầu khác
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng là một lợi thế.
Trách nhiệm
+ Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và quy định của công ty.
+ Khéo léo xử lý các vấn đề phát sinh với khách hàng, lái xe để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh và không làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
+ Định kỳ báo cáo tới trưởng bộ phận các giao dịch phát sinh trong kỳ, các trường hợp bất cập xảy ra và phương hướng giải quyết.
Quyền hạn
+ Đề xuất các nguồn lực cần thiết cho công việc.
+ Tham gia đóng góp ý kiến, sáng kiến nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của côg ty.
+ Hưởng các chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy chế khen thưởng và kỷ luật của công ty.
23 quy định của công ty. Thời gian thử việc 02 tháng.
Phúc lợi
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cơm trưa.
CHỮ KÝ:
Họ và tên Mã chức danh Chữ ký Ngày
Quản lý trực tiếp Người phê duyệt Người nhận việc Đại diện phòng nhân sự
Đại diện phòng nhân sự
2.5.2.2. Xây dựng bản tiêu chuẩn công việc [6, tr.104-110]
Bản tiêu chuẩn công việc là bảng trình bày các tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải hoàn thành một công việc nhất định nào đó. Các điểm điển hình trong bản mô tả tiêu chuẩn công việc này là các yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm, nhân cách, các khả năng về thể lực.
Bảng 2.3: Bản tiêu chuẩn công việc cho vị trí “Đàm thoại viên” Công ty cổ phần Vân Sơn.
Địa chỉ: Xóm Ngang, xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: (04) 37686916 Fax: (04) 37686915
BẢN TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC ĐÀM THOẠI VIÊN Chức danh: Đàm thoại viên Phòng ban: Phòng đàm. Quản lý trực tiếp: Trường phòng đàm.
24 Trình độ
+ Tốt nghiệp PTTH, trung cấp, cao đẳng.
+ Ưu tiên những người đã qua các khóa đào tạo về lĩnh vực chăm sóc khách hàng.
Kinh nghiệm Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tự.
Khả năng
+ Khả năng giải quyết tốt vấn đề.
+ Khả năng truyền đạt, trình bày vấn đề rõ ràng dễ hiểu. + Làm việc độc lập, nhóm tốt.
Kỹ năng
+ Xử lý tình huống. + Quản lý thời gian. + Vi tính thành thạo. + Lập báo cáo. Thái độ
+ Trung thực, cởi mở, hòa đồng.
+ Tôn trọng đồn nghiệp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Các tiêu chuẩn khác
+ Có sức khỏe tốt đảm bảo hoàn thành công việc được giao.
+ Sẵn sàng, chủ động và sáng tạo trong công việc được giao.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của công ty. + Gắn bó lâu dài với công ty.
Thông thường, bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc được ban hành đồng thời dưới mẫu văn bản gọi chung là bản mô tả công việc. [3, tr.80-81] Văn bản này thường có những nội dung chính sau:
+ Tên công việc.
+ Vị trí tại doanh nghiệp, bao gồm tên công việc của người sẽ báo cáo và người được báo cáo.
+ Vị trí của công việc.
+ Tóm tắt về bản chất chung và mục tiêu của công việc.
25 + Tiêu chuẩn đảm nhiệm công việc.
+ Sau khi bản mô tả công việc được xây dựng, bộ phận nhân sự sẽ gửi tới các phòng ban tương ứng để các phòng ban này góp ý, bổ sung, sửa đổi. Tiếp theo đó bộ phận nhân sự sẽ hoàn thiện bản mô tả công việc và trình giám đốc phê duyệt.
Bảng 2.4: Bản mô tả công việc – Tiêu chuẩn công việc cho vị trí “Nhân viên phòng đàm”
Công ty cổ phần Vân Sơn.
Địa chỉ: Xóm Ngang, xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: (04) 37686916 Fax: (04) 37686915
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC ĐÀM THOẠI VIÊN
Chức danh:
Đàm thoại viên
Phòng ban:
Phòng đàm.
Tên nhân viên: Quản lý trực tiếp:
Trường phòng đàm.
MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Mục đích công việc
+ Nhận các cuộc gọi từ khách hàng, chọn xe taxi thích hợp cho khách hàng.
+ Nhập thông tin giao dịch vào bảng theo dõi các giao dịch phát sinh trong ngày.
+ Nhận và giải quyết các yêu cầu từ khách hàng, từ bộ phận lái xe.
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc. Trình độ PTTH, trung cấp, cao đẳng.
26 Chuyên môn
Hiểu quy trình làm việc, biết sử dụng máy tính[ hệ điều hành window, trình soạn thảo văn bản word, bảng tính excel].
Kỹ năng Xử lý tình huống, giao tiếp, vi tính. Yêu cầu khác
Có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng là một lợi thế.
Trách nhiệm
+ Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và quy định của công ty.
+ Khéo léo xử lý các vấn đề phát sinh với khách hàng, lái xe để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh và không làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
+ Định kỳ báo cáo tới trưởng bộ phận các giao dịch phát sinh trong kỳ, các trường hợp bất cập xảy ra và phương hướng giải quyết.
Quyền hạn
+ Đề xuất các nguồn lực cần thiết cho công việc.