Sử dụng phối hợp PTTQ và PTKTDH với các PPDH

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần kim loại SGK hoá học lớp 12 nâng cao (Trang 31 - 33)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1.Sử dụng phối hợp PTTQ và PTKTDH với các PPDH

Từ quan điểm xem PP là hệ quả tất yếu rút ra từ mục đích và nội dung, căn cứ vào mức độ nhận thức tăng dần của HS trong quá trình học tập, I.la Lecne và M.N Xcatkin cho rằng, ở cấp độ lý luận DH đại cương có 5 PPDH: thông báo – thu nhận; tái hiện; giới thiệu có tính vấn đề; tìm kiếm từng phần (ơrixtic); nghiên cứu. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài, có thể khái quát thành nhóm: minh họa; nêu vấn đề và giải quyết vấn đề; các phương pháp tích cực khác; các phương pháp nghiên cứu.

Dựa trên quan điểm phân loại PPDH của I.la Lecne và M.N Xcatkin đã nêu trên, dựa vào mối quan hệ giữa PPDH và PTDH, đề tài đã xác định các PP sử dụng hiệu quả PTTQ và PTKTDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. xem sơ đồ 2.1 trang 22.

Hóa học vừa là một khoa học thực nghiệm vừa là khoa học lí thuyết. ở trường THPT, hầu hết GV hóa học đều coi “thí nghiệm hóa học” là một dạng PTTQ đặc thù của bộ môn. Trong DHHH, thí nghiệm hóa học có vị trí và vai trò đặc biệt, là chiếc cầu nối giữa lí thuyết với thực hành, tạo nên những hiện tượng mà HS ít được quan sát trong thực tế. Thí nghiệm hóa học được trình bày phối hợp với lời nói có tác dụng lôi cuốn, kích thích trí tò mò, sáng tạo và

Võ Ngọc Bình 32 K31A – Hoá

lòng yêu khoa học của HS. Do vậy, có thể tách thành một dạng riêng, còn lại là các PTTQ khác.

Sơ đồ 2.1. Quan hệ giữa yếu tố phương pháp dạy học và phương tiện trực quan

Vì tầm quan trọng và tính phức tạp của các PP tích cực khác đối với quá trình nhận thức của HS, có thể tách PP này ra cho phù hợp với thực tiễn và thuận lợi cho việc sử dụng của GV trong DHHH. Ngoài ra, trong thực tế, nhiều trường hợp các PTTQ được sử dụng một cách phối hợp trong QTDH. Như vậy, có 3 PP cơ bản sử dụng PTTQ theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong DHHH là:

1. Sử dụng PTTQ (trong đó có cả thí nghiệm hóa học) có tính chất minh họa, tái hiện, kiểm chứng.

2. Sử dụng PTTQ (trong đó có cả thí nghiệm hóa học) có tính chất nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thí nghiệm hóa học Các PTTQ khác: mô hình, tranh, băng hình… Nêu và giải quyết vấn đề Minh họa, kiểm chứng

Các phương pháp tích cực khác

Phương pháp nghiên cứu

Võ Ngọc Bình 33 K31A – Hoá

3. Sử dụng PTTQ (trong đó có cả thí nghiệm hóa học) có tính chất nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu từng phần.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần kim loại SGK hoá học lớp 12 nâng cao (Trang 31 - 33)