Thực trạng tình hình trang bị, sử dụng phương tiện trực quan và phương

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần kim loại SGK hoá học lớp 12 nâng cao (Trang 27 - 29)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.5.Thực trạng tình hình trang bị, sử dụng phương tiện trực quan và phương

phương tiện kĩ thuật dạy học ở các trường trung học phổ thông

Hiện nay, GV hóa học đã có ý thức sử dụng PTTQ và PTKTDH trong DHHH. Tuy nhiên mức độ sử dụng của GV không thường xuyên và không đồng đều giữa các khối lớp, giữa các loại hình trường, cá biệt vẫn có GV trong DHHH không sử dụng bất kỳ một loại PTTQ và PTKTDH nào. Như vậy là có mâu thuẫn giữa nhận thức và mức độ sử dụng PTTQ và PTKTDH của GV trong DHHH ở trường THPT hiện nay.

Nhu cầu về PTTQ và PTKTDH trong DHHH trong các trường THPT ngày càng cao nhưng khả năng đáp ứng còn thiếu và hạn chế. Nó thể hiện ở sự cung – cầu không hợp lý, số lượng quá thiếu và chất lượng không đảm bảo,

Võ Ngọc Bình 28 K31A – Hoá

phong trào cải tiến và tự làm đồ dùng DH của GV cũng như việc xây dựng phòng học bộ môn chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức.

Yêu cầu sử dụng PTTQ và PTKTDH trong DHHH ngày càng cao nhưng đời sống của GV còn khó khăn thiếu thốn, GV chưa có ý thức tự giác thực hiện; nhà trường còn buông lỏng quản lý và chỉ đạo. Trong kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS chưa có những quy định bắt buộc đối với vấn đề kĩ năng thực hành. Điều đó dẫn đến tình trạng PTTQ và PTKTDH hiện nay mặc dù còn thiếu và ngay cả một số trường đã có đầy đủ nhưng không sử dụng hợp lý và khai thác một cách hiệu quả thì vẫn gây lãng phí mà chất lượng DH không cao.

Những yêu cầu về việc sử dụng các PTTQ và PTKTDH trong DHHH để nâng cao chất lượng giờ học trên lớp ngày càng cao nhưng trên thực tế hiệu quả sử dụng chúng của GV còn thấp, chưa nâng cao được chất lượng DH. Điều đó thể hiện ở quá trình tổ chức sử dụng các PTTQ và PTKTDH trong DHHH của GV còn nhiều hạn chế, chưa có phương pháp hình thức tổ chức DH phù hợp, chưa thực sự làm cho chúng trở thành nhân tố đóng vai trò thúc đẩy quá trình nhận thức của HS. Do đó không phát huy được hứng thú học tập, không phát huy được tính tích cực nhận thức của HS. Kết quả học tập của HS đạt được thấp và chất lượng DH không cao.

Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các PTTQ và PTKTDH trong DHHH ở các trường THPT hiện nay thực chất là giải quyết các mâu thuẫn trên một cách đồng bộ, có hiệu quả. Trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất và chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa yêu cầu về việc sử dụng các PTTQ và PTKTDH với việc nâng cao chất lượng DH; giữa khả năng sử dụng và khai thác PTTQ và PTKTDH của GV với việc tổ chức các hoạt động phát huy được tính tích cực nhận thức của HS. Giải quyết mâu thuẫn này chính là việc phải tìm ra được phương pháp sử dụng PTTQ và PTKTDH trong DHHH.

Võ Ngọc Bình 29 K31A – Hoá

Tình hình sử dụng PTKTDH, trong đó có máy tính và khai thác các phần mềm để dạy học ở nước ta:

Đối với môn hóa học, việc đổi mới PPDH, phương tiện, thiết bị DH đang từng bước được cải tiến. Hầu hết các GV đã nhận thức được vai trò quan trọng trong việc khai thác các phần mềm phục vụ cho giảng dạy, tìm kiếm thông tin tài liệu trên mạng internet. Tuy nhiên, trình độ tin học của nhiều GV còn hạn chế, kinh phí đầu tư cho các phương tiện, thiết bị DH còn hạn hẹp nên việc khai thác các phần mềm vi tính trong DHHH còn gặp nhiều khó khăn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã làm cho người học thấy hứng thú hơn, giờ học trở lên sôi nổi hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương tiện trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học để nâng cao chất lượng dạy học phần kim loại SGK hoá học lớp 12 nâng cao (Trang 27 - 29)