CHƯƠNG III : KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÌNH ĐỘ CAO CHẤT
3.2. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÌNH
TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÌNH ĐỘ CAO, CHẤT LƯỢNG CAO KHI THAM GIA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Thời gian qua Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và các ngân hàng khác trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao và đã đạt được những thành tựu đáng kể, được khách hàng công nhận. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cụ thể là:
- Thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ chưa hoàn chỉnh, thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân chúng còn rất lớn làm hạn chế sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến như thẻ, thanh toán qua internet, thanh toán bằng tài khoản…
- Giao dịch trực tuyến của Ngân hàng có rất nhiều tiện ích nhưng cũng bị hạn chế vì Việt nam chưa có Luật thương mại điện tử, khách hàng còn e dè khi tiếp cận với các dịch vụ thanh toán điện tử của Ngân hàng, hoạt động của ngân hàng chưa được bảo vệ bởi hệ thống pháp lý.
-Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ cùng với dịch vụ vủa ngân hàng như điện lực, viễn thông, cấp nước… trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại.
- Nhiều cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ như các siêu thị lớn, khách sạn, nhà hàng chưa sẵn sàng hợp tác với các Ngân hàng thương mại về thanh toán thẻ.
- Công tác quảng bá, tiếp thị của Ngân hàng đến khách hàng còn hạn chế chưa quan tâm đúng mức về tài chính và chiến lược tiếp thị đến khách hàng về thời gian, đối tượng cũng như từng loại sản phẩm dịch vụ cụ thể.
- Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh cũng gây áp lực cho Ngân hàng thương mại Nhà nước trong việc phát triển dịch vụ vì các ngân hàng này có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản trị kinh doanh ngân hàng cao, công nghệ hiện đại hơn cùng với thế mạnh về các sản phẩm dịch vụ quốc tế.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của các NHTM ở Việt Nam thiếu đồng bộ và vẫn chưa có hệ thống kĩ thuật thống nhất từ trung ương đến các chi nhánh, các phần mềm và chương trình ứng dụng của các ngân hàng không tương thích nhau. Sự thiếu đồng bộ về hệ thống kĩ thuật là khó khăn khi các ngân hàng liên kết với nhau để cùng phát triển dịch vụ mới. Ví dụ hiện nay có 3 liên minh thẻ nhưng chưa thực hiện kết nối với nhau: Liên minh giữa VCB và 17 ngân hàng TMCP, công ty chuyển mạch tài chính quốc gia – Banknet, hệ thống VNBC (có 4 NHTM tham gia). Gây nên sự lãng phí đối với nền kinh tế và khó khăn lớn trong sử dụng thẻ của khách hàng.
- Nhận thức của người dân về thẻ cũng như công tác bảo mật thẻ còn thấp nên dễ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền từ tài khoản và từ thẻ. Thời gian qua có nhiều vụ kiện giữa người sử dụng thẻ với các ngân hàng trong việc mất
tiền từ tài khoản của các chủ thẻ gây tâm lý lo ngại hoang mang trong dân chúng, dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác phát triển thẻ của các ngân hàng.
- Tình hình tội phạm quốc tế tại Việt Nam có khả năng gia tăng vì Việt Nam được coi là một thị trường mới, nhiều tiềm năng về thẻ và các dịch vụ chuyển tiền.
- Các khách hàng vay vốn của Ngân hàng thương mại Quốc doanh chủ yếu là các DNNN thường được ưu đãi trong vay vốn, các điều kiện về tài sản thế chấp còn lỏng lẻo, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao dễ phát sinh nợ đọng, nợ xấu. Tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng còn rất nhỏ nên khi có những phát sinh về nợ đọng, nợ xấu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong nước.