CHƯƠNG III : KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÌNH ĐỘ CAO CHẤT
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA VIETCOMBANK
CỦA VIETCOMBANK
Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) và Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Vietcombank Hanoi), năm 2005 là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng. Đó là năm Ngân hàng Ngoại thương kết thúc giai đoạn 1 Đề án tái cơ cấu và bước vào giai đoạn 2 chương trình hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán. Kể từ năm 2001 tới nay, trải qua 5 năm thực hiện, nhiều nội dung cụ thể quan trọng của đề án đã được Ngân hàng Ngoại thương thực hiện thắng lợi, trong đó có chương trình: “mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng”. Dựa trên nền tảng các sản phẩm ngân hàng truyền thống (tiết kiệm, cho vay, thanh toán trong nước), trên cơ sỏ nền tảng công nghệ mới, hiện
đại, Ngân hàng Ngoại thương đã không ngừng thiết kế và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao cùng với các tiện ích gia tăng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, tạo những bước đi vững chắc trong tiến trình hội nhập. Năm năm liền (2001 - 2005) Ngân hàng Ngoại thương được tạp chí THE BANKER - một tạp chí có uy tín quốc tế bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Đây là phần thưởng cho những nỗ lực của Ngân hàng Ngoại thương trong đó có phát triển sản phẩm dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Ngân hàng Ngoại thương đã triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng triển khai Đề án “VCB Vision 2010” được đưa vào hoạt động từ năm 2001, cho phép tập trung hóa và tin học hóa mọi thông tin và xử lý giao dịch cho khách hàng cũng như thay đổi tập quán giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng theo hướng giao dịch một cửa. Hàng loạt các sản phẩm đã được ứng dụng như sau:
Các sản phẩm dịch vụ trình độ cao chất lượng cao