Mô hình lò nung gạch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Một phần của tài liệu ước tính chi phí điều trị các bệnh về đường hô hấp của người dân giữa hai xã bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung và môi trường có không khí trong lành tại tỉnh trà vinh (Trang 33 - 39)

7. Kết luận:

2.1.7 Mô hình lò nung gạch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Mô hình lò nung gạch trên đìa bàn tỉnh Trà Vinh chủ yếu là lò nung thủ công (lò cổ điển), nguyên liệu đốt chủ yếu là trấu, công nghệ còn lạc hậu và hầu hết các chủ cơ sở không đủ chi phí đầu tƣ hệ thống xử lý khí thải theo quy chuẩn hiện hành.

2.1.7.1 Thông số kỹ thuật của mô hình lò nung gạch thủ công

Lò gạch thủ công truyền thống thƣờng do ngƣời dân tự xây dựng lên nên các lò có kích thƣớc khác nhau tùy khả năng tài chính của từng chủ lò. Theo số liệu cung cấp của ông Nguyễn Văn Đực chủ lò gạch tại ấp Hạ, xã Đại Phƣớc huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh thì 1 lò thƣờng cao 10m, dài 9m, rộng 5m, công suất là 100.000 viên/lò. Chi phí xây dựng lò nung là khoảng 100 triệu đồng/lò. Thời gian đốt là 8 ngày làm nguội 3 – 5 ngày. Số lƣợng trấu cho mỗi mẻ gạch là 1000 đôi trấu.

21

Nguồn: Ảnh chụp thực tế, lò gạch ở ấp Hạ xã Đại Phước huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh, 2014

Hình 2.2 Mô hình lò nung gạch thủ công tỉnh Trà Vinh

Các giai đoạn trong quá trình sản xuất gạch của lò thủ công

- Nguyên liệu sản xuất gạch: Đất sét là một loại khoáng, đƣợc hình thành từ quá trình lắng của phù sa từ các sông và đất ruộng, là nguyên liệu chính để sản xuất gạch.

- Sơ chế nguyên liệu và định hình cho gạch (chạy gạch mộc)

+ Sơ chế nguyên liệu: Đây là công đoạn rất quan trọng. Ở công đoạn này, đất đƣợc nghiền nhỏ nhằm loại bỏ các hạt sỏi có kích thƣớc lớn. Sau đó chúng đƣợc nhào trộn với một lƣợng nƣớc nhất định để đạt đƣợc độ dẻo và độ trƣơng nở thích hợp để dễ dàng định hình cho gạch ở công đoạn sau.

+ Định hình cho gạch: Công đoạn định hình cho gạch này theo tiếng địa phƣơng của ngƣời dân làm gạch là “chạy gạch mộc”. Ở đây đất sét đƣợc định hình có kích thƣớc tiêu chuẩn xác định tùy theo chúng ta muốn sản xuất loại gạch thẻ hay gạch ống. Thông thƣờng 1m3 đất có thể chạy đƣợc khoảng 450 – 500 viên gạch. Hầu hết các máy ép định hình, băng tải cắt gạch, máy nhồi đất,…đều tự chế.

- Phơi gạch mộc: Việc phơi gạch tùy thuộc vào thời tiết và dựa vào kinh nghiệm cảm tính của ngƣời sản xuất. Thông thƣờng trời nắng tốt thì phơi trong 2 ngày nhƣng nếu có mƣa bão thì phơi lâu hơn nữa.

22

- Nung gạch: Sau khi chất gạch mộc (đã đƣợc phơi có độ ẩm thích hợp) vào lò thì miệng lò đƣợc đóng lại bằng gạch đã chín và tô lò bằng đất sét, tô 2m miệng lò từ dƣới lên và đốt khoảng 1 ngày, tiếp theo tô thêm 3m đốt trong 2 ngày, sau đó tô 3m còn lại tiếp tục đốt thêm 5 ngày tổng thời gian đốt là 8 ngày. Sau khi gạch đã chín mở cửa lò đề nguội gạch khoảng 3 – 5 ngày rồi ra lò. Tỷ lệ gạch đạt mác 50 < 60%, tỷ lệ gạch bể khi nung > 9%.

Ƣu điểm:

- Sử dụng nhiên liệu địa phƣơng nhƣ: trấu, củi, giá thành nhiên liệu rẻ. - Sản phẩm đƣợc xếp cố định, nhiệt độ di động từ thấp lên cao, khí nóng đƣợc tận dụng để lấy sản phẩm ở phần trên.

Nhƣợc điểm:

- Không có hệ thống kiểm tra nhiệt độ, nhiệt độ đƣợc kiểm tra bằng kinh nghiệm của ngƣời thợ nung lò.

- Lò thủ công sẽ vận hành gián đoạn theo từng mẻ, tiêu hao nhiều nhiên liệu và gây ô nhiễm môi trƣờng cho khu vực xung quanh lò.

- Môi trƣờng tại nơi làm việc: nhiệt độ và nồng độ khí ô nhiễm cao do ngƣời lao động phải xếp gạch mộc đƣợc thực hiện trong lòng lò.

- Khí thải thoát tự nhiên, thoát ra từ cửa đƣa nhiên liệu vào và mắt lửa ở hai bên cửa và thông lên các ngăn kế cận và thoát ra ngoài mái hiên. Lƣợng nhiệt thất thoát qua cửa nạp liệu ở hai bên, ở trên đỉnh lò, ở thân lò và ở ngăn cuối khi hoàn thành chu trình đốt lò.

2.1.7.2 Nồng độ chất khí ô nhiễm của mô hình lò nung gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Bảng 2.2: Nồ độ khí CO2, SO2, NO2 của mô hình lò nung gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2012

Địa điểm CO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) Lò gạch Đại Phƣớc 3,490 0,043 0,040 Lò gạch Thông Hòa 3,100 0,041 0,064 Lò gạch Phƣơng Thạnh 3,401 0,052 0,044 Trung bình 3,330 0,045 0,049 TCVN 5937:2005 30,000 0,350 0,200

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, 2012

Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trƣờng Trà Vinh thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Trà Vinh đã tiến hành thử nghiệm chất lƣợng không khí và cho biết nồng độ các chất khí CO2, SO2, NO2 thì chất lƣợng không khí trong và lân cận khu vực các cơ sở sản xuất gạch nung hoạt động đã và đang ô nhiễm. Nồng độ ô nhiễm khí CO2, SO2, NO2 đều nằm dƣới mức tiêu chuẩn cho phép (TCCP)…Trong đó nồng độ CO2 trung bình là 3,330mg/m3,

23

nồng độ CO2 ở lò gạch Đại Phƣớc là 3,490 mg/m3 cao hơn hai xã còn lại điều đó cho thấy ở đây có nhiều lò gạch hoạt động hơn hai xã còn lại, nồng độ SO2 trung bình 0,045 mg/m3, nồng độ NO2 trung bình là 0,049 mg/m3. Mặc dù nồng độ CO2, SO2, NO2 đều nằm dƣới mức TCCP nhƣng về lâu dài sẽ gây tác hại đến môi trƣờng và sức khỏe ngƣời dân.

Bảng 2.3: Nồng độ HF của các lò nung gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2012

STT Vị trí HF (mg/m3)

01 Hộ Phan Ngọc Châm,ấp Trung, xã Đại Phƣớc, huyện

Càng Long 0,011

02 Hộ Nguyễn Văn Đực, ấp Hạ, xã Đại Phƣớc, huyện

Càng Long 0,013

03 Hộ Phan Thị Phỉ, ấp Rạch Nghệ, xã Thông Hòa, huyện

Cầu Kè 0,009

Trung bình 0,011

QCVN 05:2009/BTNMT (trung bình ngày đêm) 0,005

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, 2012

Dựa vào Bảng 2.3 thì nồng độ HF tại các vị trí đo xung quanh các lò gạch thủ công đều vƣợt quá QCVN 05:2009 (tổng cộng 3 vị trí) đạt giá trị trung bình là 0,011 mg/m3. QCVN 05:2009 quy định nồng độ tối đa cho phép của nồng độ HF trong không khí xung quanh là 0,020 mg/m3 (một lần tối đa) và trung bình ngày đêm chỉ có 0,005mg/m3. Nộng độ HF cao nhất là 0,013mg/m3 của hộ Nguyễn Văn Đực ở ấp Hạ, xã Đại Phƣớc, huyện Càng Long. Nói chung mức độ ô nhiễm khí thải chủ yếu là khí HF từ sản xuất gạch, gốm sinh ra chƣa đến mức cực lớn gây chết ngƣời và vật nuôi, do điều kiện khí hậu nhiệt đới và vùng đồng bằng, gió đã phát tán pha loãng nhanh khí độc vào môi trƣờng.

2.1.7.3 Ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm bụi của mô hình lò nung gạch trên địa bàn tỉnh Trà vinh

Xác định sản xuất gạch nung là ngành nghề gây ô nhiễm nên tại tỉnh Trà Vinh các cơ sở đã xây dựng nơi chứa và che chắn trấu (dùng để nung gạch), tro (sau khi nung) nhƣng chƣa hoàn chỉnh nên khi gặp gió thổi mạnh trấu và tro bay ra khu vực bên ngoài vƣơn vãi trên đƣờng, xuống ao hồ gây ô nhiễm. Chắc chắn trong quá trình nung gạch sẽ không tránh khỏi việc thải vào môi trƣờng bụi bẩn, tiếng ồn phát ra từ lò gạch thủ công cũng chƣa đến mức ảnh hƣởng nghiêm trọng.

2.1.7.4 Chất thải rắn và môi trường đất tại nơi sản xuất gạch

-Rác thải sinh hoạt

Thành phần: Thành phần chính chủ yếu gồm vỏ trái cây, thức ăn dƣ thừa, bao bì, túi nylon, giấy, vỏ hộp,rác vƣờn… Đây là những chất hữu cơ

24

nên dễ bị phân hủy, gây mùi khó chịu, gây mất vệ sinh và ảnh hƣởng đến mỹ quan khu vực.

Theo thống kê, rác thải sinh hoạt chứa thành phần chính là chất hữu cơ, đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4:Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt

Stt Thành phần Tỉ lệ (%) 1 Thực phẩm 65-95 2 Giấy 0,05-25 3 Carton 0,0-0,01 4 Bao nilon 1,5-17 5 Plastic 0,0-0,01 6 Vải 0-5 7 Cao su 0,0-1,6 8 Da 0,0-0,05 9 Rác vƣờn - 10 Gỗ 0,0-3,5 11 Thủy tinh 0,0-1,3 12 Sành sứ 0,0-1,4 13 Đồ hộp 0,0-0,06 14 Sắt 0,0-0,01 15 Kim loại khác 0,0-0,03 16 Bụi, tro 0,0-6,1

(Nguồn: Công ty môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh)

Dựa vào Bảng 2.4 thì chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu trong hoạt động sinh hoạt của những công nhân và gia đình của chủ cơ sở. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là thực phẩm, giấy, túi nilôn..

- Chất thải rắn sản xuất gạch

+ Chất thải rắn của cơ sở có số lƣợng không lớn, chủ yếu là các sản phẩm bền hóa học, không bị phân huỷ hoặc tạo ra mùi khó chịu, có thể tái sử dụng nên về mặt môi trƣờng các chất thải này không phải là điều đáng quan tâm. Thành phần chủ yếu là: gạch vỡ, tro, trấu rơi vãi khi vận chuyển vào kho,…. Các chất thải rắn này chiếm một khối lƣợng khá lớn, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng cho khu vực.

+ Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt phổ biến là đốt tại chỗ. Việc làm này đã vô tình làm chuyển từ hình thức ô nhiễm đất sang ô nhiễm không khí do mùi hôi. Hiện tại, tro sau khi nung sẽ đƣợc chứa lại trong các hố đất xung quanh cơ sở.

+ Chất thải rắn từ sản xuất gạch là các loại phế phẩm (gạch vỡ), gạch phồng, công vênh, xỉ than, tro từ lò nung. Hầu hết các chất thải rắn đƣợc tận

25

dụng làm vật liệu xây dựng, lát đƣờng… Phần còn lại thải ra môi trƣờng. Đáng chú ý là quá trình khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch nung thiếu quy hoạch đã gây hủy hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hƣởng lớn tới quá trình tƣới tiêu và cũng làm thu hẹp diện tích đất canh tác.

Bảng 2.5: Mức ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2012

Huyện Số

phiếu %

Môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất Nặng Trung bình Nhẹ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Càng Long 54 58,06 39 41,93 12 12,90 3 3,23 Cầu Kè 39 41,94 12 12,90 11 11,83 16 17,21 Tổng cộng 93 100,00 51 54,83 23 24,73 19 20,44

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh, 2012

Qua Bảng 2.5 cho biết mức ô nhiễm môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất gạch thủ công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2012 thể hiện môi trƣờng của các cơ sở sản xuất gạch nung nhƣ: huyện Càng Long có số cơ sở điều tra cao nhất là 54 cơ sở chiếm 58,06%, huyện Cầu Kè là 39 cơ sở chiếm 41,94% trên tổng số 93 phiếu điều tra. Các cơ sở ô nhiễm nặng nhƣ: huyện Càng Long là 39 cơ sở (tƣơng đƣơng 41,93% của 54 cơ sở), huyện Cầu Kè có 12cơ sở (tƣơng đƣơng 12,90% của 39 cơ sở). Còn các cơ sở ô nhiễm trung bình nhƣ: huyện Càng Long là 12 cơ sở (tƣơng đƣơng 12,90% của 54 cơ sở), huyện Cầu Kè có 11 cơ sở (tƣơng đƣơng 11,83% của 39 cơ sở). Đối với các cơ sở ô nhiễm nhẹ nhƣ: huyện Càng Long là 3 cơ sở (tƣơng đƣơng 3,23% của 54 cơ sở), huyện Cầu Kè có 16 cơ sở (tƣơng đƣơng 17,21% của 39 cơ sở). Nhìn chung, số cơ sở sản xuất gạch nung gây ô nhiễm nặng trong đợt khảo sát là 51 cơ sở chiếm 54,83% và ô nhiễm trung bình là 23 cơ sở chiếm 24,73% và ô nhiễm nhẹ là 19 cơ sở chiếm 20,44% so với tổng số cơ sở điều tra.

Qua kết quả tổng hợp, phân tích và xử lý của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Trà Vinh thu thập từ 93 phiếu điều tra về các cơ sở sản xuất gạch cho thấy hầu hết các cơ sở đều không có hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý nƣớc thải. Qua phân tích trên chứng tỏ hiện trạng quản lý môi trƣờng của các cơ sở sản xuất gạch và công tác quản lý cấp giấy phép Bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất gạch còn nhiều bất cập. Do đó chính quyền các cấp và Phòng Tài nguyên Môi trƣờng tại cáchuyện cần phải quan tâm hơn trong việc cấp giấy phép, đồng thời nghiên cứu đƣa ra phƣơng án thích hợp cho ngành sản xuất gạch nung của huyện nhà.

Tóm lại, trong hoạt động sản xuất gạch nung của ngƣời dân tỉnh Trà Vinh chủ yếu sử dụng lò gạch nung thủ công là chủ yếu tất nhiên với những

26

với công nghệ lạc hậu sẽ gây tác động ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nhiều và nghiêm trọng, thêm vào đó năng suất hoạt động của lò nung gạch thấp, gián đoạn và tận dụng nguồn nhiên liệu nung không triệt để nên không đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng hiện nay, cần có những giải pháp hữu hiệu đến lò nung gạch thủ công để hạn chế thấp nhất sự ô nhiễm môi trƣờng gây ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng và đồng thời đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng gạch ngày càng cao trong giai đoạn nƣớc ta đang trên đà phát triển.

Một phần của tài liệu ước tính chi phí điều trị các bệnh về đường hô hấp của người dân giữa hai xã bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gạch nung và môi trường có không khí trong lành tại tỉnh trà vinh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)