7. Kết luận:
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp thu thập sản xuất gạch tại tỉnh Trà Vinh đƣợc lấy từ web của Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Trà Vinh, Sở Công Thƣơng tỉnh Trà Vinh, số liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu đƣợc cung cấp bởi Ủy Ban Nhân Dân xã Đại Phúc, đề tài còn sử dụng niên giám thống kê của tỉnh Trà Vinh để lấy các số liệu về đặc điểm tại địa bàn nghiên cứu, ngoài ra còn có web của Công ty Môi trƣờng Đô thị thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đề tài còn thu thập các số liệu từ internet, sách, báo, tập chí khoa học, luận văn và các chuyên đề có liên quan đến đề tài.
- Số liệu sơ cấp thu thập bằng phiếu điều tra soạn sẵn, trực tiếp đến phỏng vấn từng hộ dân bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung (sống gần cơ sở sản xuất gạch nung trong phạm vi khoảng 1km ở xã Đại Phƣớc huyện Càng Longtỉnh Trà Vinh) và những hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng trong lành tại xã Đại Phúc huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. Đối với hộ dân nào có ngƣời trong độ tuổi lao động mắc phải bệnh trong 5 bệnh hô hấp điều tra thì phỏng vấn từng ngƣời bị bệnh.
+ Công cụ: Bộ câu hỏi phỏng vấn đã đƣợc thiết kế sẵn (có tham khảo các bộ câu hỏi đã áp dụng tại Việt Nam) và đƣợc xin ý kiến của các chuyên gia.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Đề tài sử dụng phần mềm Excel để ƣớc tính chi phí điều trị bệnh và tổn thất kinh tế do nghỉ ốm không đi làm đƣợc của ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân bị ảnh bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung và ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng trong lành tại tỉnh Trà Vinh.
- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phần mềm STATA 11.0 để phân tích số liệu để cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến tổng chi phí do các bệnh về đƣờng hô hấp (chi phí điều trị bệnh + tổn thất kinh tế vì mất thu nhập do nghỉ ốm) của ngƣời dân trong độ tuổi lao động thuộc hộ dân bị ảnh bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung.
Mô hình hồi quy tuyến tính:
27 TC: a+bT+cCP+eH+gTimes
Biến phụ thuộc: TC tổng chi phí do bệnh hô hấp của cá nhân ngƣời dân mắc bệnh hô hấp sống ở xã Đại Phƣớc
Biến độc lập:
-Số ngƣời trong gia đình (sntgd): Số thành viên trong gia đình của ngƣời bệnh chỉ tính những thành viên ăn chung ở chung trong 12 tháng từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 08 năm 2014. Biến này đƣợc kỳ vọng sẽ ảnh hƣởng ngƣợc chiều với tổng chi phí do bệnh hô hấp, nghĩa là số thành viên trong gia đình ngƣời mắc bệnh càng nhiều thì chi phí cho điều trị bệnh và tổn thất cho nghỉ ốm của cá nhân ngƣời bệnh càng ít.
-Tuổi (age) (bT): Là tuổi của ngƣời mắc bệnh hô hấp, tuổi ngƣời mắc bệnh càng cao thì chi phí cho điều trị bệnh và tổn thất do nghĩ ốm của ngƣời mắc bệnh càng ít. Do đó biến tuổi đƣợc kỳ vọng là có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với tổng chi phí.
-Chi phí (cCP): Là chi phí mà ngƣời bệnh phải chi trả cho những lần điều trị bệnh bao gồm chi phí điều trị trực tiếp và chi phí không trực tiếp cho điều trị. Chi phí điều trị bệnh càng nhiều thì tổng chi phí liên quan đến bệnh hô hấp của ngƣời bệnh càng cao. Vì vậy biến thời gian này đƣợc kỳ vọng cùng chiều với tổng chi phí.
-Số ngày điều trị (eH): Là tổng số ngày mà ngƣời mắc bệnh phải điều trị bệnh có thể điều trị nội trú, ngoại trú hay tự mua thuốc điều trị. Số ngày điều trị của cá nhân ngƣời bệnh càng nhiều thì tổng tổn thất kinh tế càng cao. Biến này cũng đƣợc kỳ vọng cùng chiều với tổng chi phí.
-Số ngày nghỉ ốm do bệnh (gTimes): Là tổng số ngày mà cá nhân ngƣời mắc bệnh phải mất thu nhập do bệnh không đi làm đƣợc, số ngày nghỉ càng nhiều thì tổng chi phí càng cao. Biến này đƣợc kỳ vọng cùng chiều với tổng chi phí.
28
Biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng
Tuổi age Số tuổi -
Số ngƣời trong
gia đình sntgd Số ngƣời trong gia đình
-
Chi phí điều trị bệnh
chiphi Đồng +
Số ngày điều trị sn Ngày +
Số ngày nghỉ
ốm do bệnh snn Ngày +
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tổng chi phí do các bệnh về đƣờng hô hấp gây ra cho ngƣời dân trong độ tuổi lao động bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung tại xã Đại Phƣớc huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả bao gồm bảng chéo, số trung bình (mean), số lớn nhất (max), số nhỏ nhất (min) để phân tích thực trạng về tình hình sản xuất gạch nung ở tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối để thấy đƣợc chênh lệch về chi phí điều trị cũng nhƣ tổn thất do nghỉ ốm của ngƣời dân ở 2 xã có môi trƣờng không khí khác biệt.
2.2.3 Số mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Số mẫu: Do thời gian có hạn định và số lƣợng cơ sở sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tƣơng đối ít chỉ có 21 cơ sở nên đề tài chọn cỡ mẫu 80 hộ gia đình cho nhóm 1 và 80 hộ gia đình cho nhóm 2 để suy ra cho tổng thể.
-Nhóm 1: Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện những hộ dân sống ở khu vực có môi trƣờng trong lành tại xã Đại Phúc huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.Phỏng vấn viên đến từng hộ gia đình để trình bày mục tiêu của đề tài. Nếu đƣợc chấp thuận của đối tƣợng phỏng vấn, phỏng vấn viên sẽ bắt đầu phỏng vấn. Nếu không, phỏng vấn viên sẽ đến hộ gia đình tiếp theo trong vùng nghiên cứu. Nếu trong hộ có ngƣời mắc bệnh hô hấp (5 bệnh hô hấp điều tra) thì phải phỏng vấn từng ngƣời mắc bệnh.
- Nhóm 2: Chọn chủ đích hộ dân sống trong khu vực bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung cách cơ sở sản xuất gạch nung phạm vi khoảng 1km ở xã Đại Phƣớc huyện Càng Longtỉnh Trà Vinh.
29
Nếu trong hộ có ngƣời mắc bệnh hô hấp (5 bệnh hô hấp điều tra) thì phải phỏng vấn từng ngƣời mắc bệnh.
Chọn mẫu chủ đích (Không xác suất): Là phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến nhất trong nghiên cứu định tính. Chọn tập hợp những ngƣời tham gia dựa theo những tiêu chí có tính đại diện liên quan tới 1 câu hỏi nghiên cứu.Cỡ mẫu có thể ấn định hoặc không ấn định trƣớc khi thu thập thông tin vì cỡ mẫu phụ thuộc vào:
+ Mục tiêu nghiên cứu + Nguồn cung cấp thông tin + Hạn định về thời gian
2.2.4 Đạo đức trong nghiên cứu
- Trƣớc khi tham gia nghiên cứu này, tất cả những ngƣời đƣợc phỏng vấn đã đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về nghiên cứu.
- Họ đƣợc thông báo sự tham gia của họ là tự nguyện và tự chấp nhận. - Câu trả lời của họ sẽ đƣợc giữ bí mật, sẽ không có câu trả lời đúng hay sai.
2.2.5 Hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên 2 xã của tỉnh Trà Vinh do đó kết quả chƣa thể đại diện cho các vùng, miền khác trong cả nƣớc.
- Chỉ tiến hành nghiên cứu ngƣời trong độ tuổi lao động mắc phải 5 bệnh là bệnh viêm phế quản, bệnh viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh ung thƣ phổi, bệnh lao phổi, các bệnh về đƣờng hô hấp khác và đối tƣợng ngƣời già trên 60 tuổi và trẻ em dƣới 18 tuổi không đƣợc nghiên cứu.
- Không có thông tin về: Phƣơng thức “đối phó” của hộ gia đình.
- Chỉ đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất gạch nung đến sức khỏe ngƣời dân trong độ tuổi lao động qua 5 bệnh hô hấp.
30
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ ĐỊA BÀN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NUNG TẠI TỈNH TRÀ VINH
Tỉnh Trà Vinh có diện tích 2,215 km2, dân số là 1,015 triệu ngƣời với đặc điểm địa hình vừa có đồng bằng vừa có biển, chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dƣới 1m so với mặt biển, là một tỉnh thuộc ĐBSCL có nguồn tài nguyên khoáng sản khác đa dạng và hiện đang có hoạt động khai thác đất sét phục vụ các loại sản xuất gạch nung là nguy cơ gây nguy hại đến an ninh lƣơng thực vì nó thu hẹp diện tích trồng lúa. Theo ƣớc tính, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thƣớc tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tƣơng đƣơng 75 ha đất nông nghiệp và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trƣờng và cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên hiệu ứng nhà kính, đe dọa trái đất. Hiệu quả sản xuất gạch nung đã có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trong tỉnh nhƣng quá trình sản xuất gạch nung đã ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng. Để khắc phục nguy cơ này ngày 04/12/2012 UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 2204/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh.
Gạch nung là bộ phận cấu thành quan trọng của công trình xây dựng chiếm vị trí quan trọng trong tám loại vật liệu xây dựng cơ bản ở tỉnh Trà Vinh. Sản xuất gạch nung tuy không phải là ngành chủ chốt của tỉnh nhƣng hoạt động sản xuất gạch nung cũng đã góp phần cho công cuộc tăng trƣởng kinh tế xã hội cho tỉnh.
Theo số liệu thống kê của Sở Công thƣơng tỉnh Trà Vinh, tính đến tháng 7 năm 2013tỉnh Trà Vinh hiện có 21 cơ sở sản xuất gạch nung đất sét gồm 42 lò, tập trung chủ yếu ở huyện Càng Long, Châu Thành và Cầu Kè, sản xuất khoảng hơn 30 ngàn viên gạch nung/năm, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 1994) hơn 07 tỷ đồng, chiếm 0,17% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành. Trong đó, huyện Càng Long 16 cơ sở, 30 lò, toàn bộ là lò tròn đứng, huyện Cầu Kè có 04 cơ sở có 10 lò, trong đó có 09 lò tròn đứng và 01 lò liên hoàn, huyện Châu Thành có 01 cơ sở với 02 lò Hoffman (lò đứng liên tục và lò vòng). Hiện nay, với 42 lò, đã giải quyết thƣờng xuyên cho gần
31
400 lao động (có 30 lao động thời vụ), nộp ngân sách Nhà nƣớc khoảng 300 triệu đồng/năm. Nguồn nguyên liệu sản xuất đƣợc khai thác tập trung ở xã Song Lộc, huyện Châu Thành và xã Tân An, huyện Càng Long với khối lƣợng đất sét khai thác để sản xuất khoảng 45.000m3/năm.
Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất gạch nung là khói thải trong quá trình đốt lò, bụi trấu, tro phát tán trong quá trình lò hoạt động nung gạch. Tro trấu vƣơng vãi trên đƣờng, tràn xuống sông, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nƣớc, hơi nóng từ lò đốt gây ảnh hƣởng đến sinh hoạt, sức khỏe, sản xuất của các hộ dân sống gần lò gạch. Xác định sản xuất gạch nung là ngành nghề gây ô nhiễm môi trƣờng tƣơng đối cao nên các cơ sở sản xuất gạch nung đều xây dựng hầm chứa tro, xây nhà chứa trấu nhƣng chƣa hoàn thiện nên vẫn chƣa khắc phục hết nguồn gây ô nhiễm. Hơn thế, các cơ sở sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ nằm trong khu dân cƣ, không đủ khả năng đầu tƣ hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn hiện hành. Vấn đề môi trƣờng lớn nhất liên quan đến các lò gạch thủ công là ô nhiễm môi trƣờng không khí. Các chỉ tiêu ô nhiễm môi trƣờng không khí cần phải đƣợc quan trắc : Bụi tro, CO, CO2, NO, NO2, SO2, HF.Những tác nhân ô nhiễm này gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng lớn đến sƣ́c kh ỏe của nhân dân và gây thiệt hại về sản lƣợng nông nghiệp tại các khu vực này sản xuất gạch nung đồng thời gây nguy hại đến an ninh lƣơng thực cho cả những khu vực đào ruộng bán đất sét phục vụ cho sản xuất gạch nung nhƣ xã Song Lộc, huyện Châu Thành và xã Tân An, huyện Càng Long.
32
Bảng 3.7: Hiện trạng mô hình gạch nung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh stt Địa bàn Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
năm 2013 so với năm 2012 Tỉ lệ tăng/giảm năm 2013 so với năm 2012 (%) Cơ sở sản xuất gạch Lò nung gạch (lò) Cơ sở sản xuất gạch Lò nung gạch (lò) Cơ sở sản xuất gạch Lò nung gạch Cơ sở sản xuất gạch Lò nung gạch (lò) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Huyện Càng Long 54 98 16 30 (38) (68) (70,37) (69,39) 2 Huyện Cầu Kè 39 52 4 10 (35) (42) (89,74) (80,77) 3 Huyện Châu Thành 0 0 1 2 1 2 0 0 Tổng cộng 93 150 21 42 (72) (108) (19.37) (11,38)
Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh,2012,2013
Ghi chú: “( )” là âm. Một cơ sở sản xuất gạch có thể có nhiều lò nung gạch. (5) = (3) – (1), (6) = (4) – (2), (7) = 100*(5)/(1), (8) = 100*(6)/(2).
33
Dựa vào Bảng 3.6 về hiện trạng mô hìnhgạch nung trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2012 và năm 2013 ta có thể thấy số lƣợng cơ sở và lò nung gạch đã giảm mạnh vào năm 2013 do UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 2204/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của Sở Công Thƣơng tính đến năm 2013 có 21 cơ sở sản xuất gạch nung sử dụng nguyên liệu đất sét nung giảm 72 cơ sở và giảm 19,37% so với năm 2012, số lò nung gạch năm 2013 giảm 108 lò nung gạch và giảm 11,3% so với năm 2012.
Năm 2013 thì huyện Càng Long có 16 cơ sở sản xuất, giảm 38 cơ sở và giảm 70,37% so với năm 2012. Số lò nung gạch năm 2013 là 30 lò nung gạch giảm 68 lò nung gạch và giảm 69,39 % so với năm 2012, huyện Cầu Kè có 4 cơ sở sản xuất gạch nung vào năm 2013, giảm 35 lò và giảm 89,74% so với năm 2012. Số lò nung gạch vào năm 2013 có 10 lò cũng giảm rõ cụ thể giảm 42 lò và giảm 80,77% so với năm 2012. Đối với huyện Châu Thành vào năm 2012 chƣa có cơ sở sản xuất gạch nung nào nhƣng đến năm 2013 huyện có 1 cơ sở sản xuất gạch nung với 2 lò Hoffman. Hai huyện Càng Long và Cầu Kè là nơi có nhiều cơ sở sản xuất là do hai huyện này có kinh nghiệm và truyền thống lâu đời về sản xuất gạch nung, thêm vào đó là vị trí địa lý, khí hậu, nguồn tài nguyên phù hợp với tình hình sản xuất gạch nung.
3.2 TỔNG QUAN VỀ XÃ ĐẠI PHÚC HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH VINH
Đại Phúc là 1 trong 14 xã, thị trấn thuộc huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh xã có 07 ấp, diện tích tự nhiên 1.050,68 ha. Toàn xã có 1.121 hộ với 4.968 nhân khẩu, có 117 hộ nghèo, 98 hộ cận nghèo. Đại Phúc là một xã thuần nông,