Shimamura lữ khách trong hành trình tìm kiếm cái đẹp

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hình tượng nhân vật trong xứ tuyết của y kawabata (Trang 45 - 50)

7. Bố cục khóa luận

2.2.1. Shimamura lữ khách trong hành trình tìm kiếm cái đẹp

Với một niềm tụ’ hào dân tộc sâu sắc nhưng không phô trương như khẩu hiệu mà cứ lan tỏa nhẹ nhàng như một thứ hương trầm, bao trùm cả không khí văn chương, hành trình đi tìm vẻ đẹp của Nhật Bản cổ xưa, Nhật Bản thời Heian, Kawabata thường đặt vào các nhân vật nam trong tác phâm của mình.

X ứ tuyết, xứ mệnh lớn lao đó Kawabata đã trao cho Shimamura- chàng lãng

tử tài hoa đi tìm cái đẹp. Ngột ngạt trước sự xô bồ của cuộc sống ở Tokyo, Shimamura cố tìm lại bản thân mình bằng cách tìm đến với thiên nhiên, điều đó thật ý nghĩa với một con người đã quen với nơi đô hội như chàng “đôi khi

Shimamura cố tìm lại bản thân mình. Điều anh thích thú hồi ấy là đi một mình đến vùng núi. Một mình thôi”. Cuộc sống nơi Tokyo phồn hoa rất dễ khiến con người ta đánh mất bản thân mình, chai sạn và trơ lỳ cảm xúc. v ề với xứ tuyết, một miền núi xa xôi, hẻo lánh vẫn lun giữ được những nét văn hóa truyền thống, chàng du khách lãng tử kia được đắm mình trong những nghệ thuật truyền thống, xem lễ hội Kymono, và quan trọng hơn là: “Tôi đến vùng núi này là chỉ nhằm tìm lại nhu cầu trò chuyện với mọi người”. Có lẽ Tokyo khiến người ta bận rộn tới mức không có thời gian đế trao đối tâm tình, khiến con người càng ngày càng vô cảm, xa cách nhau hơn. Shimamura cũng là một trong số đó. Có lẽ vì thế mà trước tình yêu nồng cháy của Komako, Shimamura gần như vô cảm. N hưng thật may mắn khi anh vẫn ý thức được diều này, và khát khao tìm lại bản thân mình.

Shimamura được giới thiệu là một con người “quá tài tử và lông bông vì nhàn rỗi”. Trong cuộc đời người đàn ông này đam mê rất nhiều thứ văn chương nghệ thuật, nhưng chẳng ở đâu anh dừng lại lâu, cứ được một thời gian anh lại chán và đi tìm niềm đam mê khác. Sinh ra và lớn lên trong khu buôn bán lớn của Tokyo, ở đó từ nhỏ anh đã biết khá nhiều về kịch Kabuki. Anh cũng đã từng đặc biệt say mê môn vũ đạo và kịch câm, nhưng rồi một thời gian sau, khi đang ở đỉnh cao, Shimamura lại chuyến hứng thú của anh sang nghệ thuật múa Balê phương Tây. Qua Shimamura, độc giả biết nhiều hơn về những nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, nhất là sân khấu Nol. Tuy nhiên, Shimamura cũng nhanh chóng nhận ra sự mai một của những cái đẹp tinh thần vô giá đó, anh cũng không muốn xem các điệu múa Nhật Bản bị cách tân giả hiệu: “Chỉ ít lâu sau anh đã cảm thấy đôi chút đắng cay về sự suy tàn của một truyền thống quá già cỗi nên trở thành cũ kĩ, nhưng anh cũng không thể đồng ý với các mun toan không thể chấp nhận của những nhà cách tân giả hiệu, mà các sáng kiến của họ chỉ cốt đế chiều lòng người xem”. Shimamura tìm cách cứu rỗi nghệ thuật Balê. Thứ nghệ thuât theo anh là giấc

mơ về một thế giới khác, thiên đường của sự hài hòa và sự hoàn hảo tột đỉnh, chiến thắng mỹ học thuần túy. Sự am hiểu các ngành nghệ thuật khác nhau đó cho thấy sựu tài hoa của chàng lãng tử Shimamura, tiếc là không nghệ thuật nào có thể giữ chân anh lâu được.

Nghệ thuật phương Đông thường thế hiện con người trong sự hòa quyện với thiên nhiên. Dường như sống với bà mẹ thiên nhiên, con người trở nên đẹp đẽ, trong sáng, thanh khiết hơn. Bởi vậy, về với thiên nhiên vùng suối nước nóng này, Shimamura cảm thấy vô cùng sảng khoái: “Qua ngưỡng của nhà trọ, thì núi non và làn không khí ngát hương thơm của cành non lá mới đã như cuốn anh ngay đi. Anh lên sườn núi, cười như một gã điên và anh leo trèo mải miết” .Theo bước chân của chàng Shimamura, các mùa xuân, mùa thu, mùa đông lần lượt hiện lên với những vẻ đẹp riêng đặc trưng của nó. Nhưng có lẽ mùa đẹp nhất là mùa hạ - mùa hiện lên trong tâm tưởng của Komako. Sự khác biệt giữa nơi đây và những nơi phồn hoa đô hội đã thế hiện ngay khi đặt chân đến, khi con tàu chạy qua một đường hầm dài. Và mặc dù chỉ cách nhau có một đường hầm, nhưng dường như đó là cả hai thế giới hoàn toàn cách biệt. Thiên nhiên nơi đây thanh bình, yên ả, chất phác, nuôi dưỡng tâm hồn con người, lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Dường như, con hầm dài đó đã cách ly hoàn toàn những bụi bấn của cuộc sống xô bồ nơi phồn hoa với những mưu toan, tính toán, v ẻ đẹp thuần phác nơi đây đã cứu rỗi con người, giúp con người tìm được sự bình yên giữa cuộc sống chốn phồn hoa: “ Đôi khi Shimamura cố tìm lại bản thân mình. Điều anh thích thú hồi ấy là đi một mình đến vùng núi. Một mình thôi”. Đen Xứ tuyết cũng là đế tìm lại nhu cầu nói chuyện với mọi người, để tìm lại tình người giữa sự vô cảm của con người. Xứ tuyết trở thành biểu tượng của thiên nhiên tươi đẹp, miền thẳm sâu thanh bạch, nguyên sơ của tâm hồn.

Thiên nhiên nơi đây được ưu đãi với những ngọn núi cao phủ đầy tuyết trắng. Tuyết vốn là biếu tượng truyền thống của thiên nhiên Nhật Bản, tượng

trưng cho bốn mùa thay đối và thời gian trôi qua, luôn luôn hiện diện và quấn quýt bên cạnh người Nhật. Khoảng khắc tuyết rơi kéo theo cả chiều dài của vũ trụ, một bông tuyết có thể ngụ ý cả nhân gian, hiện thân cho vĩnh hằng và tượng trung cho vẻ bề ngoài tinh khiết của người con gái. Vùng suối nước nóng phía bắc biến Nhật Bản trở nên lộng lẫy, tràn ngập ánh sáng trong không gian tinh khiết của tuyết trắng “Những đỉnh núi lấp đầy tuyết lấp lóa dịu dàng trong ánh sáng... và những que băng sáng bóng viền quanh các mái chìa, như những hình thêu tinh tế lóng lánh”. Khi tuyết biến đối liên tục trong “thanh âm im lặng”, nó sáng tạo theo nghệ thuật thư pháp. Đó có thể là Mỹ học của đá do tuyết tạo nên mang chiều sâu triết học: “ ...N hũng hòn đá to tròn nhẵn, trắng xóa nhũng tuyết ở phía bóng râm và sáng loáng ở phía có nắng, đen như mực, chúng bóng loáng không phải vì ướt mà chủ yếu vì chúng được bào nhẵn bởi băng giá, gió mưa”. Tuyết của Kawabata được miêu tả là hoa không biết đến sự tàn héo: “Cửa số khuôn vào màu bầu trời xám quánh những búi tuyết rơi thẳng xuống như những đóa hoa đon trắng trong sự yên tĩnh hài hòa và êm đềm có chút gì siêu nhiên”. Và đặc biệt hơn, tuyết có khả năng thanh lọc, tạo nên những thớ vải chijimi vô giá, đồng thời thanh lọc tâm hồn con người. Chính làn không khí lạnh buốt đã đánh thức lương tâm Shimamura, khiến anh hố thẹn về cách xử xự bất nhã của mình trên tàu. Cái giá lạnh của tuyết mang đến cho người ta một sự thanh lọc lớn lao: “Shimamura bị ngạt mũi vì mấy hôm nay anh vẫn bị cảm lạnh, nhưng không khí lạnh đã làm anh hết ngạt. Anh hỉ mũi một cái rõ mạnh như để gột hết những gì vướng víu từ trước tới nay”. Dưới ánh sáng nguyên sơ, giản dị của tuyết, những dơ bẩn phồn hoa, những mảnh vụn trong tinh thần hỗn tạp của Shimamura cũng được cuốn trôi đi hết.

Xứ tuyết trong cuộc hành trình của Shimamura giống như một miền đất hứa, một đích đến để chạy trốn cuộc sống phàm tục và tìm lại bản ngã. Ở đây, chàng lãng tử tài hoa còn tìm thấy những tấm vải chijimi truyền thống và tâm

hồn con người mộc mạc, chân thành, những tâm hồn chưa bị cuộc sống đô thị vùi dập. Đó là những khuôn vải được tuyết sinh ra: “Tuyết kéo ra từng sợi và cũng như chính tuyết đã dệt những sợi ấy thành tấm vải... rồi chính tuyết lại giặt tẩy cho nó sạch bong ra. Tất cả được tạo thành, bắt đầu và kết thúc trong tuyết”. Rất tự nhiên, tuyết mang lại giá trị vật chất vô giá. Được nâng niu suốt sáu tháng ròng rã, tuyết hóa thân vào từng thớ vải mát lạnh, đầy tâm linh bằng bao công sức và tinh thần của những thiếu nữ sơn cước. Chính vì thế, sức mạnh thanh lọc mà sợi vải chijimi mang lại là bất diệt. Sự hòa điệu tuyệt vời của những sợi gai trắng trải dài trên tuyết, hòa dưới tuyết để hồng lên dưới ánh mặt trời mọc, chỉ nghĩ đến thôi, “Shimamura đã có cảm giác được thanh lọc mạnh mẽ đến nhường nào”. Ket quả lao động của những thiếu nữ miền sơn cước mang lại thanh tẩy mọi nỗi niềm, đưa con người phút chốc về chốn hiền lương. Cho nên chỉ nghĩ đến những sợi gai ánh lên dưới nắng hồng, anh tin chắc là những bộ kimono của anh được tuyết tẩy trắng, trút được vết cáu, vết dơ của mùa hè mà chính anh cũng như được tắm gội sạch sẽ. Giữa tuyết buốt giá, những trinh nữ miền sơn cước đã giao hòa với thiên nhiên, tự nhốt mình suốt sáu tháng trời đế lưu giữ tinh túy của trần gian trong từng khuôn vải chijimi. Những khuôn vải mang dấu ấn của những bàn tay thiếu nữ sơn cước ấy, dù đã mai một, không còn lưu dấu, nhưng họ vẫn tồn tại mãi mãi nhờ sản phẩm tinh thần kia: “Dù thứ vải rất đỗi mỏng manh, sản phẩm của mĩ nghệ, như vải chijimi ấy cũng giữ bằng được chất vải, màu sắc sống động có tới nửa thế kỉ, còn lâu mới rách sờn, nếu được giữ gìn cẩn thận”.

Trong X ứ tuyết, Kawabata còn mượn đôi mắt của Shimamura đế lưu giữ lại một nét đẹp trong văn hóa, một ngành nghệ thuật sắp tàn của Nhật Bản, nghệ thuật geisha. Qua bóng dáng nàng Komako, ta thấy lại một geisha đích thực của một ngành nghệ thuật, một nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản ở thời huy hoàng của nó. Nhờ Komako và Yoko, Shimamura thấy cuộc đời này tươi đẹp, ấm áp tình người hơn. Tác phâm như một bức họa đen trắng đệm nhạc: Nối bật

trên nền trắng của tuyết, của sáp mặt geisha Komako, là sắc đen trong màu tóc, trong xiêm áo của nàng, rồi tiếng đàn samisen réo rắt - một loại đàn dân tộc có ba dây- khiiens cho Shimamura cảm thấy “như bị nhiễm điện, anh rùng mình và nổi da gà lên tận má” ...Trong X ứ tuyết còn đề cập đến nghệ thuật kịch Kabuki- một thế loại kịch truyền thống của Nhật Bản, và sân khấu Nôh.

Shimamura tìm về với xứ tuyết - miền đất xa xôi mà thiên nhiên còn lưu giữ tinh thần Nhật Bản trong một xu thế rời bỏ thế giới thực tại đầy xô bồ, ồn ã của Tokyo. Hành trình của Shamimura là ành trình đi tìm lời đáp cho một lối ứng xử trước không khí thời đại đối chọi giữa xu hướng níu giữ truyền thống và xu hướng phương Tây hóa.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hình tượng nhân vật trong xứ tuyết của y kawabata (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)