7. Bố cục khóa luận
2.1. Đặc điểm ngoại hình của nhân vật nam
Bước sang thế kỉ XX, sự mở rộng giao lưu văn hóa Đông - Tây đã tạo nên sự thay đổi rõ nét trong quan niệm thẩm m ĩ cũng như nghệ thuật thể hiện nhân vật trong văn học N hật Bản. Các nhà thơ, nhà văn đã tiếp thu và sử dụng các biện pháp kĩ thuật của văn học phương Tây vào tác phẩm của mình. Y.Kawabata là một trong số đó. Ông tiếp thu một cách sáng tạo một số biện pháp kĩ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại trên nền tảng m ĩ học N hật Bản truyền thống. Trong sáng tác của Kawabata, các nhân vật nữ được miêu tả vô cùng tỉ mỉ, kĩ lưỡng về vẻ đẹp ngoại hình, dù đó là nhân vật chính hay nhân vật phụ. Trong X ứ tuyết, Komako được đặc tả khá đầy đủ các bộ phận trên cơ thế như tóc, da, mắt, m ôi... Yoko thì tạo ấn tượng sâu sắc với độc giả bởi đôi mắt cháy lửa, giọng nói, tiếng cười và đặc biệt là khuôn mặt quyến rũ nhưng lạnh lùng, xa cách. Từ những đặc điểm ngoại hình của nhân vật nữ, độc giả dễ dàng nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ, một trái tim nhân hậu, bao dung, vị tha và vô cùng nhạy cảm. Bên cạnh đó nhân vật nam trong sáng tác của Kawabata thường được chú trọng vào nội tâm mà không hề chú ý đến miêu tả về ngoại hình.
Điều này có lẽ xuất phát từ quan niệm của Kawabata cũng như của người Nhật về cái đẹp. Nhật Bản là một dân tộc duy mĩ. Trong những quan niệm thẩm mĩ của văn học Nhật Bản, nguyên lý Yasashi - vẻ đẹp nữ tính - ảnh hưởng đặc biệt tới Kawabata và là quan niệm xuyên suốt trong tất cả các sáng tác của Kawabata. Trong dòng chảy văn học Nhật Bản và trong sáng tác của Yasunari Kawabata, Yasashi là một quan niệm mĩ học dùng để chỉ cái đẹp mềm mại, nữ tính. Cái đẹp nữ tính gắn với con người mà cụ thế là nữ
giới, nó mang tính tự do và không hề phụ thuộc vào bất kì lợi ích thực tiễn nào. Nữ tính thường gắn với phái đẹp và bản thân cái đẹp cũng hiện lên sâu sắc từ vẻ đẹp của nữ giới. Xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ trên, trong các tác phẩm của Kawabata, ông chỉ chú trọng miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ, từ vẻ đẹp ngoại hình tới vẻ đẹp tâm hồn. Đối với nhân vật nam, nếu có miêu tả thì cũng rất sơ lược và miêu tả trong sự đối sánh với nhân vật nữ.
Trong X ứ tuyết, độc giả chỉ biết một cách sơ sài về ngoại hình của nhân vật Shimamura qua lời nói của bà tẩm quất mù: “Thân thể ông là của một người không phải lao động...N hưng ông rất chuẩn, không béo cũng không gầy”. Như vậy, ngoại hình của Shimamura chỉ được miêu tả rất chung chung, khái quát. Một bà già mù tàn tật không nhìn thấy gì thì chỉ có thể cảm nhận được thân hình đó béo hay gầy, chứ làm sao biết được anh ta trắng hay đen, đẹp hay xấu. Có lẽ vì thế mà Kawabata không để Komako hay Yoko -những người bình thường - miêu tả về Shimamura. Phải chăng, Kawabata muốn tôn vinh sắc đẹp của người phụ nữ, cái đẹp tinh túy nhất được kết tinh ở người phụ nữ mà thôi, còn người đàn ông, hay chính là Kawabata là những lữ khách trên hành trình đi tìm cái đẹp. Ngoại hình của nhân vật Shimamura còn hiện lên mờ nhạt qua sự miêu tả của Kawabata: “Anh rảo bước thêm. Không phải vì chân anh săn chắc, ngược lại, chân anh hơi bị béo quá là khác”. Kawabata có nhắc tới chân của Shimamura, nhưng không phải để miêu tả xem nó xấu hay đẹp, qua đó thấy được vẻ đẹp gì ở tâm hồn Shimamura hay không, mà là để khắc họa cảm giác hân hoan và hào hứng mới mẻ khi anh nhìn thấy những ngọn núi yêu quý. N hư vậy, qua tác phẩm, người đọc gần như không có ấn tượng gì về ngoại hình nhân vật Shimamura. Nhân vật chỉ hiện mờ nhạt trong trí tưởng tượng của độc giả là người ít lao động và có thân hình khá chuẩn, ấn tượng sâu sắc nhất về Shimamura là ở nội tâm của anh.
Ngoại hình của Shimamura ít được nhắc tới có lẽ còn bởi Kawabata đã đặt cái nhìn của mình vào nhân vật này đế miêu tả và cảm nhận về vẻ đẹp của
người phụ nữ cũng như thiên nhiên nơi đây. Đối với nhân vật nữ, Kawabata mượn cái nhìn của Shimamura để miêu tả về ngoại hình, qua vẻ đẹp ngoại hình và những cảm nhận của Shimamura, độc giả thấy được vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì lẽ đó, việc miêu tả ngoại hình nhân vật nữ là vô cùng quan trọng, là yếu tố then chốt đế từ đó tâm hồn cao đẹp của họ được bộc lộ. Đối với nhân vật Shimamura, nội tâm nhân vật được bộc lộ trục tiếp qua những suy nghĩ của anh, phải chăng vì thế mà việc miêu tả ngoại hình là điều không cần thiết. Hơn nữa, toàn bộ tác phẩm gần như là lời kể và tâm trạng của Shimamura, mọi sự việc, con người và thiên nhiên nơi đây chủ yếu hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận của Shimamura. Chính vì vậy, thật khiên cưỡng khi để nhân vật tự miêu tả về ngoại hình của mình, điều này không phù họp với tính cách của nhân vật cũng như với con người mảnh đất duy mĩ này.
Như vậy, sự chi phối của nguyên lý Yasashi đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc miêu tả nhân vật của Kawabata. Quan điểm thẩm mĩ có tác động lớn tới việc hành văn của tác giả, cũng như nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật nam trong sáng tác của Yasunari Kawabata.
2.2. Vẻ đẹp Nhật Bản trong con mắt nhìn của người đàn ông trong
X ứ tuyết của Y.Kawabata