Yoko vẻ đẹp cao khiết, thánh thiện

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hình tượng nhân vật trong xứ tuyết của y kawabata (Trang 37 - 43)

7. Bố cục khóa luận

1.2.2.2. Yoko vẻ đẹp cao khiết, thánh thiện

a. Yoko - trái tim chân thành, thuần khiết

Trong tác phâm, nhân vật Yoko không xuất hiện nhiều, những thông tin về cô cũng rất ít, chủ yếu là qua cảm nhận của Shimamura, nhưng chỉ thế thôi, ta cũng đủ nhận ra ở nàng một trái tim chân thành, thuần khiết, nàng là hiện thân của vẻ đẹp, của tình yêu thuần khiết, xa vời, mong manh và có vẻ huyền ảo. Neu như ở Komako là vẻ đẹp thân mật, nồng nàn, với nhu cầu bộc lộ tâm lý, tình cảm một cách mạnh mẽ trong sự đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại, thì Yoko lại là vẻ đẹp quý phái, lạnh lùng, lặng lẽ, dấu kín tâm hồn của một cô gái Nhật Bản truyền thống.vẻ đẹp trong sáng thánh thiện của Yoko được bộc lộ ở ngay ngoại hình tạo nên sức quyến rũ của nội lực huyền bí. Đó là vẻ đẹp “có sự ám ảnh và quyến rũ huyền diệu”, tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào tâm hồn Shimamura.

Ẩn dấu đằng sau vẻ bề ngoài lạnh lùng với dáng vẻ lúc nào cũng “trang nghiêm và quý phái” đó chính là trái tim yêu nồng nàn, và sự hi sinh, tận tụy trong lặng lẽ của Yoko. Với Yoko, được dâng hiến, hi sinh tất cả cho tình yêu, làm tất cả cho người mình yêu là niềm hạnh phúc thiêng liêng mà suốt đời cô theo đuổi. Đó chính là đức hi sinh, lòng vị tha cao cả, một phẩm chất tinh thần nối bật của những người phụ nữ Nhật truyền thống. Yoko đã hi sinh tuối trẻ và cuộc sống mình một cách lặng lẽ, âm thầm cho Yukio. Cô hết lòng chăm sóc anh với tấm lòng của người vợ, người mẹ hiền, dẫu biết rằng trong trái tim Yukio chỉ có Komako, và cuộc sống của anh cũng chẳng kéo dài được bao lâu nữa. Hình ảnh Yoko chăm sóc Yukio một cách chu đáo trên chuyến tàu đêm về xứ tuyết khiến Shimamura không khỏi nghĩ rằng họ có vẻ là một cặp vợ chồng. Khi chiếc khăn quàng cổ của Yukio xô lên mũi anh hoặc tuột xuống dưới, trước khi anh định làm gì thì cô đã ân cần cúi xuống chu đáo sửa

lại. Hoặc lúc vạt chiếc áo choàng bọc chân người ốm bị tuột ra thì cô lại lập tức quấn lại ngay. Những hành động đó của lặp đi lặp lại khiến Shimamura sốt ruột và có cảm giác như “hình như hai con người kia chang hề quan tâm gì đến thời gian và không gian, họ đang theo đuổi một cuộc hành trình vô cùng vô tận”, trái tim chân thành, thuần khiết đó còn thế hiện qua bước chân vội vã của nàng, chạy bộ hai cây số đi tìm Komako, rồi lo lắng, cuống cuồng, năn nỉ, cầu xin Komako trở về để Yukio gặp trước lúc mất như một ước nguyện cuối cùng. Còn gì đau khố hơn khi người mình yêu thương hết lòng, trước lúc chết lại nhờ mình đi tìm về cho người mà họ yêu thương. Nhưng vượt lên trên nỗi đau sâu sắc đó là một tình yêu cao thượng, thuần khiết, một đức hi sinh cao cả. Với Yoko, được làm những gì cho người mà cô yêu hạnh phúc thì chính cô cũng đã hạnh phúc rồi. Và khi Yukio mất, suốt ngày cô ở nghĩa địa để chăm nom ngôi mộ, không muốn rời xa ngay cả khi anh không còn trên cõi đời này nữa. Câu nói của Yoko với Shimamura đã giúp ta có cái nhìn sáng tỏ hơn nhiều về bản thân, tình yêu, tình cảm của cô, lý giải thần thái lạnh lùng, xa cách và cô đơn tới tột cùng trong giọng nói và vẻ đẹp của cô: “Bao giờ tôi cũng chỉ chăm sóc cho một người th ôi...V à chang bao giờ tôi có thế làm như thế nữa...K hông bao giờ. Không một ai”. Yukio không còn, Yoko như không còn mục đích sống trên cõi đời này nữa. Komako đã kêu lên thảm thiết trước cái chết của Yoko ở cuối tác phẩm: “Con bé đã phát điên! Phát điên! Phát điên mà!”. Yoko đúng là hiện thân của vẻ đẹp, của tình yêu thuần khiết, xa vời, mong manh, có vẻ huyền ảo.

b. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, ý tứ

Bên cạnh đôi mắt là của sổ tâm hồn, giọng nói là yếu tố thứ hai giúp ta nhận biết được con người của đối tượng giao tiếp. Giọng nói của Komako đã khiến Shimamura thấy được tâm hồn trong sáng, thánh thiện của nàng, còn giọng nói của Yoko, ngay khi vừa cất lên đã khiến người ta mê đắm, không thê nào quên được. Sự nhẹ nhàng, ý tứ trong ngôn ngữ của Yoko được thê

hiện ngay trong giọng nói của nàng. Với X ứ tuyết, ấn tượng về một nàng Yoko với vẻ đẹp tinh thần quý phái, xa vời của chiều sâu tâm hồn thể hiện qua “giọng nói rất trong trẻo của nàng”, “giọng nàng sao mà tuyệt diệu thế, nó vang cao và rung lên lướt như một tiếng vọng trên tuyết và trong màn đêm, nó có một vẻ quyến rũ cảm động đến nỗi làm cho trái tim ta man mác buồn”. Mỗi lần nghe thấy tiếng Yoko, shimamura không khỏi rùng mình trước “giọng nói đẹp đến nao lòng, chẳng khác gì một tiếng vang sống động của những ngọn núi xa xôi đầy tuyết phủ”. Sức ám ảnh của giọng nói đó với người khác là vô cùng ghê gớn “một giọng cảm động, có âm sắc trong và đẹp đến não lòng: giọng của Yoko, không thể nào quên đối với Shimamura kể từ khi anh nghe thấy giọng nàng gọi ông trưởng ga, trong đêm tối ở nhà ga lúc tàu dừng lại khi vừa ra khỏi đường hầm”. Giọng nói đẹp tuyệt vời đó, hay cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của Yoko, một vẻ đẹp cao khiết, thánh thiện, siêu thực khiến Shimamura liên tưởng nàng với một nhân vật lý tưởng xa xưa trong huyền thoại.

Theo từng hoàn cảnh khác nhau, giọng nói của Yoko có sự thay đổi, nhưng lời lẽ của nàng vẫn giữ được sự nhẹ nhàng, tế nhị, rất tiêu biếu cho người phụ nự Nhật Bản truyền thống, qua đó bộc lộ thế giới nội tâm sâu sắc của nàng. Lần đầu tiên Shimamura nghe thấy Yoko nói là khi nàng gọi bác trưởng ga để hỏi thăm về em trai mình. Lập tức, ấn tượng về thứ âm thanh trong trẻo đó in sâu vào tâm trí Shimamura. Và khi nghe Yoko gọi to lần thứ hai, âm thanh đó lại càng in sâu hơn trong kí ức Shimamura “Yoko vẫn có thứ âm sắc trầm vang tình cảm, thứ tiếng nói thấm vào anh một nỗi buồn bởi tiếng rất sang, như là nàng tuyệt vọng gọi một hành khách nào đó đã khuất dạng trên một con tàu giữa mênh mông biển cả; thứ tiếng lảnh lót trong đêm và trong tuyết”. Đó là tiếng nói của con tim tràn ngập tình yêu thương con người, một trái tim nhân ái, bao dung và giàu lòng vị tha. Ngôn ngữ của Yoko cho thấy một tư cách đứng đắn khi cô luôn giữ một thái độ xa cách và dùng

“những lời lẽ hết sức nghiêm trang” khi nói chuyện với Shimamura. Nàng là biểu tượng của vẻ đẹp tinh thần trong sáng, thuần khiết, xa vời không thể với tới. Ngay trong tình huống nguy cấp nhất, khi Yoko phải chạy bộ hai cây số đi tìm Komako về gặp Yukio đang hấp hối, giọng nàng có hoảng hốt, nhưng lời lẽ của nàng vẫn hết sức ý tứ, khiến cho Shimamura phải sửng sốt tự hỏi “tại sao bao giờ nàng cũng biết điều đến thế”. Ở Yoko, ta thấy thấp thoáng bóng dáng của người phụ nữ Nhật Bản ngày xưa. Sự ý tứ trong lời nói đó cho thấy sự sâu sắc của tâm hồn rất kín đáo, nhẹ nhàng.

Không phải ngẫu nhiên mà Kavvabata đã đặc tả âm giọng của Yoko tới mười lăm lần qua giọng nói, tiếng cười và giọng hát của nàng. Cùng với giọng nói là “một giọng hát thanh và sâu, thấm buồn, thứ tiếng huyền bí lay động lòng ta như thể không biết từ đâu tới”. Có một sự tương đồng đặc biệt giữa Yoko và các thiếu nữ dệt vải Chijimi khi Shimamura tưởng tượng giọng hát của Yoko bắt nhịp theo những động tác của các cô thợ dệt. Có lẽ đó là sự tương đồng giữa tinh thần lao động miệt mài, và đặc biệt là sự bí ân của một tâm hồn nhạy cảm. Yoko rất ít khi cười, cả tác phẩm chỉ một lần duy nhất Shimamura nghe thấy nàng cười “một giọng cười trong mà sắc như chính giọng nói của nàng, tiếng cười như lúc nào cũng hướng về nơi vô định, từ nỗi cô quạnh mà ra. Một tiếng cười không hề thô tháp, vô lối mà nó lặng dừng sau khi đã gõ vào cánh cửa trái tim của chàng”. Âm sắc cao vang đó chứa đựng tất cả tâm hồn và tình yêu của Yoko, một tâm hồn trong sáng, thanh cao và một tình yêu tuyệt đối, vô vọng.

c. Con người thuần khiết của tuyết

Sinh ra giữa thiên nhiên bốn mùa tuyết phủ, cái sắc trắng tinh khiết và cái lạnh buốt giá của tuyết đã thanh tẩy tâm hồn con người nơi đây, để họ trở nên cao khiết, thánh thiện như tuyết. Bằng sắc trắng và tính chất giá lạnh của nó, tuyết đẩy con người vào trạng thái vô tư trong sáng. Phải chăng vì thế mà không chỉ Yoko, hầu như tất cả những người phụ nữ Nhật Bản đều có đức

tính hi sinh, giàu lòng vị tha, và một tâm hồn vô cùng nhạy cảm. Komako yêu Shimamura bằng một tình yêu vô tư, không vụ lợi, còn Yoko, nàng đã dâng hiến tất cả trái tim mình cho Yukio mà không đòi hỏi đáp lại, với nàng, được ở bên chăm sóc cho người mình yêu đã là niềm hạnh phúc lớn lao rồi. Dưới ánh sáng nguyên sơ, giản dị của một đời sống chất phác, điền viên nơi mảnh đất này, những vẩn đục của những hội chợ phù hoa bị đẩy lùi, ngăn cách, để con người được sống trong thế giới thanh sạch, hòa hợp với thiên nhiên. Cái thanh khiết của tuyết tạo nên tâm hồn người con gái có khả năng thanh lọc, như những thớ vải chijimi được tuyết sinh ra. Đối diện với Yoko, Shimamura không chỉ bị hút hồn bởi vẻ bề ngoài kiều diễm, giọng nói mế hoặc, mà sự thanh cao, lạnh lùng toát ra tù’ con người nàng khiến Shimamura e ngại, không dám nhìn. Đứng trước vẻ đẹp cao khiết ấy, Shimamura thấy tâm hồn trở nên trong sáng và một tâm trạng ngây ngất, mơ mộng bao trùm lấy tâm hồn anh. Shimamura không thể quên vẻ đẹp tinh khiết, khó tả nên lời của đốm lửa lạnh lẽo ở xa khi nó dịch chuyến qua khuôn mặt người đàn bà trẻ mà dưới đó là phong cảnh ban đêm chạy về phía sau, trong cánh của kính của toa tàu. Ánh sáng ấy trong một lúc đã rọi chiếu đầy vẻ siêu nhiên trong cái nhìn của Yoko, tạo nên sự đắm say và bí ẩn của cái đẹp tuyệt diệu.

Sinh ra trong bầu không khí thanh sạch của tuyết, con người Yoko cũng trong sáng, thuần khiết như tuyết, tù’ giọng nói, ánh mắt, khuôn m ặ t... hòa với nội tâm dồi dào, tận tụy hi sinh của vẻ đẹp nữ tính đằm thắm. Trong thế giới ấy, con người được trở về với chính mình, sáng ngời bản tính hòa diệu nguyên khởi tạo nên sự tuyệt diệu về cái đẹp trong tâm hồn. Từ con người Yoko toát ra nét dịu dàng quyến rũ, mỏng manh và ý tứ, như một loại men sứ quý giá được chung cất từ tuyết, chỉ sinh ra và chỉ tồn vong ở chính mảnh đất của tuyết này thôi. Kawabata miêu tả thế giới nội tâm nhân vật từ tinh thần Phù Tang, từ thiên nhiên Nhật bản kì lạ, khắc nghiệt mà nồng hậu, một thiên nhiên mong manh mà mạnh mẽ vô cùng. Đặc tính đó của thiên nhiên hun đúc

sự mạnh mẽ, bản lĩnh, nghị lực cho những thiếu nữ sinh ra vốn có những yếu đuối, thường tình nữ nhi. Phải chăng chính vì thế mà Yoko dám yêu hết mình, sống hết mình mặc dù vẫn biết đó là một tình yêu vô vọng. Theo lời đồn đại, Yukio là chồng sắp cưới của Komako, nhưng trong nhũng ngày anh đau ốm, bệnh tật, người tận tình ở bên chăm sóc cho anh lại là Yoko. vẫn biết trong trái tim Yukio chỉ có Komako, và cũng vẫn biết rằng dù Yukio có cảm động trước tình yêu của mình thì thời gian của Yukio cũng chẳng còn lại bao nhiêu nữa, nhưng Yoko vẫn bất chấp tất cả, dâng hiến hết mình cho tình yêu. Tình yêu ấy thật không đơn giản. Nó như tuyết. Đa dạng, say mê, đắm đuối và cũng rất tỉnh táo, e d è... Tình yêu đó có sức mạnh kì lạ, dù hoàn cảnh có bi đát đến đâu. Tình yêu đó xuất phát từ trái tim thuần khiết, chân thành, trái tim sinh ra từ tuyết. Nơi đây, con người như đạt tới sự tự do về tinh thần trong hành trình đi tìm lại chính mình, với sự nảy nở của tình yêu và những rung động sâu xa trước cái mỹ lệ đang hiện hữu.

Tiếu kết: Tóm lại, dưới ngòi bút của Y.Kawabata, Komako và Yoko đều hiện lên với một ngoại hình xinh đẹp, quyến rũ. v ẻ đẹp ngoại hình của Komako là vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống, một vẻ đẹp thanh khiết toát lên từ mọi biếu hiện của nàng và phô bày như một ảo mộng về sự trinh bạch. Bên cạnh đó, Yoko lại mang nét đẹp cố xưa, huyền bí, nàng là hiện thân của người phụ nữ Nhật Bản truyền thống, một dáng vẻ nghiêm trang quý phái khiến người ta nghĩ nhiều tới một nhân vật cố xưa, một con người lý tưởng nào đó trong thế giới huyền thoại, sống trong thế giới thanh sạch của tuyết, người phụ nữ nơi đây như được tuyết gột tâm hồn, vì thế mà ở họ toát lên những nét đẹp cao quý của tâm hồn. Ở Komako, đó là tính cách mạnh mẽ, nồng nhiệt, một con người đầy tài năng, đam mê và một trái tim nhạy cảm, phức tạp. Còn ở Yoko, ta nhận ra một trái tim chân thành , thuần khiết với đức hi sinh và tâm hồn dấu kín của người phụ nữ Nhật Bản truyền thống

CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NAM TRONG x ứ TUYÉT CỦA Y.KAWABATA

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hình tượng nhân vật trong xứ tuyết của y kawabata (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)