sản xuất kinh doanh
Bảng 4.15: Tình hình lợi nhuận của công ty theo kế hoạch và thực tế qua ba năm 2010-2012 (xem phụ lục trang 46)
Dựa vào bảng 4.15 và kết quả tính toán các nhân tố đến lợi nhuận (xem phụ lục trang 46) ta có bảng 4.16 sau:
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Qua bảng trên, ta thấy năm 2010 do doanh thu thuần giảm so với kế hoạch đặt ra, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng lại tăng so với kế hoạch nên làm cho lợi nhuận giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ công ty tiết kiệm được các khoản chi phí như chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí tài chính nên góp phần bù đắp được 5,25% (xem cách tính phụ lục trang 46) các khoản làm giảm lợi nhuận từ doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Năm 2011, do doanh thu thuần tăng và các khoản chi phí khác đều giảm so với kế hoạch nên làm tăng lợi nhuận so với kế hoạch, tuy nhiên do giá vốn tăng mạnh so với kế hoạch nên làm lợi nhuận tăng ít hơn 82,87% (xem cách tính phụ lục trang 47) tổng các khoản làm tăng lợi nhuận. Sang năm 2012, nhờ các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp đều giảm so với kế hoạch nên góp phần bù đắp được 81,9% (xem cách tính phụ lục trang 48) tổng các khoản làm giảm lợi nhuận từ doanh thu thuần và chi phí tài chính.
Tóm lại, năm 2010 và 2012 tổng lợi nhuận không đạt so với kế hoạch, chủ yếu do doanh thu thuần giảm so với kế hoạch. Riêng năm 2011, do doanh thu thuần tăng và hầu hết các khoản chi phí đều giảm so với kế hoạch, nên làm tổng lợi nhuận vượt so với kế hoạch đặt ra, tuy nhiên do giá vốn hàng bán tăng nên làm lợi nhuận có phần tăng chậm lại, do đó để lợi nhuận có sự tăng trưởng so với kế hoạch như năm 2011, công ty cần có những biện pháp gia tăng doanh thu, giảm chi phí giá vốn hàng bán.
Mức độ ảnh hưởng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần (264) 551 (1.603)
GVHB (528) (561) 1.193
CPBH (27) 48 105
CPQLDN 19 39 91
CPTC 24 39 (93)
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TM XD & DV
HỒNG NGỌC
5.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY 5.1.1. Những mặt đạt được
- Lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng trưởng qua các năm, tuy năm 2012 giảm nhưng vẫn cao hơn năm 2010.
- Công ty quản lí tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp vì theo như phân tích ở chương 4 thì hai khoản chi phí này đều giảm qua 3 năm.
- Các tỷ số như tỷ số vòng quay tổng tài sản, ROS, ROA, ROE của công ty đều khá tốt, năm 2011 và 2012 đều tăng trưởng so với năm 2010 và cao hơn cả trung bình ngành.
5.1.2. Hạn chế
- Do giá nguyên vật liệu luôn biến động, ý thức của một số công nhân còn kém dẫn đến việc hao hụt, thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình thi công, làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của công ty.
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu đi vay từ ngân hàng, dẫn đến chi phí lãi vay cao, nhất là trong năm 2012.
- Doanh thu công trình không ổn định, có xu hướng giảm qua 3 năm, chất lượng một số công trình chưa cao, làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của công ty.
- Chính sách hàng tồn kho của công ty chưa ổn định, lượng hàng tồn kho cao, dẫn đến tỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty không tốt, còn thấp so với trung bình ngành.
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi hoạt động kinh doanh của các công ty phải có hiệu quả và ngày càng tăng mức lợi nhuận của mình. Để đạt được điều đó đòi hỏi công ty phải tiến hành phân tích kết quả hoạt độ ng kinh doanh nhằm đánh giá và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Qua việc phân tích, ta thấy lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2010-2012 không ổn định, nguyên nhân chính là do các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận luôn biến động trong thời gian này. Sau đây, em xin đưa ra một số biện pháp nhẳm làm tăng lợi nhuận cho công ty như sau:
5.2.1. Biện pháp tăng doanh thu
Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu là yếu tố hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận. Muốn tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải có những biện pháp tăng doanh thu hợp lí. Thực trạng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty ở chương 4 cho thấy doanh thu tăng giảm chủ yếu do sự biến động của doanh thu công trình. Do đó, để
tăng doanh thu thì công ty cần phải tập trung tăng loại doanh thu này. Để tăng doanh thu công trình thì công ty có thể tăng giá nhận thầu hoặc tăng số lượng công trình. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tăng giá nhận thầu sẽ là điều bất lợi cho công ty để cạnh tranh với đối thủ. Do đó, công ty cần tăng số lượng công trình để góp phần làm tăng doanh thu, cụ thể cần có những giải pháp sau:
+ Nâng cao uy tín của công ty bằng việc nâng cao chất lượng các công trình xây dựng: muốn vậy công ty phải có bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu đầu vào, trong quá trình xây dựng phải kiểm soát chặt chẽ, tránh để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Ngoài ra, công ty phải thường xuyên đổi mới mẫu mã, ứng d ụng khoa học hiện đại nhằm góp phần tăng sức cạnh tranh so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực.
+ Tạo mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với các doanh nghiệp khác cùng ngành đề hợp tác xây dựng góp phần làm tăng số lượng công trình , tăng doanh thu cho công ty.
+ Tích cực tìm kiếm khách hàng thông qua việc thực hiện quảng cáo trên báo, đài truyền hình địa phương .
5.2.2. Biện pháp giảm chi phí
- Xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể như đầu mỗi quý công ty cần xác định các khoản chi cần thiết cho hoạt động của công ty và định mức chi cho từng kế hoạch này và sau đó cử người giám sát trong việc thực hiện theo kế hoạch. Đến cuối quý, công ty tiến hành tổng hợp và phân tích lại các mặt đạt được và chưa đạt để đưa ra các biện p háp cho các kế hoạch tiếp theo.
- Công ty cần cử người giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công để tránh tình trạng một số công nhân có ý thức làm việc kém, dẫn đến việc hao hụt nguyên vật liệu làm tăng chi phí của công ty.
- Công ty cần tiết kiệm chi phí mua hàng bằng cách ký hợp đồng vận chuyển dài hạn để tránh hiện tượng chi phí vận chuyển tăng do giá cả nhiên liệu tăng. Đồng thời công ty cần tìm kiếm nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu, từ đó tham khảo, so sánh giá cả và chất lượng để có sự lựa c họn hợp lí nhằm giảm chi phí cho công ty.
- Đối với chi phí tài chính: Theo như phân tích ở trên thì trong 3 năm qua chi phí này tương đối cao, nhất là năm 2012 chi phí lãi vay tăng rất cao, Do đó, để giảm chi phí lãi vay, công ty có thể bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng cách huy động sự giúp đỡ từ người thân hoặc các nhân viên làm việc lâu năm trong công ty để trả bớt một phần nợ vay, làm giảm chi phí tài chính, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
- Đối với hàng tồn kho: Công ty cần theo dõi thường xuyên biến động về giá cả và đưa ra mức tồn kho phù hợp với số lượng hợp đồng xây dựng đã được kí kết của công ty.
Bên cạnh đó, công ty nên tăng cường tổ chức tốt công tác quản lý, thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện kiểm kê hàng tồn kho định kỳ, không để xảy ra tình trạng hư hỏng hay trộm cắp.
CHƯƠNG 6 PHẦN KẾT LUẬN
- Công ty TNHH TM XD & DV Hồng Ngọc là một công ty vừa xây dựng vừa kinh doanh khách sạn nên không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Do đó, công ty muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì đòi hỏi công ty kinh doanh phải có hiệu quả. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao thì công ty phải thường xuyên phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, đây là nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà quản trị, qua việc phân tích sẽ giúp công ty biết được những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải, từ đó đề ra những phương pháp, chiến lược kinh doanh giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn, tạo được uy tín trong lòng khách hàng.
- Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH TM XD & DV Hồng Ngọc về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty tương đối tốt, qua 3 năm hoạt động kinh doanh của công ty đều có lãi, đặc biệt là năm 2011, tổng lợi nhuận tăng đáng kể, tăng đến 187,51% so với năm 2010. Các khoản chi phí như chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp tương đối tốt, đều giảm qua các năm, hiệu quả sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao. Đây là điều mà công ty cần phát huy trong những năm tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên sang năm 2012 thì tổng doanh thu giảm làm giảm lợi nhuận của công ty so với năm 2011, chủ yếu là do doanh thu công trình giảm, vì trong năm này công trình hoàn thành không nhiều, công ty có rất ít hợp đồng xây dựng mới, ngoài ra lượt khách đến thuê phòng cũng giảm dẫn đến doanh thu khách sạn thấp hơn năm 2011,chính vì vậy đã làm tổng doanh thu giảm nhiều so với năm 2011.
- Bên cạnh đó, công ty còn có những hạn chế như: trong quá trình kinh doanh bị thiếu vốn đầu tư, công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng nên phải chịu một khoản chi phí lãi vay, đặc biệt là năm 2012, chi phí lãi vay tăng cao làm ảnh hưởng dẫn đến lợi nhuận của công ty, chất lượng một số công trình chưa cao, tỷ số vòng quay hàng tồn kho chưa hiệu quả. Từ thực trạng trên mà em rút ra được những biện pháp như biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí trong chương 5.
Hy vọng trong những năm tới công ty khắc phục được những khó khăn, hạn chế, đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng nâng cao giúp công ty đứng vững trên thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thanh Thu và Nguyễn Thị Mỵ, 2001. Kinh tế doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: nhà xuất bản Thống kê.
2. Phạm Thị Gái, 1997. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản giáo dục.
3. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào, 2004. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động.
4. Nguyễn Văn Công, 2009. Giáo trình phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Năng Phúc, 2005. Phân tích hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.
6. Phạm Văn Dược, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
7. Trương Thị Bích Hảo, 2007. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Kiên Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
8. Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp.
PHỤ LỤC
BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
Niên độ tài chính năm 2010
Mã số thuế: 2200245177
Người nộp thuế: DNTN TM XD DV HỒNG NGỌC
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Mã Thuyếtminh Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ 01 IV.08 14.156.061.451 5.197.589.237 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0
3 Doanh thu thuần về bán hàng vàcung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02) 10 14.156.061.451 5.197.589.237
4 Giá vốn hàng bán 11 12.667.923.980 4.643.345.388
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cungcấp dịch vụ
(20 = 10 - 11) 20 1.488.137.471 554.243.849
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 0 0 7 Chi phí tài chính 22 186.375.521 0 8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 186.375.521 0 9 Chi phí quản lý kinh doanh- Trong đó: Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí doanh nghiệp
24 578.120.251 337.321.600 240.798.651 465.455.851 310.464.000 154.991.851
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinhdoanh (30 = 20 + 21 - 22 – 24) 30 723.641.699 88.787.998
11 Thu nhập khác 31 0 0
12 Chi phí khác 32 0 0
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 0
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50 = 30 + 40) 50 IV.09 723.641.699 88.787.998
15 Chi phí thuế TNDN 51 79.788.791 9.345.091
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp (60 = 50 – 51) 60 643.852.908 79.442.907
Người ký: Nguyễn Thị Thu Hồng Ngày ký: 15/03/2011
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
Niên độ tài chính năm 2010
Mã số thuế: 2200245177
Người nộp thuế: DNTN TM XD DV HỒNG NGỌC
Đơn vị tiền: Đồng việt nam
STT CHỈ TIÊU Mã Thuyếtminh Số năm nay Số năm trước
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
TÀI SẢN
A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN(100 = 110+120+130+140+150) 100 10.386.523.613 7.985.179.982
I I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 III.01 7.552.527.627 5.886.182.075
II II. Đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 III.05 0 0
1 1. Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 0 0 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 129 0 0
III III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 0 0
1 1. Phải thu của khách hàng 131 0 0 2 2. Trả trước cho người bán 132 0 0 3 3. Các khoản phải thu khác 138 0 0 4 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 0 0
IV IV. Hàng tồn kho 140 2.769.416.752 2.098.997.907
1 1. Hàng tồn kho 141 III.02 2.769.416.752 2.098.997.907
2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0
V V. Tài sản ngắn hạn khác 150 64.579.234 129.787.030 1 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 64.579.234 129.787.030 2 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 0 0 3 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 1.969.210.877
B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+230+240) 200 4.538.949.575 3.146.000.099 I I. Tài sản cố định 210 III.03.04 4.538.949.575 3.146.000.099
1 1. Nguyên giá 211 4.964.121.345 3.366.666.800 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (425.171.770) (220.666.701) 3 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 213 0 0
II II. Bất động sản đầu tư 220 0 0
1 1. Nguyên giá 221 0 0
2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 0 0
III III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 III.05 0 0
1 1. Đầu tư tài chính dài hạn 231 0 0 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 239 0 0
IV IV. Tài sản dài hạn khác 240 0 0
1 1. Phải thu dài hạn 241 0 0
2 2. Tài sản dài hạn khác 248 0 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 =100 + 200) 250 14.925.473.188 11.131.180.081 NGUỒN VỐN
A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 10.661.332.263 7.510.892.064
I I. Nợ ngắn hạn 310 10.661.332.263 7.510.892.064
1 1. Vay ngắn hạn 311 3.000.000.000 0 2 2. Phải trả cho người bán 312 5.061.150.090 2.203.562.473 3 3. Người mua trả tiền trước 313 2.480.000.000 5.251.206.500 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.06 71.682.173 9.345.091 5 5. Phải trả người lao động 315 48.500.000 46.778.000
6 6. Chi phí phải trả 316 0 0 7 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318 0 0 8 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 0 0 II II. Nợ dài hạn 320 0 0