Một số thủ pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thơ haikư việt nam (Trang 58 - 65)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.3. Một số thủ pháp nghệ thuật

Trong thơ Haikư Nhật, tác giả sử dụng hai thủ pháp chính: đó là thủ pháp nghệ thuật tương phản, đối lập và thủ pháp tượng trưng. Hai thủ pháp ấy ta thấy trong những sáng tác của người Việt. Đó là sự đối lập giữa cái hữu hạn - vô hạn, giữa không - có, lớn - bé, xa - gần, giữa con người - vũ trụ:

“Hạt mưa rơi và ao cũ

nước tràn” (Nguyễn Kim Sơn)

Ở đây có sự đối lập tương phản giữa cái trường cửu của thiên nhiên (ao cũ) và cái nhất thời (hình ảnh hạt mưa). Hình ảnh “ao cũ” thể hiện tính vĩnh cửu của không gian và thời gian, hình ảnh hạt mưa nói lên mối quan hệ biến dạng của sự vật. Chỉ một hạt mưa rơi xuống mặt ao mà đánh thức và làm cả không gian thay đổi “nước tràn”. Sự đối lập ấy tồn tại trong sự vật, hiện tượng:

“Chùm hoa giấy cành ngọc lan sắc hương…hương sắc”

(Đặng Kim Thanh)

Bài thơ nhắc đến hai loài hoa đẹp: hoa giấy và hoa ngọc lan. Dường như có sự đối lập rõ rệt giữa chúng. Hoa giấy - loài hoa có sắc nhưng vô hương, cành ngọc lan đẹp có hương nhưng không sắc. Qua đó cho ta biết quan niệm về loài hoa đẹp llà sự kết hợp hài hoà giữa hương và sắc. Có lúc ta chợt nhận ra:

“Ta là giọt sương long lanh trên lá

ánh xuân” (Bùi Hải Minh Tâm)

“Giọt sương” một sự vật nhỏ bé, mau tan khi gặp ánh nắng mùa xuân. Những hạt sương ấy đẹp long lanh, dù tồn tại trong thời gian ngắn ngủi nhưng nó vẫn muốn khẳng định sự tồn tại của mình giữa vũ trụ bao la này. Bằng việc sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập ta càng thấy rõ mọi sự vật hiện tượng dù bình đẳng với nhau nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ. Trong cái riêng có cái chung và ngược lại. Con cá kia chỉ tồn tại khi hoà mình vào màu xanh của nước biển:

“Biển xanh con cá lội

Bên cạnh đó, thủ pháp tượng trưng được sử dụng nhiều khi viết thơ Haikư. Với số lượng âm tiết ít như vậy không thể trình bày miêu tả hết được sự vật, phong cảnh mà phải lựa chọn, tìm những chi tiết, nét đặc sắc nhất của sự vật có thể biểu hiện được toàn thể. Thủ pháp ấy cũng chính là thủ pháp của tranh thuỷ mặc, chỉ bằng mấy nét vẽ mà biểu hiện được sự vật, lại không chỉ bề ngoài mà cả thần thái của nó. Khi làm thơ Haikư cần tìm ra một tứ nhất định biểu hiện một cảm xúc, một suy tư nào đó. Nhà thơ chỉ phác hoạ vài dòng về thiên nhiên:

“Một hạt sương nhỏ vút cong ngọn cỏ trong nắng ban mai” (Nguyễn Thanh Phong)

Vẽ lên hình ảnh giọt sương mai mà ta cảm thấy cả đời sống của sự vật cỏ cây. Thiên nhiên sinh động và tràn đầy sức sống. Bài thơ Haikư sử dụng những hình ảnh gợi sức liên tưởng kì lạ:

“Chìm dưới đất dày rễ âm thầm năm tháng

cho hoa nói lời cây” (Nguyễn Bao)

Đọc bài thơ ta dễ liên tưởng đến nhiều hình ảnh cảm động: là hình ảnh người mẹ tần tảo nuôi con - một sự hi sinh thầm lặng, hay hình ảnh của tình yêu cao thượng trong tình yêu như trong thơ Puskin “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”, hay hình ảnh nhân vật văn học (hình ảnh Giăng văn giăng với tư cách người cha, hình ảnh lão Gôriô…).

Trong tuyển tập thơ Haikư có tác giả nhấn mạnh hay viết về một hình ảnh nào ấy. Như tác giả Phan Nhật Chiêu, một cánh bèo trôi nhắc lại nhiều lần:

“Bèo trôi và con thuyền rỗng chơi vơi, chơi vơi” “Sông chảy đôi dòng

bèo trôi xuôi ngược sương mù vương không”

“Trên cánh bèo trôi đậu con cò trắng một mình rong chơi”

Hình ảnh “cánh bèo” là có thực nhưng làm ta liên tưởng đến thân phận kiếp người như cánh bèo trôi phù du không cố định. Thủ pháp tượng trưng đã giúp cho trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của người đọc có cơ hội phát huy. Người đọc sẽ tự suy ngẫm và giải thích. Thơ Haikư im lặng nhiều hơn nói. Một thi sĩ người Pháp đã từng nói: “Tôi viết một nửa, nửa còn lại tôi dành cho mọi người”. Thơ Haikư là như vậy.

Tóm lại, thơ Haikư Việt có nội dung phong phú từ cách chọn đề tài, sử dụng yếu tố mùa, yếu tố Thiền trong thơ. Tất cả những nội dung trên được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật độc đáo. Sự kết hợp hài hòa ấy đã tạo nên những bài thơ Haikư Việt đặc sắc.

KẾT LUẬN

1. Thơ Haikư – một thể thơ có nguồn gốc từ Nhật Bản – xứ sở mặt trời mọc xuất hiện vào thế kỉ XIII. Nó không chỉ bó hẹp trong một không gian mà có sức lan rộng sang nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhật Bản – Việt Nam hai quốc gia nằm ở khu châu Á có nhiều nét tương đồng về văn hoá. Loài hoa Haikư Nhật Bản đã được đưa về ươm mầm, gieo trồng, chăm sóc và nở ra những bông hoa rực rỡ. Một vườn hoa mang dấu ấn Thiền nhưng đậm hương sắc Việt.

2. Đi khám phá, tìm hiểu thơ Haikư Việt để thấy những điẻm tiếp thu và những đổi mới về hai mặt về nội dung và hình thức của thơ Haikư Nhật Bản truyền thống và Haikư Việt. Nếu thơ Haikư Nhật Bản, đề tài quen thuộc là thiên nhiên bốn mùa thì thơ Haikư Việt đề tài được mở rộng và đa dạng hơn. Cảm thức về thiên nhiên cũng không giống nhau. Thơ Haikư Nhật yếu tố mùa (kigo) có vai trò quan trọng và là quy luật gần như bắt buộc thì đến với thơ Haikư Việt yếu tố mùa có thể có hoặc không. Điều quan trọng là người viết phải nắm bắt và cảm nghiệm được khoảnh khắc của cuộc sống: một cánh hoa rơi, một tiếng chim hót,… thì sẽ có thơ Haikư. Yếu tố Thiền là một đặc điểm không thể thiếu trong thơ Haikư Nhật. Nó thể hiện ở cách nhìn nhận sự vật hiện tượng trong mối quan hệ bình đẳng nhưng phụ thuộc lẫn nhau. Thơ Haikư Nhật thường nói đến cái đơn sơ, u huyền, tĩnh lặng… khi miêu tả thiên nhiên. Tiếp thu cơ sở đổi mới yếu tố Thiền trong thơ Haikư Việt có sự biểu hiện đa dạng hơn. Đó là cách cảm nhận cuộc sống hiện đại với những quan niệm và triết lý nhân sinh sâu sắc.

Điểm độc đáo tất cả những nội dung trên được gói gọn trong hình thức nghệ thuật đặc sắc. Đó là cấu trúc ngắn gọn mà đòi hỏi sự cô đọng, hàm súc của bài thơ. Điểm khác biệt rõ rệt là thơ Haikư Việt giàu nhạc tính và sử dụng nhiều động từ, tính từ. Điều này rất tối kị trong thơ Haikư Nhật. sự khác biệt này có thể do cách

cảm nhận và thưởng thức nghệ thuật của mỗi dân tộc không giống nhau. Nhạc tính tạo cho thơ Haikư Việt âm điệu du dương, trầm bổng dễ đi và lòng người. Khi làm thơ Haikư tác giả sử dụng một số nghệ thuật tiêu biểu như: tương phản, đối lập; thủ pháp tượng trưng nhằm diễn đạt tốt nhất nội dung phong phú trên. Thơ Haikư là sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình thức vừa vặn, cân đối.

3. Thơ Haikư ngày càng trở nên quen thuộc, gần gũi và nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả trong và ngoài nước. Nó đã trở thành thể thơ quốc tế có mặt ở nhiều quốc gia như Anh, Mĩ, Đức, Tây Ban Nha, … Nhiều cuộc thi sáng tác thơ Haikư ra đời…, nhiều cuốn sách được xuất bản để những bài thơ Haikư đến được với nhiều độc giả. Đọc thơ Haikư tâm hồn dường như đã được giác ngộ, thư thái và nhẹ nhõm lạ thường. Những bài thơ Haikư giúp ta đến với cuộc hành trình khám phá, tìm hiểu những vùng đất mới lạ, với những vườn hoa rực rỡ hương sắc. Dù chưa đạt đến mức chuẩn mực, điêu luyện nhưng thơ Haikư Việt đạt được giá trị nhất định và ngày càng tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Nhật Chiêu (2009), Văn học Nhật Bản, Nxb Giáo dục

2. Lý Khắc Cung (1992), Đôi nét về đất nước Phù Tang, tạp chí Văn học

(số 4)

3. Đoàn Lê Giang (1997), So sánh quan niệm văn học trong văn học cổ điển

Việt Nam và Nhật Bản, tạp chí Văn học (số 9)

4. Lê Bá Hán (chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, tái

bản

5. Lê Từ Hiển (2005), Basho (1644 -1694) và Huyền Quang (1254 – 1334) sự

gặp gỡ mùa thu hay sự tương hợp về cảm thức thẩm mĩ, Nghiên cứu văn học

(số 7)

6. Lê Từ Hiển, Lưu Đức Trung (biên soạn, tuyển chọn) (2007), Hoa thời gian,

Nxb Giáo dục

7. Lê Từ Hiển, Lưu Đức Trung (2009), Tuyển tập thơ Haikư Việt Nam, Nxb

Lao động, Câu lạc bộ thơ Haikư Thành phố Hồ Chí Minh

8. Vũ Tuyên Hoàng (1992), Mấy nét về đất nước hoa anh đào, tạp chí Văn học

(số 4)

9. Nguyễn Kim Phong (chủ biên) (2009), Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn

10, Nxb Giáo dục

10. Cao Văn Phú (1992), Tín ngưỡng tôn giáo: những nét đặc trưng trong văn

hóa Nhật Bản, tạp chí Văn học (số 4)

11. Ngô Văn Phú (1992), Cảm nhận về thơ Haikư, tạp chí văn học (số 4)

12. Alecxand Đôlin (1992), “Thế kỉ Bạc” của thơ Nhật Bản, tạp chí Văn học

(số 4)

13. N.I. Kôn rát (1997), Khái lược văn học Nhật Bản, tạp chí văn học

14. T.P. Grigôriêva (1979), Tính Thiền trong thơ Haikư Nhật, tạp chí Văn học

(số 4)

15. V.V. Ôtrinnicôp (1998), Những quan niệm thẩm mĩ độc đáo về nghệ thuật

của người Nhật, tạp chí Văn học (số 5)

Một phần của tài liệu Thơ haikư việt nam (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)