Giáo án 1

Một phần của tài liệu Định hướng sử dụng tư liệu hình ảnh ở dạng kỹ thuật số trong việc thiết kế các hoạt động dạy học chương IV sinh học 11 THPT (Trang 34 - 44)

8. Giới hạn của đề tài

3.2.1.Giáo án 1

I.Mục tiêu 1.Kiến thức

- HS nêu khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

- Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng.

- Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người.

2.Kĩ năng

- Quan sát hình ảnh, thông tin nhận biết kiến thức. - Khái quát kiến thức.

- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn 3. Thái độ

- Nghiêm túc học tập, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. II. Phương tiện và phương pháp dạy học

1. Phương tiện

- GV: SGK, SGV, tài liệu, bài giảng có sử dụng hình ảnh ở dạng kĩ thuật số

- HS: Học bài cũ, đọc bài mới, GSK, vở ghi. 2. Phương pháp

Trực quan, vấn đáp, gợi mở. III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra báo cáo thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Thực vật cũng như động vật đều duy trì nòi giống của mình thông qua quá trình sinh sản. Sinh sản ở thực vật diễn ra như thế nào? Nội dung bài “Sinh sản vô tính ở thực vật” sẽ giúp trả lời một phần câu hỏi đó.

Hoạt động của GV-HS Nội dung

Hoạt động 1:

- GV: Lấy VD về sinh sản ở động vật và thực vật, phân tích VD. - GV hỏi: Sinh sản là gì? Có mấy kiểu sinh sản?

- HS: Dựa vào ví dụ và TTSGK trả lời.

- GV: Nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS: Hoàn thiện kiến thức.

Hoạt động 2:

- GV: Chiếu hình ảnh

I. Khái niệm chung về sinh sản VD: Gà đẻ và ấp trứng thành gà con, lợn đẻ con, cây ra hoa kết quả, cho hạt nảy mầm thành cây mới. * Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài.

* Có 2 kiểu sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

II. Sinh sản vô tính ở thực vật. 1. Sinh sản vô tính là gì?

- GV hỏi: Sự sinh sản ở những loài cây này có đặc điểm gì giống nhau? - HS: Quan sát hình ảnh phát hiện kiến thức trả lời.

- GV nhận xét và khẳng định: Kiểu sinh sản ở những loài cây trong VD trên là sinh sản vô tính.

- GV hỏi: Sinh sản vô tính là gì? - HS: Trả lời.

- GV: Chiếu hình ảnh và giới thiệu về 2 hình thức sinh sản vô tính đó là: Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.

* Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Cây con giống nhau và giống cây mẹ. 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật A- Sinh sản bào tử Bào tử--->thể giao tử---> Hợp tử

- GV yêu cầu HS: + Quan sát hình ảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Viết sơ đồ tóm tắt sinh sản bào tử. - HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức sinh học ở lớp 6, thảo luận nhanh trong nhóm thống nhất ý kiến

và viết dưới dạng sơ đồ tóm tắt. - GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức

- GV hỏi:

+ Thực vật nào có kiểu sinh sản bào tử?

+ Con đường phát tán của bào tử? + Sinh sản bằng bào tử có ý nghĩa gì - HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chiếu hình ảnh về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và nhân tạo.

- GV hỏi:

+ Sinh sản sinh dưỡng là gì?

* Ý nghĩa của sinh sản bào tử: - Giúp tạo được nhiều cá thể của một thế hệ.

- Dễ dàng phát tán mở rộng vùng phân bố của loài.

B- Sinh sản sinh dưỡng

a) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

* Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hình thức sinh sản mà cơ thể con được tạo ra từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. * Hình thức sinh sản:

- Thân củ: khoai tây. - Thân rễ: gừng. - Rẽ củ: khoai lang. - Lá: lá cây bỏng.

gồm những hình thức nào?

- HS quan sát hình ảnh, phát hiện kiến thức trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV hỏi: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng nhân tạo?

- HS trả lời.

- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

- GV chiếu hình ảnh về ghép cành và ghép chồi, mô tả cách ghép chồi và ghép cành.

- HS quan sát hình ảnh và mô tả các thao tác thực hành.

- GV nhận xét, đánh giá. - HS khái quát kiến thức.

- GV hỏi: Vì sao cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

b) Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính)

- Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra nhờ tác động của con người bằng cách giâm, chiết, ghép và nuôi cấy tế bào.

3. Phương pháp nhân giống vô tính a) Ghép chồi và ghép cành * Ghép chồi: - Cắt chồi có kèm theo một phần gỗ. - Tạo chỗ ghép hình chữ T trên gốc ghép. - Chồi ghép đặt khít vào phần cắt chữ T rồi buộc dây (mạch gỗ và mạch rây sẽ nối liền chồi ghép vào gốc ghép, chồi phát triển).

* Ghép cành:

- Cắt vát gon sạch ở gốc ghép và cành ghép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS vận dụng kiến thức trả lời.

- GV nêu câu hỏi: + Thế nào là giâm cành? + Thế nào là chiết cành?

+ Những ưu điểm của cành chiết, cành giâm so với trồng cây từ hạt là gì? Cho VD.

- HS vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức sinh học 6 để trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- GV nêu câu hỏi:

+ Nuôi cấy tế bào và mô thực vật là gì?

+ Cơ sở khoa học của nuôi cấy tế bào là gì?

+ Việc nuôi cấy tế bào và mô thực

ghép rồi buộc dây giữ.

- Tầng phát sinh sinh trưởng tạo nên sự liên kết cành ghép và gốc ghép. Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. b) Chiết cành và giâm cành * Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới đem cắt trồng thành cây mới.

* Giâm cành là cắt 1đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

* Ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây mọc từ hạt: + Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn.

+ Rút ngắn thời gian phát triển của cây, nhanh cho thu hoạch nông phẩm.

c) Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

* Cơ sở khoa học:

- Mọi tế bào từ cơ quan hay mô nào đó của cơ thể thực vật đều chứa bộ gen với đầy dủ thông tin di truyền.

- HS nghiên cứu TTSGK, vận dụng kiến thức sinh học lớp 6 kết hợp kiến thức từ các phương tiện thông tin trả lời

- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

- GV nêu vấn đề:

+ Cây đỗ đen và cây lá bỏng cùng sống trong một môi trường.

+ Vì 1 lí do nào đó cả 2 loại cây này đều không ra hoa và kết quả được thì điều gì sẽ xảy ra với 2 cây - HS vận dụng kiến thức phân tích. - GV yêu cầu HS cho biết vai trò của sinh sản vô tính đối với cây trồng là gì?

- HS khái quát kiến thức

- GV hỏi: Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp? Cho VD

- HS vận dụng hiểu biết thực tế trả lời

sẽ phát triển thành cây nguyên vẹn đặc trưng cho loài, ra hoa kết quả bình thường.

* Ý nghĩa:

- Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn.

- Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống nông, lâm nghiệp.

* Ứng dụng:

- Sản xuất giống cây sạch bệnh. - Phục chế giống cây quí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giảm mặt bằng sản xuất.

4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người.

a) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

- Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b) Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người.

- Nhân nhanh giống trong thời gian ngắn.

- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.

- GV nhận xét và giúp HS khái quát kiến thức.

bệnh.

- Phục chế được giống cây trồng quý đang bị thoái hoá.

- Hạ giá thành, hiệu quả kinh tế cao.

* Kết luận chung

HS đọc kết luận SGK trang 161.

4.Củng cố

- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm

1. Hình thức tạo cơ thể mới không có sự kết hợp của giao tử đực và cái được gọi là:

a) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên b) Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo c) Sinh sản hữu tính

d) Sinh sản vô tính

2. Cho 1 tế bào đơn lẻ sống trong môi trường dinh dưỡng và tương quan hoocmôn thích hợp. Sau một thời gian phát triển thành cây nguyên vẹn. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng gì:

a) Ghép c) Giâm

b) Chiết d) Nuôi cấy mô 3. Hình thức sinh sản vô tính được thực hiện ở cây: a) Mía c) Đậu b) Ngô d) Lạc 5. Bài về nhà

Một phần của tài liệu Định hướng sử dụng tư liệu hình ảnh ở dạng kỹ thuật số trong việc thiết kế các hoạt động dạy học chương IV sinh học 11 THPT (Trang 34 - 44)