Các bước sử dụng tư liệu hình ảnh

Một phần của tài liệu Định hướng sử dụng tư liệu hình ảnh ở dạng kỹ thuật số trong việc thiết kế các hoạt động dạy học chương IV sinh học 11 THPT (Trang 29)

8. Giới hạn của đề tài

2.2.Các bước sử dụng tư liệu hình ảnh

Tôi đã tiến hành sử dụng tư liệu hình ảnh theo các bước sau:

Các bước sử dụng “tư liệu hình ảnh”

Bước 1: Nghiên cứu, phân tích nội dung SGK Bước 2: Đánh giá tranh, ảnh trong SGK

Bước 3: Tập hợp hình ảnh, phim. Xử lí sư phạm nguồn hình ảnh, phim thu được (nếu cần)

Bước 4: Lựa chọn hình ảnh, phim phù hợp nội dung. Bước 5: Sử dụng hình ảnh.

Cụ thể:

Bước 1: Nghiên cứu, phân tích nội dung, xác định mục tiêu của từng bài và của cả chương.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích nội dung, xác định mục tiêu của từng bài và của cả chương.

Bước 2: Đánh giá tranh, ảnh trong SGK để định hướng lựa chọn sử dụng tư liệu hình ảnh.

Phân tích các kênh hình trong SGK, qua đó đánh giá ưu, nhược điểm của kênh hình đã thể hiện trong SGK, đánh giá hình ảnh (thiếu hay đủ, phù hợp với nội dung chưa, chính xác chưa,…) từ đó định hướng sưu tầm, sử dụng hình ảnh, phim phù hợp với nội dung.

Bước 3:

*Tập hợp hình ảnh, phim.

Tiến hành sưu tầm hình ảnh, phim. Có thể sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo (quét ảnh màu lên máy vi tính), trên mạng Internet.

Có nhiều cách để tìm và tải hình ảnh từ Internet.

Ví dụ: Để tìm hình ảnh về sinh sản vô tính ở thực vật, có thể mở trang:

http://www.Google.com/ nhập “Sinh sản vô tính ở thực vật” vào ô Search/ Enter.

- Phim: Sưu tầm những đoạn phim, những đoạn flash liên quan, phục vụ cho nội dung dạy học.

Ví dụ: Tìm phim về sinh sản hữu tính ở thực vật, có thể mở trang:

http://www.yahoo.com/ chọn Video/ nhập “Sinh sản hữu tính ở thực vật” vào ô Search/ Enter.

Sau khi đã sưu tầm được hình ảnh, phim cần lưu vào một tệp (thư mục) nhất

định trong máy tính bằng cách: Chọn ảnh/ kích chuột phải/ Save picture as/ nhập tên cho ảnh/ Save.

* Xử lý sư phạm các hình ảnh, phim thu được.

Tất cả các hình ảnh, phim thu thập được ta tập trung vào một thư mục trong máy tính. Hình ảnh phục vụ cho dạy học cần chính xác, phù hợp nội

dung, đẹp, hấp dẫn,… Do đó, sau khi đã có nguồn hình ảnh, phim cần tiến hành các thao tác sau:

Sửa hình ảnh (nếu cần):

Có nhiều PM giúp sửa ảnh từ chuyên nghiệp đến đơn giản. Ở đây tôi sử dụng PM Paint - một PM khá phổ biến và dễ sử dụng của Window.

+ Mở Paint: Start/ Program/ Accessories/ Paint.

+ Mở hình ảnh cần sửa (File/ Open/ File cần sửa/ Open) hoặc coppy ảnh cần sửa sang Paint (chọn ảnh/ kích chuột phải/ Coppy/ Menu/ Edit/ Paste).

+ Sửa ảnh: Dùng các công cụ của Paint để sửa ảnh (xoá những phần không cần thiết, thu ảnh với kích thước phù hợp, bổ sung màu,…).

Ví dụ: Sửa các chú thích tiếng Anh sang tiếng Việt.

Bước 3: Lựa chọn hình ảnh, phim phù hợp với nội dung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi đã sưu tầm hình ảnh, phim cần thiết ta phải lựa chọn chúng theo nội dung phù hợp để sử dụng.

Bước 4: Sử dụng “Tư liệu hình ảnh”.

Sử dụng tư liệu hình ảnh ở dạng kĩ thuật số trong việc thiết kế các hoạt động dạy học Chương IV – Sinh học 11-THPT tôi dự kiến phần nội dung là các tên bài, hình ảnh, phim tương ứng cho từng bài, từng nội dung.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TƯ LIỆU HÌNH ẢNH 3.1. Cách sử dụng. 3.1.1. Hình ảnh tĩnh Hình ảnh tĩnh (tranh, ảnh SGK) là những hình ảnh có sẵn kênh hình và kênh chữ, GV có thể dùng và áp dụng hình ảnh dễ dàng, có thể in ra khổ giấy lớn. Được sử dụng rộng rãi đặc biệt là ở những vùng không sử dụng CNTT.

Bên cạnh những ưu điểm thì hình ảnh tĩnh (tranh, ảnh SGK)có những nhược điểm:

+ Tính thẩm mĩ của hình ảnh không đảm bảo hoàn toàn vì phải in ra giấy.

+ Có thể phản ánh chưa thật chính xác sự vật, hiện tượng.

+ Tốn kém do mỗi hình ảnh phải in thành một tranh lớn dễ rách, khó bảo quản

+ Vất vả trong khâu chuẩn bị, mất thời gian nếu sử dụng nhiều tranh trong một tiết học ( do GV phải treo tranh, thay đổi tranh)

+ Khó có thể thiết kế theo ý đồ sư phạm và không sử dụng được ở khâu dạy củng cố vì có sẵn kênh hình và kênh chữ.

Hình ảnh tĩnh kĩ thuật số: là những hình ảnh có sẵn kênh hình và kênh chữ nhưng ưu điểm hơn hình ảnh tĩnh (tranh, ảnh SGK)

+ Đảm bảo hình ảnh đẹp, thật

+ Ảnh sưu tầm trên nhiều nguồn nên đẹp, hình chụp nên chính xác. + Không tốn kém do chỉ cần lưư vào một đĩa CD. Dễ bảo quản, gọn nhẹ thuận tiện cho người sử dụng,…

+ Có thể quản lí, tập hợp được rất nhiều hình ảnh, ảnh đẹp gây được hứng thú học tập cho HS. GV có thể sử dụng nhiều hình ảnh trong một tiết

dạy mà không tốn thời gian, hiệu quả dạy học cao. Không vất vả khi chuẩn bị, GV có thể lựa chọn những hình ảnh phù hợp nhất cho nội dung bài dạy.

+ Nhờ các phần mềm giáo viên có thể chỉnh sửa , thay thế, bổ sung theo ý đồ sư phạm của mình

Ví dụ: Có thể sửa từ tranh có kênh hình và kênh chữ thành tranh có kênh hình (tranh câm)

Hình ảnh tĩnh phù hợp với kiến thức đặc biệt là kiến thức khái niệm, kiến thức ứng dụng, và có thể áp dụng dạy kiến thức về quá trình.

Trong SGK những hình ảnh có thể không đủ để HS có thể khái quát kiến thức. Vì vậy chúng tôi đã sử dụng tư liệu hình ảnh có sẵn để áp dụng vào bài giảng.

VD: Giảng bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật- Phần 1. Sinh sản vô tính là gì?

Sau khi phân tích nội dung, đánh giá kênh hình và kênh chữ trong SGK chúng tôi thấy các hình chủ yếu là hình minh hoạ cho kênh chữ và phần nào cũng đã phát huy được tính tích cực tìm tòi của HS. Tuy nhiên kênh hình chưa có nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung, phần nào hạn chế sự lĩnh hội kiến thức của HS. Do đó chúng tôi sử dụng tư liệu hình ảnh vào dạy phần 1. Sinh sản vô tính là gì? Như sau:

- GV: Chiếu hình ảnh

- GV hỏi: Sự sinh sản ở 3 loài cây này có đặc điểm gì giống nhau? - HS: Quan sát hình ảnh phát hiện kiến thức trả lời.

- GV nhận xét và khẳng định: Kiểu sinh sản ở 3 loài cây trong VD trên là sinh sản vô tính.

- GV hỏi: Sinh sản vô tính là gì? - HS: Trả lời.

Hình ảnh động là những đoạn phim có mầu sắc đẹp và sinh động, hấp dẫn. Có ưu điểm là mô tả rõ ràng được các quá trình, giúp HS nắm bắt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, khách quan, không trừu tượng

Dễ sử dụng theo ý đồ sư phạm của GV, có thể sửa, bổ sung,…

Hình ảnh động phù hợp với kiến thức đặc biệt là kiến thức về quá trình

Do hầu hết hình ảnh ở SGK chủ yếu là hình ảnh tĩnh, kênh hình không thể hiện được tính động của quá trình sinh học. Khai thác, bổ sung, sử dụng hình động có hiệu quả cao đối với kiến thức quá trình.

VD: Giảng bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật- Phần 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi phân tích nội dung, đánh giá kênh hình và kênh chữ trong SGK chúng tôi thấy các hình chủ yếu là hình minh hoạ cho kênh chữ và phần nào cũng đã phát huy được tính tích cực tìm tòi của HS. Tuy nhiên kênh hình chưa có nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung, phần nào hạn chế sự lĩnh hội kiến thức của HS. Hình ảnh trong SGK là hình ảnh tĩnh nên không thể hiện rõ đựợc các quá trình. Do đó chúng tôi chúng tôi sử dụng tư liệu hình ảnh vào dạy phần 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi như sau:

- GV yêu cầu HS:

+ Quan sát hình 42.1 SGK trang 164.

+ Mô tả sự phát triển của hạt phấn và túi phôi. - HS quan sát hình và mô tả

- GV nhận xét, bổ sung. Chiếu phim về sự phát triển của hạt phấn và túi phôi.

- HS chú ý theo dõi đoạn phim nắm rõ quá trình. Hoàn thiện kiến thức. 3.2. Một số giáo án có sử dụng “Tư liệu hình ảnh”.

3.2.1. Giáo án 1.

I.Mục tiêu 1.Kiến thức

- HS nêu khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

- Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng.

- Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người.

2.Kĩ năng

- Quan sát hình ảnh, thông tin nhận biết kiến thức. - Khái quát kiến thức.

- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn 3. Thái độ

- Nghiêm túc học tập, vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. II. Phương tiện và phương pháp dạy học

1. Phương tiện

- GV: SGK, SGV, tài liệu, bài giảng có sử dụng hình ảnh ở dạng kĩ thuật số

- HS: Học bài cũ, đọc bài mới, GSK, vở ghi. 2. Phương pháp

Trực quan, vấn đáp, gợi mở. III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra báo cáo thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật.

Thực vật cũng như động vật đều duy trì nòi giống của mình thông qua quá trình sinh sản. Sinh sản ở thực vật diễn ra như thế nào? Nội dung bài “Sinh sản vô tính ở thực vật” sẽ giúp trả lời một phần câu hỏi đó.

Hoạt động của GV-HS Nội dung

Hoạt động 1:

- GV: Lấy VD về sinh sản ở động vật và thực vật, phân tích VD. - GV hỏi: Sinh sản là gì? Có mấy kiểu sinh sản?

- HS: Dựa vào ví dụ và TTSGK trả lời.

- GV: Nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS: Hoàn thiện kiến thức.

Hoạt động 2:

- GV: Chiếu hình ảnh

I. Khái niệm chung về sinh sản VD: Gà đẻ và ấp trứng thành gà con, lợn đẻ con, cây ra hoa kết quả, cho hạt nảy mầm thành cây mới. * Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Có 2 kiểu sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

II. Sinh sản vô tính ở thực vật. 1. Sinh sản vô tính là gì?

- GV hỏi: Sự sinh sản ở những loài cây này có đặc điểm gì giống nhau? - HS: Quan sát hình ảnh phát hiện kiến thức trả lời.

- GV nhận xét và khẳng định: Kiểu sinh sản ở những loài cây trong VD trên là sinh sản vô tính.

- GV hỏi: Sinh sản vô tính là gì? - HS: Trả lời.

- GV: Chiếu hình ảnh và giới thiệu về 2 hình thức sinh sản vô tính đó là: Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.

* Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái. Cây con giống nhau và giống cây mẹ. 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật A- Sinh sản bào tử Bào tử--->thể giao tử---> Hợp tử

- GV yêu cầu HS: + Quan sát hình ảnh

+ Viết sơ đồ tóm tắt sinh sản bào tử. - HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức sinh học ở lớp 6, thảo luận nhanh trong nhóm thống nhất ý kiến

và viết dưới dạng sơ đồ tóm tắt. - GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức

- GV hỏi:

+ Thực vật nào có kiểu sinh sản bào tử?

+ Con đường phát tán của bào tử? + Sinh sản bằng bào tử có ý nghĩa gì - HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chiếu hình ảnh về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và nhân tạo.

- GV hỏi:

+ Sinh sản sinh dưỡng là gì?

* Ý nghĩa của sinh sản bào tử: - Giúp tạo được nhiều cá thể của một thế hệ.

- Dễ dàng phát tán mở rộng vùng phân bố của loài.

B- Sinh sản sinh dưỡng

a) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

* Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hình thức sinh sản mà cơ thể con được tạo ra từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá. * Hình thức sinh sản:

- Thân củ: khoai tây. - Thân rễ: gừng. - Rẽ củ: khoai lang. - Lá: lá cây bỏng.

gồm những hình thức nào?

- HS quan sát hình ảnh, phát hiện kiến thức trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV hỏi: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng nhân tạo?

- HS trả lời.

- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

- GV chiếu hình ảnh về ghép cành và ghép chồi, mô tả cách ghép chồi và ghép cành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS quan sát hình ảnh và mô tả các thao tác thực hành.

- GV nhận xét, đánh giá. - HS khái quát kiến thức.

- GV hỏi: Vì sao cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

b) Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính)

- Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra nhờ tác động của con người bằng cách giâm, chiết, ghép và nuôi cấy tế bào.

3. Phương pháp nhân giống vô tính a) Ghép chồi và ghép cành * Ghép chồi: - Cắt chồi có kèm theo một phần gỗ. - Tạo chỗ ghép hình chữ T trên gốc ghép. - Chồi ghép đặt khít vào phần cắt chữ T rồi buộc dây (mạch gỗ và mạch rây sẽ nối liền chồi ghép vào gốc ghép, chồi phát triển).

* Ghép cành:

- Cắt vát gon sạch ở gốc ghép và cành ghép.

- HS vận dụng kiến thức trả lời.

- GV nêu câu hỏi: + Thế nào là giâm cành? + Thế nào là chiết cành?

+ Những ưu điểm của cành chiết, cành giâm so với trồng cây từ hạt là gì? Cho VD.

- HS vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức sinh học 6 để trả lời. - GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn thiện kiến thức.

- GV nêu câu hỏi:

+ Nuôi cấy tế bào và mô thực vật là gì?

+ Cơ sở khoa học của nuôi cấy tế bào là gì?

+ Việc nuôi cấy tế bào và mô thực

ghép rồi buộc dây giữ.

- Tầng phát sinh sinh trưởng tạo nên sự liên kết cành ghép và gốc ghép. Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. b) Chiết cành và giâm cành * Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới đem cắt trồng thành cây mới.

* Giâm cành là cắt 1đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

* Ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây mọc từ hạt: + Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn.

+ Rút ngắn thời gian phát triển của cây, nhanh cho thu hoạch nông phẩm.

c) Nuôi cấy tế bào và mô thực vật.

* Cơ sở khoa học:

- Mọi tế bào từ cơ quan hay mô nào đó của cơ thể thực vật đều chứa bộ gen với đầy dủ thông tin di truyền.

- HS nghiên cứu TTSGK, vận dụng kiến thức sinh học lớp 6 kết hợp kiến thức từ các phương tiện thông tin trả lời

- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

- GV nêu vấn đề:

+ Cây đỗ đen và cây lá bỏng cùng sống trong một môi trường.

+ Vì 1 lí do nào đó cả 2 loại cây này đều không ra hoa và kết quả được thì điều gì sẽ xảy ra với 2 cây - HS vận dụng kiến thức phân tích.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Định hướng sử dụng tư liệu hình ảnh ở dạng kỹ thuật số trong việc thiết kế các hoạt động dạy học chương IV sinh học 11 THPT (Trang 29)