Sự cần thiết cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH (Trang 26 - 27)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.1Sự cần thiết cho vay hộ nghèo

Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển, đặc biệt đối với

nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợngười nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa

đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh.

Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định: Mặc dù kinh tế đất nước có thểtăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về xoá đói giảm nghèo thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tất nhiên Chính phủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho hộnghèo vươn lên

bằng những chính sách và giải pháp. Cụ thể là:

Hỗ trợngười nghèo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế:

Hộ nghèo là một bộ phận dân cư không nhỏ phần lớn tập trung ở nông

thôn . Nước ta người dân sống ở nông thôn chiếm hơn 70% dân số. Nếu thu nhập của họđược nâng lên sẽ giảm được gánh nặng cho nền kinh tế, hơn nữa họ sẽ tạo ra một nguồn sản phẩm dồi dào, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các ngành công, thương nghiệp.

Hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo được hoạch định trong chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, điều này càng khẳng định rõ định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường của Đảng và Nhà

nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nghèo đói dễ dẫn đến phát sinh các tiêu cực, các tệ nạn xã hội. Hỗ trợ

nguời nghèo giúp người nghèo có được công ăn, việc làm tạo ra nguồn thu nhập, có cơ hội xoá nguồn gốc tiêu cực góp phần thực hiện xây dựng xã hội

văn minh, bình đẳng.

Hỗ trợ người nghèo là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với mỗi quốc gia, giải quyết vấn đềđói nghèo là mối quan tâm chung của toàn xã hội và đòi hỏi phải sử dụng một nguồn lực lớn. Từ yêu cầu này mà Chính phủđã huy động các nguồn lực tổng hợp trong và ngoài nước, hoạch định chính sách, chương

trình xoá đói giảm nghèo trong cả quá trình xây dựng CNXH.

Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi chính phủđể giứp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trau dồi kinh nghiệm.

Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ nguời nghèo được thực hiện bằng các chương trình mục tiêu quốc gia nhưng cho đến thời điểm này thì hình thức tín dụng có hoàn trảlà có tính ưu việt và hiệu quảhơn cả.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN NHƯ THANH (Trang 26 - 27)