Dặn dò: (3 phút)

Một phần của tài liệu Vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế và dạy học bài ôn tập chương phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 nâng cao (Trang 34 - 39)

- Có 3 loại môi trường nhân tạo nuôi cấy VSV.

3.Dặn dò: (3 phút)

- Học bài chương I

- Xem trước nội dung bài 38: Sinh trưởng của VSV trả lới các câu hỏi + Sinh trưởng của VSV là gì?

+ Thời gian thế hệ là gì?

+ Có mấy kiểu nuôi cấy VSV? Lập bản so sánh các kiểu nuôi cấy của VSV? 2.4. TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG THEO QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN HỆ THỐNG

2.4.1. Quy trình tổ chức dạy học bài ôn tập chương theo quan điểm tiếp cận hệ thống cận hệ thống

Bước 1: GV nêu mục tiêu chương

Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho học sinh trong hoạt động 1

Bước 3: HS thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ

GV giao. GV quản lý lớp, quan sát các nhóm HS thảo luận, gợi ý nếu cần thiết.

Bước 4: Đại diện HS báo cáo kết quả nhiệm vụ đã thực hiện, HS khác nhận

xét, đánh giá, hoàn thiện kiến thức và GV đưa ra đáp án hoặc nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức

Bước 5: Quay lại bước 2, GV tiếp tục giao nhiệm vụ khác trong hoạt động

tiếp theo

Sau đó, tiếp tục quay lại bước 3, bước 4 cho đến khi bài ôn tập chương hoàn thành. GV và HS sẽ củng cố lại toàn bộ nội dung đã ôn tập.

2.4.2. Tổ chức dạy học bài ôn tập chương theo quan điểm tiếp cận hệ thống thống

Ví dụ: Tổ chức dạy BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

Bước 1: GV nêu mục tiêu chương I. MỤC TIÊU CHƯƠNG

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV.

- Phân tích được mối quan hệ giữa các giai đoạn cụ thể trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV.

- Vận dụng lí thuyết để giải thích một số hiện tượng thực tế. - Biết cách hệ thống hóa kiến thức của chương.

2. Kỹ năng

Rèn luyện được các kỹ năng sau:

- Kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp - Kỹ năng tư duy hệ thống

- Kỹ năng tự học

Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho học sinh trong hoạt động 1

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm đã học trong chương 1

GV giao nhiệm vụ cho HS: Phân tích các nội dung các bài đã học trong chương và liệt kê ra các khái niệm có trong các bài đó

Bước 3: HS thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ

giáo viên giao

Yêu cầu HS liệt kê được các khái niệm: VSV, chuyển hóa vật chất và năng lượng, hô hấp, lên men, quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng, môi trường tự nhiên, môi trường tổng hợp, môi trường bán tổng hợp, đồng hóa, dị hóa... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 4: Đại diện HS báo cáo kết quả nhiệm vụ đã thực hiện, HS khác nhận

xét, đánh giá, hoàn thiện kiến thức và GV đưa ra đáp án hoặc nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức

Bước 5: GV tiếp tục giao nhiệm vụ khác trong hoạt động tiếp theo

Hoạt động 2: Lập bản đồ/sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm trong chương và phát triển các khái niệm

Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho học sinh trong hoạt động 2

Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm và thiết kế bản đồ/sơ đồ khái niệm của chương.

Bước 3: HS thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ

giáo viên giao

GV quan sát hoạt động của các nhóm và gợi ý khi cần thiết

Bước 4: Đại diện HS báo cáo kết quả nhiệm vụ đã thực hiện, HS khác nhận

xét, đánh giá, hoàn thiện kiến thức và GV đưa ra đáp án hoặc nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức

HS vẽ sơ đồ/bản đồ lên bảng hoặc vào giấy Ao, đại diện nhóm trình bày mối quan hệ giữa các khái niệm và sự phát triển khái niệm. Các nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh sơ đồ/bản đồ.

GV đưa ra sơ đồ mẫu và yêu cầu các nhóm phân tích những điểm giống và khác nhau giữa sơ đồ/bản đồ các em đã thiết kế và sơ đồ/bản đồ mẫu. Thông qua sơ đồ/bản đồ HS hệ thống hóa được các khái niệm và nội dung kiến thức trong chương.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giáo án ôn tập chương thiết kế dựa trên vận dụng tiếp cận quan điểm hệ thống.

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Dạy học các bài tổng kết chương phần sinh học vi sinh vật theo quan điểm tiếp cận hệ thống và không theo quan điểm tiếp cận hệ thống.

STT BÀI

1 Bài 1:Bài ôn tập chương I – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vi sinh vật

2 Bài 2: Bài ôn tập chương II - Sinh trưởng và sinh sản của Vi sinh vật 3 Bài 3: Bài ôn tập chương III – Virut và bệnh truyền nhiễm

4 Bài 4: Bài ôn tập phần III – Sinh học Vi sinh vật

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả vận dụng tiếp cận hệ thống trong dạy học bài ôn tập chương phần sinh học Vi sinh vật.

3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

3.3.1. Chọn trường thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Lấp Vò I – Đồng Tháp, chúng tôi chọn hai lớp: một lớp ĐC và một lớp TN.

3.3.2. Chọn học sinh thực nghiệm

Lớp TN (lớp 10A5 có 45 HS) và lớp ĐC (lớp 10A4 có 44 HS) đều có trình độ và khả năng nhận thức trong môn Sinh học tương đối đồng đều nhau.

3.3.3. Chọn giáo viên dạy thực nghiệm

GV thực nghiệm chính là GV thực hiện luận văn. Tại lớp ĐC, GV dạy theo giáo án do chính GV thiết kế và thực hiện theo tiến trình DH thông thường. Tại lớp TN, GV dạy theo giáo án TN. Giáo án TN được biên soạn theo đúng chương trình SGK, có vận dụng tiếp cận quan điểm hệ thống trong soạn dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.4. Bố trí thực nghiệm

Thực nghiệm tiến hành song song giữa lớp TN và ĐC. Sau mỗi bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả lớp TN và ĐC với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm.

3.3.5. Kiểm tra, đánh giá

Trong TN, GV quan sát các dấu hiệu định tính của giờ học. Chúng tôi tiến hành đánh giá định lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

3.4.1. Phân tích kết quả định tính

- Phân tích – đánh giá những dấu hiệu tích cực nhận thức của HS trong quá trình dạy học ở lớp TN và ĐC thông qua các tiêu chí:

+ Thái độ của HS.

+ Sự tương tác giữa thầy và trò trong các hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. - Phân tích chất lượng của bài kiểm tra theo các tiêu chí:

+ Xác định được dấu hiệu chung, dấu hiệu bản chất của kiến thức về vi sinh vật.

+ Khả năng vận dụng kiến thức về vi sinh vật. + Độ bền của kiến thức về vi sinh vật.

3.4.2. Phân tích kết quả định lượng

- Lập bảng phân phối, bảng tần suất, bảng tần suất hội tụ (lũy tích). - Biểu diễn các đường đặc trưng phân phối.

- Tính các tham số đặc trưng thống kê. 3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.5.1. Phân tích định tính

3.5.1.1. Phân tích các hoạt động và thái độ của HS trong quá trình DH

Căn cứ vào bài kiểm tra viết, kết hợp với các câu hỏi kiểm tra vấn đáp trong quá trình DH chúng tôi thấy kết quả học tập và tính tích cực học tập ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Vận dụng tiếp cận hệ thống để thiết kế và dạy học bài ôn tập chương phần Sinh học vi sinh vật Sinh học 10 nâng cao (Trang 34 - 39)