Xuất phƣơng án cải tạo, phục hồi môi trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ nảy sinh do hoạt động mỏ kẽm chì làng hích, thái nguyên (Trang 71)

3.3.3. Các nội dung cải tạo phục hồi môi trƣờng

3.3.3.1. Cải tạo phục hồi môi trường đối với các khai trường khai thác

Khai thác tại mỏ kẽm chì Làng Hích chủ yếu là khai thác hầm lò. Do vậy cần cải tạo phục hồi môi trƣờng đối với các hầm lò để hạn chế việc sập lò, ngăn không cho ngƣời và súc vật vào. Các công việc cụ thể bao gồm :

- Vận chuyển đất đá lấp toàn bộ giếng đứng và lò thƣợng. - Vận chuyển đất đá chèn lấp cửa lò bằng.

- Xây bê tông nút hầm và bịt kín cửa lò. - Gia cố đá xung quanh cửa lò.

- Xây dựng hàng rào chắn để ngăn không cho ngƣời và súc vật vào.

3.3.3.2. Cải tạo phục hồi môi trường đối với các công trình dân dụng và công nghiệp

Đối với các khu vực văn phòng, nhà ở công nhân, thùy theo sự thỏa thuận thống nhất với địa phƣơng để có phƣơng án cải tạo phục hồi môi trƣờng.

Các công trình khu vực văn phòng, nhà ở công nhân cần tiến hành các công việc sau :

- Nếu để lại các công trình dân dụng cho địa phƣơng sử dụng thì không cần tiến hành các biện pháp cải tạo phục hồi môi trƣờng.

- Không để lại các công trình dân dụng cho địa phƣơng sử dụng thì tiến hành các công việc sau :

- Tháo dỡ các hạng mục công trình dân dụng, công nghiệp. - San lấp mặt bằng.

- Đổ đất màu với chiều dày lớp đất phủ 0,3m.

- Tiến hành trồng cây. Loại cây thích hợp ở đây là cây keo lá tràm. Tiến hành trồng cây trả lại mặt bằng nhƣ ban đầu với mật độ trồng cây 1.660 cây/ha (hàng cách hàng 3,3m, hố cách hố 3m), đúng thiết kế. Đảm bảo đúng kích thƣớc quy định (sai lệch về kích thƣớc không quá 20%) đất moi lên để cạnh miệng hố. Kích thƣớc hố cây: 30 x 30 x 30 cm.

3.3.3.3. Đối với khu vực bãi thải.

Bãi thải Sa Lung là khu vực chứa bùn thải hạt mịn, về cơ bản đến giai đoạn dừng khai thác, bùn thải tại bãi thải đã đƣợc đóng rắn. Các bƣớc tiến hành cải tạo phục hồi môi trƣờng đối với khu vực bãi thải để ngăn không cho hàm lƣơng kim loại nặng tại bãi thải ngấm xuống đất và trả lại mặt bằng cho bãi thải nhƣ ban đầu, cụ thể nhƣ sau :

- Cải tạo gia cố hồ lắng nƣớc thải rò rỉ

Xử lý nƣớc thải tại hồ lắng bằng phƣơng pháp trung hòa pH và lắng trong đạt quy chuẩn rồi xả thải ra suối. Sau đó hố lắng đƣợc cải tạo bằng cách nạo vét phần bùn đã bị lắng đọng từ trƣớc. Đất bùn đƣợc vận chuyển bằng ôtô chở về đổ tại bãi rác của thành phố. Đáy hố và thành hố các phía Đông, Tây, Nam đƣợc trải lớp màng chống thấm bentonite phủ kín cả thành hố. Xây kè đá hộc vữa xi măng mác 100, chiều dày 30cm phía ngoài hố lắng.

Để tiến hành nạo vét bể lắng bằng cơ giới phải san gạt tạo tuyến đƣờng đủ độ dốc từ bãi thải xuống bể lắng.

+ Tạo vùng đệm ban đầu

Ngay từ khi triển khai phải xúc toàn bộ đất thải (chứa quặng) và hoàn thổ lại bằng đất màu tại vùng đệm tiếp và tiến hành hoàn thổ lớp đất màu từ nơi khác trở đến tạo vùng đệm ban đầu.

+ Tạo hố lắng tuần hoàn nƣớc trong khai trƣờng

Trên mặt bằng bãi thải bố trí một hố chứa thải để lắng bùn thải, nƣớc thải đƣợc lắng lần một và dẫn sang hố chứa nƣớc trong.

+ San gạt trong giai đoạn phục hồi môi trƣờng

San gạt toàn bộ bãi thải.

Sau khi san gạt xong tiến hành lu lèn chặt đạt hệ số k = 0,9.

Bề mặt bãi thải đƣợc thiết kế có cao độ dốc theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam với độ dốc 2% để đảm bảo cho thoát nƣớc tự chảy.

Sau khi san gạt đất thải tiến hành hoàn thổ lớp đất màu dày 0,5m, đất màu đƣợc lấy từ đất đồi khu vực xung quanh.

+ Đào xây rãnh thoát nƣớc

Rãnh thoát nƣớc đƣợc xây bằng đá hộc, kích thƣớc tiết diện ngang sử dụng: đáy dƣới x đáy trên x chiều cao là: 800 x 1.800 x 800cm, đƣợc xây bằng đá hộc có vữa xi măng mác 100, chiều dày 30cm, mái đào 1/1.

Rãnh đƣợc xây bao quanh bãi thải. Rãnh thoát nƣớc có độ dốc 0,2% theo độ dốc chung của bãi thải sau khi phục hồi môi trƣờng.

Trồng cây phủ xanh: Cây trồng đƣợc lựa chọn để phủ xanh là cây keo lai, trồng cây với mật độ là: 1.660 cây/ha.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đã trình bày trên cho phép rút ra các kết luận ban đầu sau:

1. Hiện trạng khai thác và chế biến kẽm chì tại mỏ kẽm chì Làng Hích đã và đang gây ra nhiều tác động tới môi trƣờng khu vực.

- Ô nhiễm môi trƣờng không khí bởi bụi và khí độc phát sinh từ các khâu nổ mìn, bốc xúc và vận chuyển quặng, khí thải động cơ.

- Ô nhiễm tiếng ồn trong nổ mìn, vận hành thiết bị. Tiếng ồn tại khu vực xƣởng tuyển vƣợt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn gần 1,2 lần vào các năm 2009, 2011.

- Gia tăng độ đục của các dòng chảy mặt, hòa tan nhiều khoáng chất và các loại dầu mỡ trong nƣớc ngầm và nƣớc mặt. Chất lƣợng nƣớc thải tại khu khai thác Metis chỉ tiêu Zn có hàm lƣợng vƣợt 1,8-2,1 lần so với quy chuẩn môi trƣờng cho phép, nƣớc thải tại khu khai thác lò cái 1A-Mỏ Ba chỉ tiêu Pb trong các mẫu lấy năm 2009, 2010 có hàm lƣợng vƣợt quy chuẩn cho phép 1,5-2 lần, nƣớc thải tại bãi thải Sa Lung có chỉ tiêu Zn vƣợt 06 lần so với quy chuẩn cho phép, chỉ tiêu Pb có biểu hiện ô nhiễm nhẹ. Nguyên nhân là do nƣớc thải tại các khu vực này không đƣợc xử lý bằng các biện pháp hóa học mà chỉ đƣợc xử lý lắng sơ bộ nên hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc thải không đƣợc xử lý.

- Suy giảm chất lƣợng đất tại khu vực khai trƣờng và vùng phụ cận, phá hủy và biến dạng bề mặt địa hình. Cụ thể: Chất lƣợng đất tại ven suối Metis và ven suối tiếp nhận nƣớc thải của lò khai thác 1A-Mỏ Ba bị ô nhiễm nặng về chỉ tiêu Zn và Pb.

2. Các giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong khai thác kẽm chì tại mỏ kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên cần đƣợc triển khai hiện nay gồm:

- Giải pháp về cơ chế chính sách trong quản lý khai thác kẽm chì và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn khai thác

- Quản lý chất thải rắn và lỏng phát sinh trên địa bàn. - Giải quyết các vấn đề xã hội khu vực.

- Khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong khai thác kẽm chì.

3. Trên cơ sở đó Luận văn đã đƣa ra những yêu cầu phục hồi, quy hoạch và cải tạo môi trƣờng mỏ kẽm chì Làng Hích nhằm giảm thiểu tác động có hại, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng xung quanh mỏ.

II. KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ KẼM CHÌ LÀNG HÍCH HÍCH

1. Công ty TNHH MTV kim loại màu Thái Nguyên cần có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu thiết kế quy hoạch khai thác sử dụng đến khâu bảo vệ môi trƣờng.

- Mỏ kẽm chì Làng Hích cần đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến.

- Mỏ cần thƣờng xuyên tổ chức giám sát, quan trắc môi trƣờng hàng năm tại các khai trƣờng.

2. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên cần phối hợp các ban ngành của tỉnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng do khai thác kẽm chì.

- Cần cơ chế quy định chi tiết khen thƣởng và xử phạt đối với các đơn vị trong việc bảo vệ môi trƣờng.

- Giám chặt chẽ công tác bảo vệ môi trƣờng tại các mỏ.

- Tăng cƣờng các dự án bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh đặc biệt trong lĩnh vực khai thác kẽm chì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Ngọc Cẩn, Trần Tuấn Anh, Trần Trọng Hòa, Phạm Thị Dung, Ngô Thị Phƣợng, Trần Quốc Hùng, Búi Ấn Niên, Nguyễn Viết Ý, Trần Văn Hiếu (2011), “Đặc điểm quặng hóa và khoáng chất các kẽm chì Làng Hích”, Tạp chí các khoa học về Trái Đất, 1, (33), 85-93.

2. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên (1998), Báo cáo đánh giá

tác động môi trường mỏ kẽm chì Làng Hích - Thái Nguyên.

3. Phạm Ngọc Đăng (2003), Môi trường không khí.

4. Lƣu Đức Hải (2000), Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Lƣu Đức Hải (2002), Các nguyên lý khoa học môi trường, Tập bài giảng, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên.

6. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2000), “Đánh giá tác động môi trường”,

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục

8. Nguyễn Văn Niệm, Mai Trọng Tú, Bùi Hữu Việt, Nguyễn Anh Tuấn (2008),”Đặc điểm địa hóa và tác hại đối với sức khỏe cộng đồng của nguyên tố chì (Pb) trong môi trƣờng ở Việt Nam”, Tạp chí địa chất, loạt A, (309);

9. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Thái Nguyên (2011), Đề án khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

10.Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình “Công nghệ môi trường”, Nhà xuất bản Đại học QUốc gia Hà Nội.

11.Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích, Báo cáo kết quả kiểm soát ô nhiễm năm 2009, 2010, 2011

12.Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích (2011), Báo cáo kinh tế kỹ thuật đào lò xây dựng cơ bản năm 2011

13.Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích (2011), Báo cáo về việc hoạt động và khai thác chế biến khoáng sản của Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích.

14. Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích (2011), Thuyết minh cải tạo xưởng tuyển Xí nghiệp kẽm chì Làng Hích.

15.Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Giáo trình “Ô nhiễm môi trường”, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên-Đại học quốc gia Hà Nội

Tiếng Anh

1. J.Glynn Henry and Gary vW.Heinke (1989), Enviroment science and Engineering, Prentice Hall. Engiewood Cllffs.N.J.07632

PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÓ LIÊN QUAN

Tổ ép lọc thuộc phân xƣởng tuyển quặng

Hồ chứa bùn thải của xƣởng tuyển (Bãi thải Sa Lung)

Cửa xả nƣớc thải ra suối Làng Mới của Bãi thải Sa Lung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ nảy sinh do hoạt động mỏ kẽm chì làng hích, thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)