3.1.3.1 . Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất
Bảng 3.8. Chất lượng đất tại ven suối Metis
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
QCVN 03:2008/BTNMT 2009 2010 2011 1 pH - 5,6 6,5 7,2 - 2 Fe mg/kg 1789,5 2568,4 5648,3 - 3 Zn mg/kg 270,5 536,3 758,7 300 4 Pb mg/kg 50,75 83,1 95,8 300 Nguồn: [11] Ghi chú:
- QCVN 03: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
Nhận xét:
Qua bảng kết quả trên ta thấy hàm lƣợng Pb, Zn trong đất cao. Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng chất lƣợng đất tại ven suối Metis bị ô nhiễm nặng về Zn và Pb. Nếu
không có biện pháp xử lý là giảm hàm lƣợng Pb, Zn trong đất, các chỉ tiêu ô nhiễm sẽ ngấm vào nƣớc ngầm gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng.
Bảng 3.9. Chất lượng đất tại ven khe suối tiếp nhận nước thải của lò khai thác 1A, mỏ 3 thuộc xí nghiệp kẽm chì Làng Hích
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
QCVN 03:2008/BTNMT 2009 2010 2011 1 pH - 6,1 6,4 7,2 - 2 Fe mg/kg 3523,5 59268,5 18728,5 - 3 Zn mg/kg 4294,5 17313,5 64992 300 4 Pb mg/kg 1293 2605 23985 300 Nguồn: [11] Ghi chú:
- QCVN 03: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
Nhận xét:
Qua bảng kết quả trên ta thấy hàm lƣợng Pb, Zn đều vƣợt quy chuẩn rất nhiều lần. Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng chất lƣợng đất tại ven khe suối tiếp nhận của lò khai thác 1A- Mỏ Ba bị ô nhiễm nặng về Zn và Pb. Nếu không có biện pháp xử lý là giảm hàm lƣợng Pb, Zn trong đất, các chỉ tiêu ô nhiễm sẽ ngấm vào nƣớc ngầm gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng.
3.1.3.2. Dự báo ô nhiễm môi trường đất
Mặc dù có tính đệm và có khả năng tự làm sạch và ít bị ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi các chất gây ô nhiễm song sự tích lũy các chất bẩn theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng đất.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng đất bao gồm: - Chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất.
- Ô nhiễm môi trƣờng không khí và nƣớc thải. Các chất ô nhiễm trong không khí theo nƣớc mƣa chảy tràn, chất ô nhiễm trong nƣớc thải ngấm xuống đất làm ảnh howngr đến chất lƣợng đất gây suy thoái đất.
Do vậy, trong thời gian tới nếu nhƣ mỏ mở rộng nâng cao công suất khai thác và chế biến và không áp dụng các biện pháp xử lý triệt để thì chất lƣợng đất sẽ bị suy giảm.
3.1.4. Hiện trạng tác động đến thảm thực vật
Trong điều kiện mỏ kẽm chì Làng Hích, do đất đá thải đều có chứa kẽm chì, nên ở khai trƣờng khai thác xong hoặc tạm dừng khai thác, các bãi thải dừng đổ thải đều đƣợc phủ xanh nhanh chóng bằng keo lá tràm. Trên lớp bề mặt khu vực các khai trƣờng đã tạm dừng khai thác cây cỏ đã phủ xanh. Tại các sƣờn dốc, có một số cây phát triển đƣợc, nhƣng do độ dốc cao nên một số cây hạn chế. Trên các sƣờn núi cũng diễn ra quá trình phủ xanh tự nhiên bởi các cây thấp thân thảo hoặc thân cỏ.
Ở mỏ kẽm chì Làng Hích, thực vật tiên phong là cỏ tranh, sau một thời gian cây bụi sẽ trở lại và sau cùng là các cây to hơn. Tuy nhiên, nếu không có sự tác động của con ngƣời thì các cây to trở lại rất chậm. Về mặt phục hồi môi trƣờng, bản thân sự xuất hiện và phát triển của các cây thân cỏ trong giai đoạn đầu sẽ rất có lợi giúp giữ độ ẩm nhất định, tránh đƣợc hiện tƣợng xói mòn đất xảy ra trong mùa mƣa bão.
3.1.5. Hiện trạng tác động của khai thác kẽm chì tới hoạt động kinh tế xã hội trong vùng hội trong vùng
Hoạt động khai thác kẽm chì Làng Hích có tác động nhiều mặt tới sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng, cụ thể gồm:
- Tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của ngƣời dân địa phƣơng thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của dân cƣ, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng.
- Hoạt động khai thác tại mỏ kẽm chì Làng Hích tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất luyện kim ở nƣớc ta, tác động tích cực tới sự tăng trƣởng ngành công nghiệp và giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động khai thác tại mỏ kẽm chì Làng Hích gây ra một số ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế xã hội trong vùng, cụ thể nhƣ sau:
- Quá trình hoạt động và vận chuyển gây nên bụi sẽ ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân xung quanh khu vực và dọc hai bên tuyến đƣờng vận chuyển.
- Mối quan hệ giữa mỏ và nhân dân địa phƣơng là hết sức nhạy cảm, do vậy nếu không có sự mềm dẻo khéo léo của lãnh đạo cũng nhƣ công nhân trong mỏ sẽ gây mâu thuẫn giữu mỏ và nhân dân địa phƣơng làm ảnh hƣởng đến trật tự xã hội tại địa phƣơng.
- Quá trình sản xuất nếu không có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp sẽ gây nên một số biến động môi trƣờng nƣớc dùng trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân địa phƣơng, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản xuất cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời dân địa phƣơng.
- Các hoạt động vận chuyển quặng sau tuyển nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy định về vận chuyển, làm rơi vãi nhiều vật liệu thải sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng và tuổi thọ hệ thống đƣờng xá, cầu cống.
3.1.6. Hiện trạng tác động của khai thác kẽm chì tới sức khỏe cộng đồng
Việc khai thác chế biến kẽm chì đang gây ra các tác động tới môi trƣờng sức khỏe của công nhân và nhân dân xung quanh khu vực thực hiện dự án. Hoạt động khai thác chế biến kẽm chì gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, điều đó chính là tác nhân gây ảnh hƣởng đến sức khỏe của công nhân lao động cũng nhƣ một số dân cƣ sống xung quanh khu vực thực hiện dự án.
Các bệnh đặc trƣng do hoạt động khai thác kẽm chì gây ra chủ yếu là các bệnh nghề nghiệp nhƣ: Bệnh nhiễm chì, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột và bụi phổi.
Theo các số liệu thống kê của Phòng Y tế của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên cho thấy, số công nhân mắc bệnh bụi phổi hàng năm có khoảng 5-6 ngƣời, chiếm tỷ lệ 2,03%; Số công nhân mắc bệnh nhiễm chì hàng năm có xu
hƣớng tăng lên (năm 2009: 5 ngƣời chiếm tỷ lệ: 2,03%, năm 2010: 7 ngƣời, chiếm tỷ lệ: 2,845%, năm 2011: 8 ngƣời chiếm tỷ lệ: 3,25%); Bệnh đau mắt do liên quan đến môi trƣờng nƣớc và không khí tại nơi làm việc. Hàng năm có từ 20-60% số ngƣời mắc các bệnh về mắt; Bệnh ngoài da do liên quan đến môi trƣờng lao động đặc biệt là môi trƣờng lao động trong hầm lò. Hàng năm có từ 7-17% số ngƣời mắc bệnh.
Theo số liệu thống kê của trạm y tế xã Tân Long cho thấy, ngƣời dân xung quanh khu vực thực hiện dự án đặc biệt là những ngƣời dân sống gần khu vực mỏ kẽm chì Làng Hích, một số nhỏ ngƣời dân bị mắc các bệnh do kẽm chì gây ra, đặc biệt là bệnh nhiễm chì. Số ngƣời dân mắc bệnh nhiễm chì hàng năm khoảng từ 2-3 ngƣời chiếm tỷ lê 0,03%.
Hàng năm Công ty TNHH MTV đều tổ chức khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nhiễm chì cho công nhân và một số dân cƣ sống quanh khu vực thực hiện dự án và tổ chức tẩy chì kịp thời đối với những ngƣời nhiễm chì>9mg/l.
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong khai thác kẽm chì Làng Hích kẽm chì Làng Hích
3.2.1. Các giải pháp quản lý
3.2.1.1. Quản lý rủi ro
Đối với các sự cố cháy nổ và an toàn lao động, cần nâng cao hiểu biết về vấn đề an toàn và bảo vệ môi trƣờng của các đơn vị khai thác khoáng sản. Các cơ quan chức năng cần tiến hành kiểm tra định kỳ công tác phòng chống cháy nổ, an toàn lao động. Các tài liệu chỉ dẫn của các thiết bị và các máy móc xây dựng phải luôn kèm theo thiết bị máy móc. Các thông số kỹ thuật phải đƣợc kiểm tra định kỳ. Hàng năm, phải tổ chức mở lớp tập huấn đào tạo nâng cao tay nghề kỹ thuật vận hành các trang thiết bị, đào tạo các quy trình lập kế hoạch quản lý và ứng cứu các sự cố kịp thời.
3.2.1.2. Quản lý chất thải
Hoạt động khai thác kẽm chì đã sản sinh ra một số lƣợng lớn chất thải ở hai dạng rắn và lỏng. Chất thải lỏng bao gồm nƣớc trong quá trình sản xuất có chứa
chất cặn, rắn lơ lửng và hàm lƣợng kim loại cao hoặc thẩm thấu hay tràn từ đập thải và khu vực mỏ.
* Quản lý chất thải lỏng
Thực tế công nghiệp mỏ trên thế giới và trong nƣớc cho thấy rằng tất cả các chất thải lỏng (bùn thải và nƣớc thải) của quá trình khai thác và chế biến đều có thể lƣu giữ trong các bãi thải có đập chắn. Bãi thải và các đập chắn (còn gọi là đê bãi thải) đƣợc thiết kế theo các tiêu chuẩn nhất định nhằm giảm thiểu tối đa các yếu tố độc hại gây suy thoái môi trƣờng và điều hòa lƣợng nƣớc trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Trƣớc tiên, đập chắn là một phần của hệ thống ngăn nƣớc, đƣợc thiết kế để có thể chứa toàn bộ nƣớc thải sản xuất và nƣớc mƣa của khu vực mỏ. Đập còn có hệ thống kênh mƣơng dẫn sao cho các loại nƣớc có hóa chất độc hại đƣợc chảy xuống phía dƣới, khi các chất thải đi qua sẽ giữ lại trong bể chứa trƣớc khi đƣợc bơm vào hệ thống xử lý tuần hoàn.
* Quản lý chất thải rắn
Các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai thác tƣơng đối nhiều và rất đa dạng, phong phú bao gồm các loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn do khai thác mỏ phát sinh. Các loại chất thải rắn sinh hoạt có thể thu gom và xử lý theo đúng yêu cầu thu gom xử lý rác thải sinh hoạt thông thƣờng. Các loại chất thải rắn sản xuất thì tùy thuộc vào loại hình chất thải để có biện pháp xử lý thích hợp. Hiện nay, chất thải rắn phát sinh từ khai thác kẽm chì chủ yếu là đất đá thải và đất đá này thƣờng đƣợc đổ thải ngay gần khu vực khai trƣờng và các vùng trũng xung quanh khi có nhu cầu san lấp.
Lƣợng đất đá thải từ khai thác kẽm chì khá lớn, trong quá trình đổ thải dễ gây sạt lở, rửa trôi và bồi lấp các khu vực phía dƣới bãi thải khi có mƣa to. Do vậy, cần phải xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ phía dƣới chân bãi thải. Việc phục hồi thảm thực vật trên bề mặt bãi thải cần có một lớp đất màu mỡ hoặc lớp đất thải phù hợp.
3.2.1.3. Các giải pháp quản lý vấn đề xã hội
- Xây dựng cơ sở vật chất cho công nhân nhƣ nhà ăn, nhà ở, nhà vệ sinh tắm giặt và dịch vụ y tế.
- Để hạn chế các xung đột giữa nhân dân địa phƣơng và công nhân khai thác cần có sự khôn khéo và mềm dẻo trong quản lý và điều hành, sử dụng tối đa ngƣời địa phƣơng. Trong khi lập quy hoạch cần thiết kế khu dân cƣ hợp lý, tránh hiện tƣợng mất trật tự an ninh xã hội cũng nhƣ vệ sinh môi trƣờng của khu dân cƣ.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng khu vực khai trƣờng và tuyến đƣờng vận chuyển đến từng hộ gia đình, khu công cộng, các nhà máy, xí nghiệp và bệnh viện.
3.2.2. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng trong khai thác
3.2.2.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí
Khu vực có hàm lƣợng bụi cao hiện nay là tại khu vực máy khoan đang hoạt động, khu vực bốc xúc và các tuyến đƣờng vận chuyển do đó biện pháp khắc phục chủ yếu là:
- Đối với khu vực nổ mìn: dùng phƣơng pháp khoan ƣớt hoặc dập bụi bằng phun nƣớc tại nơi khoan.
- Đối với bụi phát sinh do các phƣơng tiện giao thông, biện pháp áp dụng hiện nay và có hiệu quả là tƣới nƣớc trên đƣờng vận chuyển. Tại các khu vực có cƣờng độ bụi sinh ra lớn cần tƣới nƣớc nhiều lần vào những ngày khô hanh, nắng, nóng. Trồng cây xung quanh khai trƣờng và dọc tuyến đƣờng vận chuyển để hạn chế tiếng ồn và bụi. Mặt khác hàng năm phải tăng cƣờng nâng cấp đƣờng, duy tu bảo dƣỡng thƣờng xuyên, các xe vận chuyển phải che kín, cần quy định chế độ phạt đối với các lái xe không tuân thủ quy định chung về bảo vệ môi trƣờng.
- Đối với các khu vực bốc xúc: công nhân làm việc tại đây phải đƣợc trang bị khẩu trang, hạn chế bốc xúc bằng thủ công, vào những hôm trời hanh khô và có gió cần phải tƣới nƣớc dập bụi tại khu vực bốc xúc.
3.2.2.2. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước
- Nƣớc thải phát sinh từ các hầm lò đƣợc đƣa về các bể lắng để lắng các chất bùn cặn, sau đó đƣợc bơm xuống sử dụng cho xƣởng tuyển.
- Nƣớc thải của quá trình tuyển chủ yếu là TSS, một lƣợng nhỏ hóa chất tuyển nổi và kim loại nặng.
- Hiện tại nƣớc thải của xƣởng tuyển một phần nƣớc thải trong đó bao gồm nƣớc thải do làm mát máy móc thiết bị, phun rửa quặng đƣợc thải qua bể lắng và đƣợc bơm trở lại tuần hoàn cho quá trình sản xuất, phần nƣớc thải và bùn cặn đƣợc bơm xuống hồ chứa tại bãi thải Sa Lung. Nƣớc thải không đƣợc xử lý lắng sơ bộ qua bể lắng và cũng không đƣợc xử lý bằng hóa chất nên hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc thải còn rất cao, chất lƣợng nƣớc thải ra ngoài môi trƣờng không đảm bảo, ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc ngầm, môi trƣờng đất và môi trƣờng nƣớc mặt. Vì vậy cần phải xử lý nƣớc thải của xƣởng tuyển trƣớc khi thải ra ngoài môi trƣờng triệt để hơn nữa để hạn chế các tác động xấu đến môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm và môi trƣờng đất. Đề xuất biện pháp xử lý nƣớc thải của xƣởng tuyển, cụ thể nhƣ sau:
* Phƣơng án xử lý: Gồm hai nội dung:
- Lắng cặn nƣớc thải: Lắng nƣớc thải bằng bể lắng nhằm loại bỏ cặn ra khỏi nƣớc thải.
- Trung hoà tính axit và keo tụ ion kim loại.
Nguyên lý xử lý các ion kim loại trong nƣớc thải mỏ:
+ Dùng vôi đƣa pH về trung tính để kết tủa các ion kim loại nặng và các ion chứa lƣu huỳnh.
Các axit sunfuric, axit sunfurơ, axit asenic, flohydric... đều phản ứng với vôi tôi (nƣớc vôi đặc) tạo thành các muối canxi kết tủa.
Các ion kim loại tồn tại trong nƣớc thải (Pb, Cu, Zn, Cd...) phản ứng với ion OH- (tạo bởi sữa vôi Ca(OH)2) trong nƣớc tạo thành hydroxit kết tủa lắng xuống đáy bể xử lý.
Các phản ứng đƣợc sử dụng gồm: Ca(OH)2 = Ca+2 + 2 OH- Ca+2 + SO4-2 = CaSO4 (pH = 7,8 -8) (1) Zn+2 + 2 OH- = Zn(OH)2 (pH = 9,5-9,7) (2) Pb+2 + 2 OH- = Pb(OH)2 (pH = 9,5-9,7) (3) Cu+2 + 2 OH- = Cu(OH)2 (4)
Theo phƣơng án này vôi cục sau khi đƣợc tôi thành sữa vôi sẽ đƣợc cấp vào dòng nƣớc thải để thực hiện các phản ứng nói trên. Lƣợng sữa vôi sử dụng sẽ phải xác định trực tiếp thông qua việc kiểm tra độ pH. Nƣớc thải sau khi đã tách cặn đƣợc đƣa vào bể phản ứng, tại đây các phản ứng trung hoà nâng pH sẽ xảy ra làm