THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng NN&PTNT TP PHỦ LÝ- HÀ NAM (Trang 33 - 40)

THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

2.2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

NGÂN HÀNG NN&PTNT THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến việc mở rộng đầu tư tín dụng và các loại hình tín dụng của ngân hàng, NHNo&PTNT Thành Phố Phủ Lý luôn sát sao tới hoạt động huy động vốn.Địa bàn hoạt động của chi nhánh còn hạn hẹp, toàn thành phố công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, mức đầu tư thấp hiệu quả đầu tư chưa cao, thêm vào đó là sự cạnh tranh của các chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần được đầu tư về cơ sở vật chất đã ảnh hưởng lớn đến thị phần huy động vốn và cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Phủ Lý. Nhưng ngân hàng cũng không ngừng nỗ lực để bám sát được mục tiêu kinh doanh, từng bước mở rộng, phát triển các dịch vụ của ngân hàng hơn nữa. Sau đây là tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Thành Phố Phủ Lý trong 3 năm 2010-2012

2.2.1Tăng trưởng nguồn vốn huy động

Bảng 2.6 Tăng trưởng vốn huy động của NHNo&PTNT Thành Phố Phủ Lý 2010-2012

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng vốn huy động 84.430 146.520 175.592 218.488 Tăng trưởng vốn huy động - 62.090 29.072 42.896 Tỷ lệ tăng trưởng (%) - 73,54% 19,84% 24,43%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)

2010, hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều thuận lợi, tổng nguồn vốn tăng 62.090 triệu đồng, tương ứng tăng 73,54% so với năm 2009, nguyên nhân của việc tăng quy mô nguồn vốn huy động nhiều như vậy phần lớn là do ở trong địa bàn thành phố có một số khu dân cư được đền bù giải phóng mặt bằng, tận dụng được cơ hội này ngân hàng đã đến từng hộ gia đình, vận động họ gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng lãi suất ưu đãi. Một phần cũng do sự cố gắng của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác huy động vốn.Bước sang năm 2011, một năm khó khăn chung của nền kinh tế, khi mà lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ cùng với việc đưa ra trần lãi suất huy động của NHNN cho các TCTD là 14%/năm đã làm cho việc huy động vốn của hầu hết các ngân hàng trong đó có NHNo&PTNT Thành phố Phủ Lý gặp nhiều khó khăn và làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng giảm mạnh so với năm 2010, tuy vậy về quy mô tiền gửi của ngân hàng vẫn tăng . Năm 2012 tình hình huy động vồn của ngân hàng đã được cải thiện hơn, tổng nguồn vốn huy động tăng 42.896 triệu đồng tương ứng tăng 24,43 % so với năm 2011. Năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, lạm phát đã được kiềm chế về mức 1 con số, chính vì vậy mà mặc dù lãi suất huy động có giảm, xong vẫn hấp dẫn người gửi tiền hơn trong điều kiện lạm phát cao như năm 2011.Để đạt được kết quả như vậy cũng một phần do sự cố gắng của tất cả cán bộ nhân viên trong ngân hàng, và việc áp dụng các chương trình khuyến mại một cách hợp lý của ngân hàng

2.2.2.Cơ cấu huy động vốn

2.2.2.1.Cơ cấu huy động vốn theo thời gian

Trong hoạch định chiến lược huy động vốn, nâng cao hiệu quả huy động vốn thì vấn đề quan tâm hàng đầu là phải xem xét nguồn vốn tương ứng với nhiều kì hạn cho phù hợp.

Bảng 2.7 Cơ cấu vốn huy động theo thời gian của NHNo&PTNT TP Phủ Lý

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng giảm Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng giảm Tổng NVHĐ 146.520 100 175.592 100 29.072 218.488 100 42.896 TG KKH 8.059 5,50 6.380 3,63 -1.679 14.013 6,41 7.633 TGCKH <12 tháng 127.217 86,83 156.300 89,01 29.083 173.612 79,46 17.312 TGCKH > 12 tháng 11.244 7,67 12.912 7,36 16.68 30.863 14,13 17.951 ( Nguồn: Báo cáo kết quả động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo thời gian của NHNo&PTNT TP Phủ Lý

Đơn vị: Triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)

dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cụ thể tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng chiếm 86,83% vào năm 2010, 89,01% vào năm 2011 và chiếm 79,46% năm 2012. Mặc dù năm 2012 nguồn tiền gửi này tăng lên về quy mô nhưng lại giảm về tỷ trọng so với 2 năm trước. Đây là nguồn vốn có tính ổn định tương đối cao, đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội đầu tư và chủ động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hơn. Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là các khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định, gửi tiền vì mục đích an toàn và sinh lợi. Lãi suất huy động tương đối cao là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đối tượng khách hàng này. Xong cũng cần xem xét việc áp dụng lãi suất sao cho phù hợp nhằm tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng, đặc biệt là chi phí phi lãi suất.

Loại tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng tăng về quy mô qua các năm, năm 2011 tăng rất ít về khối lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng so với năm 2010,cũng dễ hiểu vì năm 2011 giá trị VNĐ không ổn định nên khách hàng thường e ngại gửi kì hạn dài. Sang năm 2012 thì nguồn vốn này đã tăng lên là 30.863 triệu đồng, tăng 17.951 triệu đồng tương ứng tăng 139 % so với năm 2011. Nguồn tiền gửi này tăng cao mang lại sự chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng đặc biệt là đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tín dụng trung dài hạn cho ngân hàng

Lượng tiền gửi không kì hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 lượng tiền gửi KKH giảm 1.679 triệu đồng tương ứng giảm 20,83 % so với năm 2010. Năm 2012 lượng tiền này đã tăng lên cả quy mô và tỷ trọng so với 2 năm trước, cụ thể là tăng 7.633 triệu đồng tương ứng tăng 119,6% so với năm 2011.Loại tiền này gửi vào nhằm mục đích thanh toán, chứ không chỉ là sinh lời, dựa trên số dư tài khoản tiền gửi này ngân hàng cung cấp một số phương tiện thanh toán như séc. ủy nhiệm thu, chi,dịch vụ rút tiền tự động qua ATM, loại tiền gửi này tăng lên thì việc cung cấp các dịch vụ nói trên của ngân hàng mới phát triển hơn được, tạo điều kiện giao dịch với nhiều khách hàng từ đó mở rộng quan hệ với khách hàng .Cho thấy, nhánh đã ngày càng phát triển hơn nữa hoạt động thẻ và hoạt động thanh toán. Chi phí sử dụng nguồn vốn này thấp xong cũng cần xét tới yếu tố rủi ro của kì hạn của nó bởi đây là nguồn vốn

kém bền vững.

2.2.2.2.Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Bảng 2.8 Cơ cấu vố huy động theo loại tiền của NHNo&PTNT TP Phủ Lý Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tăng giảm Giá trị Tỷ trọng (%) (% (%) Tổng NVHĐ 146.520 100 175.592 100 29.072 218.488 100 42.896 TG VNĐ 138.591 94,59 170.352 97,02 31.76 213.520 97,73 43.168 TG bằng NT 7.929 5,41 5.240 2,98 -2.689 4.968 2,27 -272

( Nguồn: Báo cáo kết quả động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012) Biểu đồ 2.6 Cơ cấu vố huy động theo loại tiền của NHNo&PTNT

TP Phủ Lý

Đơn vị: Triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn huy động bằng nội tệ của chi nhánh luôn chiếm đa số, Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, và giảm dần qua các năm, năm 2010 tỷ trọng là 5,41% giảm xuống còn

2,27% vào năm 2012, không những giảm về tỷ trọng về giá trị tuyệt đối.

Năm 2011 lạm phát tăng cao, VNĐ mất giá nên khách hàng không ưa thích gửi tiết kiệm bằng VNĐ và có xu hướng chuyển sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.Tuy nhiên để bình ổn lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô NHNN đã ban hành quyết định số 750/QĐ-NHNN áp trần lãi suất 3%/năm đối với tiền gửi bằng USD và tăng dự trữ bắt buộc thêm 2% đối với tiền gửi ngoại tệ. Sau đó 1 tháng NHNN lại tiếp tục đưa ra thông tư 14/2011/TT-NHNN quy định lãi suất vốn huy động tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng từ 3% xuống 2%/năm. Do đó mà các khách hàng đặc biết là khách hàng cá nhân lại chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Đứng trước tình hình đó NHNo& PTNN Thành Phố Phủ Lý cũng gặp khó khăn trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ khiến cho quy mô và tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm mạnh so với năm 2010

Sang năm 2012, Sự ổn định của tỷ giá, cùng với chênh lệch lãi suất giữa tiền đồng và ngoại tệ ở mức cao, là yếu tố cơ bản để các ngân hàng thu hút nguồn vốn tiền gửi bằng VNĐ và làm cho việc huy động vốn bằng ngoại tệ của các ngân hàng nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Phủ Lý giảm so với năm 2011 là 272 triệu đồng. Việc huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng là thấp một phần là do khan hiếm nguồn ngoại tệ trên địa bàn. Mặt khác chi nhánh còn nhỏ, khách hàng truyền thống chủ yếu là các hộ sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động còn chưa được mở rộng, sự cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác chưa cao. Đó chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc huy động vốn bằng ngoại tệ của ngân hàng lại thấp, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao của cấp trên trong năm 2012. Các cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng cũng cần chủ động đề ra các biện pháp, hình thức huy động đa dạng, lãi suất huy động ngoại tệ linh hoạt hơn nữa để thu hút được nhiều vốn ngoại tệ hơn nữa.

2.2.2.3.Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng

NHNo&PTNT TP Phủ Lý

Đơn vị: Triệu

đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng, giảm Giá trị Tỷ trọng (%) Tăng, giảm Tổng NVHĐ 146.520 100 175.592 100 29.072 218.488 100 42.896 TG dân cư 138.474 94,51 167.560 95,43 29.086 208.850 95,59 41.290 TG TCKT 8.046 5,49 8.032 4,57 -14 9.638 4.41 1.606

(Nguồn: Báo cáo kết quả động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vố huy động theo đối tượng khách hàng NHNo&PTNT TP Phủ Lý

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012)

Dễ dàng nhận thấy được lượng tiền từ dân cư chiếm tỷ trọng rất cao và có xu hướng tăng dần qua các năm,từ 138.474 triệu đồng năm 2010 tăng lên

208.850 triệu đồng vào năm 2012. Đây là nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân, hộ gia đình, gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời là chủ yếu, dựa vào địa bàn hoạt động mà chi nhánh đã tập trung khai thác và không ngừng mở rộng nguồn vốn này, không những vậy đây còn là nguồn tiền có tính chất ổn định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên xu hướng tăng tiền gửi dân cư là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy chi nhánh đã có được lòng tin, sự tín nhiệm của người dân hơn nữa

Trái ngược lại với tiền gửi từ dân cư, tỷ trọng tiền gửi từ đơn vị, tổ chức kinh tế đang có xu hướng giảm dần qua các năm, khối lượng huy động năm 2011 là 8.032triệu đồng giảm nhẹ so với năm 2010. Năm 2012 khối lượng tiền gửi này có tăng lên so với hai năm 2010 và 2011, nhưng tăng không đáng kể và tỷ trọng của tiền gửi từ đơn vị, tổ chức kinh tế trên tổng nguồn vốn huy động lại giảm xuống còn 4,41% cho thấy các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng còn rất ít, trái ngược với các ngân hàng khác nguồn vốn từ tổ chức kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn huy động từ dân cư ,nguyên nhân một phần là do phạm vi và tính chất hoạt động của ngân hàng chủ yếu là hoạt động trên địa bàn không gần trung tâm thành phố và một phần địa bàn hoạt động là ở các xã nông thôn, nếu chi nhánh thu hút được thêm nhiều khách hàng là đơn vị, tổ chức kinh tế thì quy mô của nguồn vốn huy động sẽ tăng lên rất cao, vì khối lượng tiền mà mỗi tổ chức kinh tế gửi vào thường là rất lớn. Xu hướng giảm tỷ trọng, cũng như khối lượng nguồn vốn này là không tốt cho ngân hàng, chính vì vậy chi nhánh cần mở rộng quan hệ, với các đối tượng khách hàng này hơn nữa

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng NN&PTNT TP PHỦ LÝ- HÀ NAM (Trang 33 - 40)