Các chứng từ gốc khi được chuyển về văn phòng cần phải được phân loại, sắp xếp riêng theo từng nội dung để thuận tiện cho công tác theo dõi, đối chiếu số liệu để vào các hồ sơ, thẻ, bảng liên quan.
Hiện tại ở Công ty, khi có nhu cầu xuất vật tư cho sản xuất thì phân xưởng phải viết giấy đề nghị xuất vật tư. Phiếu này được mang xuống phòng kế toán để viết phiếu xuất kho.Sự phê duyệt giấy đề nghị xuất vật liệu chỉ mang tính hình thức làm cho thủ tục thêm rườm rà, phức tạp, không cần thiết, đôi khi làm chậm tiến độ sản xuất. Để khắc phục điều này công ty có thể lập phiếu xuất vật tư theo hạn mức cho từng phân xưởng và theo đó các phân xưởng xuống lĩnh vật tư. Phiếu này do phòng kế hoạch lập và nêu rõ quy định mỗi lần xuất vật tư không nên quá một số lượng nào đó, để tránh tình trạng tồn ở phân xưởng quá nhiều, gây ứ đọng vốn trong doanh nghiệp.
Cụ thể, hạn mức được duyệt cho một hay nhiều loại vật tư: Hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật liệu được duyệt trên cơ sở khối lượng sản xuất sản phẩm trong tháng theo kế hoạch và định mức tiêu hao vật liệu cho mỗi đơn vị sản phẩm. Số lượng thực xuất trong tháng do thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt theo yêu cầu sử dụng từng lần, số lượng thực xuất từng lần. Phiếu này được lập làm hai liên, người nhận vật tư giữ 1 liên, một liên giao cho thủ kho.
Cuối tháng dù hạn mức còn hay hết, thủ kho căn cứ vào cả 2 phiếu, cộng số thực xuất trong tháng để ghi thẻ kho và ký tên vào phiếu xuất. Sau đó chuyển cho phòng kế hoạch 1 liên, 1 liên gửi về phòng kế toán.
Biểu 3.1:Phiếu xuất vật tư theo hạn mức PHIẾU XUẤT VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
Ngày tháng năm Bộ phận sử dụng:
Lý do xuất Xuất tại kho STT Tên vật Mã vật Đơn vị Hạn mức được duyệt
Số lượng xuất Đơn giá
Thành tiền
Ngày … Cộng
Phụ trách bộ phận Phòng kế hoạch Thủ kho
Cuối kỳ kế toán nên lập “ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” để theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ tại các kho, làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức vật tư, công cụ, dụng cụ để có kế hoạch thu mua vật tư, công cụ, dụng cụ hợp lý, quá trình sản xuất, kinh doanh được thực hiện liên tục, sử dụng vốn có hiệu quả, tránh trường hợp dự trữ quá nhiếu hoặc quá ít một loại NVL, CCDC nào đó. Kế toán lập được định mức tồn kho NVL, CCDC dựa trên “ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ”, làm cơ sở để phòng kế hoạch có thể xây dựng kế hoạch thu mua NVL hợp lý và chính xác hơn, tránh tình trạng NVL tồn kho vượt mức dự trữ.
Đơn vị: Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy và xây dựng Sông Hồng
Địa chỉ: Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
Mẫu số: 04 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của BTC)
PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ
Ngày tháng năm Số:……… Bộ phận sử dụng: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư. Mã số Đơn vị tính Số lượng Lý do A B C D 1 E ….. Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên)
KẾT LUẬN
Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần kiểm định Việt Nam, được làm quen với công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ và nghiên cứu thêm phần lý thuyết, em thấy hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là rất quan trọng. Việc thu mua, quản lý, sử dụng tiết kiệm và dự trữ hợp lý nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, và tăng lợi nhuận. Mục tiêu này luôn luôn là mục tiêu cơ bản của một doanh nghiệp để tồn tại phát triển và đứng vững trên thị trường.
Nguyên vật liệu ở Doanh nghiệp đa dạng nhiều chủng loại quy cách khác nhau, được bảo quản ở nhiều kho khác nhau nên việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu là khó khăn và mất nhiều thời gian. Nhìn chung công tác kế toán nguyên vật liệu và kế toán các phần hành nói chung đã đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều điều cần phải hoàn thiện trong công tác hạch toán kế toán tại Công ty để đạt được hiệu quả cao hơn.
Trong quá trình đi sâu vào thực tế nghiên cứu hoàn thiện báo cáo này, em thực sự đã thu được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng và công tác hạch toán kế toán nói chung tại doanh nghiệp.
Với những kiến thức đã tích lũy được ở trường và sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong Công ty em đã hoàn thành đồ án này nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong có sự đóng góp của thầy cô và các anh chị trong công ty để bài đồ án cuối khoá được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo Nguyễn Thị
Minh Phương và các anh chị trong phòng kế toán của Công ty cổ phần kiểm
định Việt Nam đã giúp em hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS.TS Đặng Thị Loan, 2009, Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. PGS.TS Nguyễn Minh Phương, 2004, Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Lao động- Xã hội
3. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, 2009, Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
4. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC “về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” của Bộ tài chính.
5. Chuẩn mực kế toán Việt Nam Bộ Tài Chính
6.Giáo trình lý thuyết và thực hành kế toán VAT Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
7.Giáo trình hướng dẫn và thi hành chế độ sổ sách kế toán Nguyễn Văn Nhiệm
8.Chế độ kế toán doanh nghiệp Bộ Tài Chính
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...