Để phân hạng thích hợp tương lai cần phải dựa vào chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Linh Sơn đến năm 2015 và kết quả phân hạng thích hợp hiện tại có còn diện tích và khả năng chuyển đổi từ kiểu thích hợp thấp lên kiểu thích hợp cao.
Kết quả đánh giá khả năng thích hợp hiện tại đã phản ánh mức độ thích hợp của mỗi loại hình sử dụng đất trên các đơn vị bản đồ đất đai. Bên cạnh đó nó cũng xác định yếu tố hạn chế chính đối với các LUT là địa hình, loại đất và chế độ tưới. Bằng các biện pháp thủy lợi và bón phân cải tạo đất có thể nâng hạng thích hợp từ thấp lên cao (từ S2 lên S1; S3 lên S2, S1; N lên S3, S2, S1).
Chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Linh Sơn đến năm 2015 đã xác định:
- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 4.187 tấn trở lên. Phấn đấu đến năm 2015 tăng diện tích đất 3 vụ đạt 79 ha, đưa 15 ha đất bằng và đồi núi chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp.
- Về chăn nuôi: Phấn đấu đến năm 2015 đưa tổng đàn trâu 800 con và đàn bò 80 con, đàn gia cầm 85.000 con.
- Về hoạt động dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi: Đến năm 2015, phấn đấu giá trị đem lại từ nguồn thu hoạt động dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi chiếm 10% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp xã Linh Sơn đến năm 20105và yếu tố hạn chế của các LUT từ kết quả phân hạng thích hợp đất đai hiện tại, chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự thích hợp của các LUT trong tương lai. Phân hạng thích hợp đất đai tương lai được nhìn nhận trên cơ sở các giải pháp được thực hiện hoàn chỉnh. Có nhiều giải pháp nhằm nâng cao sự thích nghi của các LUT, tuy vậy đối với điều kiện thực tế của xã Linh Sơn chúng tôi xác định giải pháp thủy lợi giải quyết vấn đề tưới và giải pháp bón phân cải tạo đất là hai giải pháp được ưu tiên hàng đầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Giải pháp về thủy lợi: Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu của Linh Sơn được xây dựng tương đối đồng bộ. Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ sông Cầu và một phần được khai thác từ các hồ dự trữ nước trong vùng. Hiện diện tích chủ động tưới của xã đạt 17,26% diện tích canh tác trồng cây hàng năm. Thời gian tới cần nâng cấp trạm bơm, đây là giải pháp tích cực để chủ động tiêu nước hoàn toàn trong mùa mưa phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Linh Sơn. Khi giải quyết tốt vấn đề thủy lợi thì mức độ thích hợp của nhiều đơn vị đất đai đối với các loại hình sử dụng đất sẽ tăng lên.
- Giải pháp bón phân cải tạo đất:Linh Sơn nằm ở phía nằm phía nam của huyện Đồng Hỷ đất đai của xã gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đất có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Trong sử dụng đất, vùng đồi núi thường gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi do độ dốc cao với lượng mưa lớn tập trung, vùng đồng bằng các chất dinh dưỡng trong đất bị nghèo đi do khai thác quá mức làm cho đất đai bị hóa chua, gley hóa, không có kết cấu...
Những hạn chế đó gây nhiều trở ngại cho việc tổ chức sử dụng đất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng đất, việc bón phân hữu cơ cải tạo đất có ý nghĩa rất quan trọng khi đưa diện tích đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và là công cụ đắc lực phục vụ cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Để tăng độ phì và khử chua cho đất cần khuyến khích người dân bón vôi hợp lý, bón nhiều phân xanh, phân chuồng và hạn chế sử dụng phân hóa học đặc biệt là phân đạm.
Thời gian qua, do người nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là phân đạm đã làm cho nguồn nước và đất có nguy cơ bị ô nhiễm. Vì vậy, để bảo vệ môi trường đất và nước,xã cần có biện pháp khuyến cáo người dân sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học hợp lý, tăng cường bổ sung phân hữu cơ và phân xanh, áp dụng công nghệ sản xuất sản phẩm sạch nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đất và nước, hạn chế các ảnh hưởng xấu cho con người và môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng có vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất. Trong quá trình canh tác phải áp dụng các công thức luân canh hợp lý đối với từng vùng đất khác nhau như: trên đất dốc nên bố trí các loại cây giữ ẩm và giữ đất tốt, duy trì được lớp phủ thực vật trong mùa mưa; trên đất bằng cần luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, trồng xen các loại cây họ đậu để nâng cao độ màu mỡ cho đất. Ngoài ra cũng cần phải có các giải pháp như:
- Giải pháp về vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi cải tạo đất là rất lớn. UBND xã cần có giải pháp thích hợp để huy động các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (chương trình 135, chương trình ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế trang trại, chương trình hỗ trợ nông dân nghèo...), vốn huy động từ mọi thành phần kinh tế, vốn tài trợ của trung ương, tỉnh và các tổ chức nước ngoài.
- Giải pháp về lao động: Nguồn lực con người ngày càng có vai quan trọng và quyết định trong phát triển kinh tế. Xã có nguồn lao động dồi dào (tỷ lệ lao động nông nghiệp cao), người nông dân có truyền thống canh tác lâu đời và thuần thục. Việc đầu tư cho nguồn lực con người sẽ đem lại lợi ích thiết thực trong tương lai của vùng, vì vậy chính quyền xã cần phải có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cán bộ và nhân dân nhằm đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng hàng hóa.
- Giải pháp về khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuật: Trong sản xuất nông nghiệp xã cần tập trung áp dụng khoa học kỹ thuật vào một số vấn đề như giống mới, biện pháp canh tác, phân bón, sản xuất sản phẩm sạch... Tăng cường công tác khuyến nông nhằm chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên tiến đến người nông dân, kết hợp hài hòa giữa nhà khoa học, nhà đầu tư và nhà nông trong sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.22. Mức độ thích hợp đất đai tƣơng lai
LMU Số khoanh Diện tích (ha) Đặc tính GETDIP 2 lúa màu 2 màu lúa 2 lúa 1 lúa màu Chuyên rau, màu và cây CNNN 1 14 84,69 111332 S2e Ng S1 S3e Ng 2 6 42,05 222231 S2g S1 S2g S1 S2g 3 8 4,39 222213 S2g S1 S2g S2g S2g 4 24 55,35 222221 S2g S1 S2g S2g S2g 5 9 7,96 331132 Ng S3g Ng Ng S2e 6 20 87,16 422123 S3d S3d S3d S3d S3d 7 23 41,81 422212 S2g S2e S2g S2g S1 8 19 32,37 432232 S3g S2e S2g S3t S2e
9 15 63,67 532322 S3e S3e Ne S3e S2g
10 13 56,04 621122 S2g S2d S3g S3g S3g
11 20 43,33 711113 S2e S3d S2t S3e Ne
Tổng 171 518,82
Ghi chú: G: Loại đất, E :Địa hình tương đối, T :Thành phần cơ giới, D: Độ dầy tầng đất, I : chế độ tưới, P: Độ phì
Đánh giá thích hợp tương lai của các LUT được nhìn nhận trên cơ sở hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu tưới, tiêu; cải thiện phân bón cho cây trồng; các giải pháp khác được thực hiện. Các đơn vị bản đồ đất đai có chất lượng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng cần ưu tiên bố trí các LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút được nhiều lao động như: LUT 2 lúa - màu, 2 màu - lúa, chuyên rau, màu và cây CNNN. Những đơn vị bản đồ đất đai trước đây chỉ trồng 1 vụ hoặc 2 vụ cần được cải tạo để đưa lên sản xuất 2 vụ hoặc 3 vụ. Những cây trồng có hiệu quả kinh tế, xã hội thấp cần được chuyển sang cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao như rau, cây CNNN. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai của các LUT được thể hiện phụ lục 7, 8,9, 10, 11.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thủy lợi thì mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai đối với các loại hình sử dụng đất đã tăng lên rõ rệt.
Bảng 3.23. Mức thích hợp tƣơng lai của các loại hình sử dụng đất
Đơn vị tính: ha
Số thứ
tự
Mức thích
hợp 2 lúa - màu 2 màu - lúa 2 lúa 1 lúa - màu
Chuyên rau, màu và cây CNNN 1 S1 101,79 84,69 42,05 41,81 2 S2g 199,64 175,97 101,55 165,46 3 S2e 128,02 74,18 40,33 4 S2d 56,04 5 S2t 43,33 6 S3g 32,37 7,96 56,04 56,04 56,04 7 S3e 63,67 63,67 191,69 8 S3d 87,16 130,49 87,16 87,16 87,16 S3t 32,37 9 Ng 7,96 84,69 7,96 7,69 84,69 10 Ne 63,67 43,33 Tổng 518,82 518,82 518,82 518,82 518,82
Theo các số liệu trong bảng 3.23, đất trồng cây hàng năm của xã được còn phân chia thành 10 mức thích hợp với sự hạn chế khác nhau. Tổng kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai theo các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng 3.24.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.24. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tƣơng lai
Đơn vị tính: ha
Số thứ
tự
Mức thích
hợp 2 lúa - màu 2 màu - lúa 2 lúa 1 lúa - màu
Chuyên rau, màu và cây CNNN 1 S1 101,79 84,69 42,05 41,81 2 S2 327,66 130,22 219,3 101,55 205,79 3 S3 183,2 202,12 143,2 367,26 143,2 4 N 7,96 84,69 71,63 7,96 128,02 Tổng 518,82 518,82 518,82 518,82 518,82
Theo các số liệu trong bảng 3.24, nhờ thực hiện các biện pháp thủy lợi, bón phân cải tạo đất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mức độ thích hợp tương lai của một số đơn vị đất đai đã được nâng lên. Đối chiếu với kết quả phân hạng thích hợp hiện tại trong bảng 3.21 cho thấy mức độ thích hợp cao (S1) đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa - màu, 2 lúa, lúa - màu, chuyên rau màu và cây CNNN tăng 265,95 ha. Tất cả các đơn vị đất đai đều được cải tạo về hệ thống tưới tiêu và độ phì của đất.
Tóm lại, kết quả phân hạng đất đai tương lai dựa vào mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của xãđến năm 2015, giải quyết tốt các hạn chế sử dụng đất của kết quả phân hạng thích hợp đất đai hiện tại thực sự là cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp xã.
3.6. Đề xuất hƣớng sử dụng đất trong tƣơng lai
Trên cơ sở đánh giá phân hạng thích hợp đất đai, đề tài phân tích để lựa chọn ra những loại hình sử dụng đất thích hợp nhất phục vụ sản xuất nông nghiệp xã. Hiện đất sản xuất nông nghiệp đã được giao quyền sử dụng trực tiếp cho người lao động, vì vậy quyết định sử dụng đất để trồng loại cây gì còn tùy thuộc vào mục tiêu và khả năng của người sử dụng. Việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả và phát triển bền vững cần dựa trên cơ sở cân nhắc kỹ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và cả nhiệm vụ chính trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả đề xuất đất đai tương lai phải được dựa trên cơ sở của đánh giá sử dụng đất thích hợp, chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp, kết quả dự báo tiềm năng lao động và biến động quỹ đất canh tác trồng cây hàng năm củaxã đến năm 2015. Việc bố trí các loại hình sử dụng đất trên từng LMU cụ thể được cân nhắc kỹ càng nhằm lựa chọn ra những loại hình sử dụng đất thích hợp nhất phục vụ sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm và sản phẩm trồng trọt được thị trường ưa chuộng.
Dựa trên cơ sở đánh giá sử dụng đất thích hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết quả dự báo tiềm năng lao động và biến động quỹ đất canh tác trồng cây hàng năm của xã đến năm 2015, đề tài đề xuất hướng sử dụng đất trồng hàng năm trong tương lai như bảng 3.25.
Bảng 3.25. Loại hình sử dụng đất cho tƣơng lai
LMU Diện tích (ha) 2 lúa màu 2 màu lúa 2 lúa 1 lúa màu Chuyên rau, màu và cây CNNN LUT đƣợc lựa chọn
1 84,69 S2e Ng S1 S3e Ng 2 lúa
2 42,05 S2g S1 S2g S1 S2g 2 màu lúa 3 4,39 S2g S1 S2g S2g S2g 2 màu lúa 4 55,35s S2g S1 S2g S2g S2g 2 màu lúa
5 7,96 Ng S3g Ng Ng S2e Chuyên rau, màu và cây CNNN 6 87,16 S3d S3d S3d S3d S3d Chuyên rau, màu và cây CNNN 7 41,81 S2g S2e S2g S2g S1 Chuyên rau, màu và cây CNNN 8 32,37 S3g S2e S2g S3t S2e 2 màu lúa
9 63,67 S3e S3e Ne S3e S2g Chuyên rau, màu và cây CNNN 10 56,04 S2g S2d S3g S3g S3g 2 lúa màu
11 43,33 S2e S3d S2t S3e Ne 2 lúa màu
Theo số liệu trong bảng 3.25 cho thấy đề xuất sử dụng đất trong tương lai với LUT 2 lúa - màu là 99,37 ha; LUT 2 màu - lúa là 134,16 ha; LUT 2 lúa là 84,69 ha; LUT chuyên rau, màu và cây CNNN là 200,6 ha. Đề xuất sử dụng đất được xác định sau khi hoàn thiện hệ thống thủy lợi, bón phân cải tạo đất dẫn đến diện tích các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút lao động, bền vững về môi trường, xã hội sẽ được mở rộng (bảng 3.26).
Bảng 3.26. So sánh diện tích các LUT hiện tại và đề xuất
LUT Hiện tại Đề xuất Tăng (+), giảm (-) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng 518,82 100 518,82 100 0 0 Đất 2 lúa – màu 3,54 0,68 99,37 19,15 95,83 18,47 Đất 2 màu – lúa 100,77 19,42 134,16 25,86 33,39 6,44 Đất 1 lúa – màu 114,98 22,16 0 0,00 -114,98 -22,16 Đất 2 lúa 104,68 20,18 84,69 16,32 -19,99 -3,85 Đất 1 lúa 129,51 24,96 0 0,00 -129,51 -24,96
Đất chuyên rau, màu và cây CNNN 65,34 12,59 200,6 38,66 135,26 26,07 Qua bảng 3.26 cho thấy, những đề xuất sử dụng đất dựa trên cơ sở đánh giá đất thích hợp và cải tạo những yếu tố hạn chế trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp cho việc khai thác một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này. Diện tích đất 2 lúa - màu tăng 95,83ha, đất 2 màu - lúa tăng 33,39ha, diện tích đất chuyên rau, màu và cây CNNN tăng 26,07ha. Diện tích đất 2 vụ lúa giảm 19,99 ha. Đất 1 lúa, 1 lúa – màu chuyển sang diện tích đất 2 lúa – màu và 2 màu – lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
* Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã xác định được 11 đơn vị đất đai gồm 171 khoanh đất. Trung bình mỗi đơn vị đất đai bao gồm 3,03 ha. Khoanh đất đai có diện tích lớn nhất là 8,14 ha, khoanh có diện tích nhỏ nhất là 0,003 ha.
* Hiện trạng sử dụng đất canh tác trồng cây hàng năm của xã Linh Sơn