Phân tích hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã linh sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

Sản xuất nông nghiệp ở Linh Sơn đã chuyển dịch theo hướng giảm diện tích đất lúa ở những vùng năng suất thấp, bấp bênh sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày định hướng thị trường, phần nào đã giúp người nông dân cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. Trong quá trình sử dụng đất, các LUT chịu tác động của môi trường sinh thái (loại đất, địa hình, độ dốc, xói mòn rửa trôi, úng lụt, hạn hán…) và môi trường sản xuất (chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu, chế độ tưới tiêu…). Do đó khi nghiên cứu lựa chọn các loại hình sử dụng đất ở đây cần xem xét đến mức độ ảnh hưởng của chúng đến môi trường sinh thái và môi trường sản xuất nhằm tạo điều kiện để bảo vệ và cải tạo đất. Để bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường sản xuất, trong quá trình sử dụng đất cần quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố: hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất, hạn hán và úng ngập,chế độ tưới, chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu,...Từng các loại hình sử dụng đất ảnh hưởng đến môi trường như sau:

- LUT2 Lúa – Màu: Hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất trên loại sử dụng này thấp vì đây là hình thức luân canh, lúc nào đất cũng được sử dụng, nên hiện tượng xói mòm rửa trôi bị giảm xuống thấp nhất. Loại hình sử dụng này chỉ phù hợp với những nơi có chế độ tưới tiêu chủ động nên hiện tượng hạn hán hay ngập úng là không có. Hiện nay, để nâng cao năng suất thì người dân sử dụng lượng phân bón hữu cơ giảm, phân hóa học bón quá nhiều (đặc biệt là phân đạm), thuốc trừ sâu rất nhiều, đây là nguyên nhân làm cho đất ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm, để tăng độ phì cho đất, trong tương lai cần tăng cường bón phân hữu cơ.

- LUT 2 Màu – Lúa: Tương tự như loại hình sử dụng 2 Lúa – Màu, loại hình sử dụng đất này làm giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất, hạn hán và úng ngập xuống mức thấp nhất, người dân sử dụng lượng phân bón hữu cơ giảm, phân hóa học bón quá nhiều, thuốc trừ sâu rất nhiều, nhưng ở loại hình sử dụng đất này người ta luân canh các loại cây họ đậu để làm tăng độ phì cho đất, để sử dụng đất bền vững thì trong tương lai cần tăng cường bón phân hữu cơ.

- LUT 2 Lúa: Đất được dùng cho loại hình sử dụng đất này chủ yếu là đất có địa hình thấp hơn, chế độ tưới bán chủ động, đất sẽ có thời gian bị hạn hán hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ngập úng do không chủ động được nguồn nước. Nhưng đất sẽ có thời gian phơi ải, phục hồi lại đất sau thời gian trồng cấy. Người dân sử dụng lượng phân bón hữu cơ giảm, phân hóa học bón quá nhiều (đặc biệt là phân đạm), thuốc trừ sâu rất nhiều, đây là nguyên nhân làm cho đất ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm, để tăng độ phì cho đất, trong tương lai cần tăng cường bón phân hữu cơ và chủ động hơn về chế độ tưới tiêu.

- LUT 1 Lúa – Màu: Đất được dùng cho loại hình sử dụng đất này chủ yếu là đất có địa hình vàn, chế độ tưới bán chủ động. Loại hình sử dụng này phụ thuộc nhiều vào thời tiết đó là mùa mưa và mùa khô. Với loại hình sử dụng đất này thì hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất sẽ rất dễ sảy ra, làm cho đất thoái hóa. Đối với bất kỳ loại cây trồng nào, để năng suất và có thu hoạch người dân đều sử dụng dụng lượng phân bón hữu cơ giảm, phân hóa học bón nhiều, thuốc trừ sâu gây ô nhiễm cho môi trường đất, vì thếtrong tương lai cần tăng cường bón phân hữu cơ và chủ động hơn về chế độ tưới tiêu.

- LUT 1 Lúa: Đất được dùng cho loại hình sử dụng đất này chủ yếu là đất có địa hình thấp, chế độ tưới không chủ động, và thường là các vùng ngập úng quanh năm.Đất bị ẩm ướt hầu như quanh năm và luôn ở trạng thái khử. Tình trạng thiếu oxy trong đất làm chậm tiến trình phân hủy lignin và phenoldẫn đến sự tích lũy chất này trong đất. Những hợp chất phenol tích tụ nhiều trong đất ngăn cản sự phát triển của cây trồng, ngăn cản sự hấp thụ dưỡng chất của lúa và khả năng khoáng N của đất bị giảm, năng suất của cây trồng giảm. Việc sử dụng phân bón và thuốc trù sâu ở loại hình này ít hơn so với các loại hình khác, nhưng vì nước không được thoát nên lượng phân bón và thuốc trừ sâu sẽ bị tích lũy ở trong đất thời gian lâu dần cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Vì thế trong cần tăng cường bón phân hữu cơ và chủ động hơn về chế độ tưới tiêu.

- LUT đất chuyên rau màu và cây CNNN:Hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất trên loại sử dụng này thấp vì đây là hình thức luân canh, lúc nào đất cũng được sử dụng, nên hiện tượng xói mòm rửa trôi bị giảm xuống thấp nhất. Loại hình sử dụng này chỉ phù hợp với những nơi có chế độ tưới tiêu chủ động nên hiện tượng hạn hán hay ngập úng là không có.Thời gian qua trên địa bàn xã Linh Sơn, người nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đã sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm (một số loại cây trồng cạn như lạc, đậu tương, rau bắp cải, xu hào... cũng đã được phun từ 1 đến 2 lần thuốc trừ sâu/vụ).Vì vậy, sản xuất nông nghiệp xã cần giảm việc phun thuốc trừ sâu, nhất là đối với các loại cây trồng cạn ngắn ngày, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa như trồng các loại cây có khả năng kháng bệnh tốt, đem lại sản phẩm sạch là rất cần thiết (rau an toàn...).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã linh sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)