Xuất những loại hình sử dụng đất có triển vọng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã linh sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40)

Đề xuất những loại hình sử dụng đất có triển vọng để phân hạng thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã Linh Sơn

- Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai + Phân hạng thích hợp hiện tại + Phân hạng thích hợp tương lai - Giải pháp thực hiện

- Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai - Đề xuất sử dụng đất trong tương lai

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Các số liệu về điều kiện đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, tình hình sử dụng đất đai…), điều kiện kinh tế - xã hội) (tình hình phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, dân số và lao động, tập quán canh tác, định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hướng thị trường…) của vùng nghiên cứu được thu thập từ nguồn tư liệu có sẵn tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, phòng Nông nghiệp, phòng Tài Nguyên và Môi trường, phòng thống kê, phòng kinh tế, trạm khí tượng thuỷ văn và một số cơ quan khác của huyện Đồng Hỷ và Xã Linh Sơn.

2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ về tình hình sản xuất, các đặc tính và tính chất đất đai nhằm lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồđơn vịđất đai.

Tiến hành qua điều tra phỏng vấn các nông hộ canh tác trên các đơn vịđất đai khác nhau theo từng thôn, xóm đại diện cho các địa hình khác nhau vềđặc điểm, điều kiện đất đai và khả năng sản xuất nông nghiệp. Chúng ta tiến hành phát 50 phiếu điều tra đến các nông hộ.

2.3.3. Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO

Đề tài sử dụng phương pháp đánh giá đất của FAO (1976) có chỉnh sửa năm 1983. Nghiên cứu kế thừa các kinh nghiệm và các kết quả đã áp dụng ở phạm vi đánh giá đất cấp xã, vận dụng một cách phù hợp với điều kiện thực tế của xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ.

- Chồng ghép các bản đồ đơn tính bằng kỹ thuật GIS (Geographic Information System) để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (Land Mapping Units - LMU).

- Nghiên cứu lựa chọn các loại hình sử dụng đất dựa trên đặc tính của các loại hình sử dụng đất và theo yêu cầu sử dụng đất.

- Phân hạng thích hợp đất đai theo cấu trúc phân hạng của FAO. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT qua các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất GO (Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)

GO= n i1 PiQi Trong đó: Pi là gía trị sản phẩm thứ i Qi là sản phẩm thứ i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost); Đó là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất như: giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi phí, thuê máy móc, chi phí công lao động…

+ Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất VA=GO - Dc

+ Thu nhập hỗn hợp NVA (Net Value Added): Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng.

Ta có: NVA = VA - Dp - T (Dp là khấu hao tài sản cố định, T là thuế sử dụng đất. + Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí) = NVA/Dc

- Đánh giá hiệu quả về xã hội

Để đánh giá khái quát khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp về mặt xã hội đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Giá trị sản xuất trên lao động nghề nông và lâm nghiệp + Mức độ chấp nhận của xã hội

+ Mức độ giải quyết công ăn việc làm thu hút lao động + Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

+ Khả năng sản xuất hàng hóa + Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường

+ Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng được cải thiện - Đánh giá hiệu quả môi trường

+ Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi giữ dinh dưỡng đất + Chế độ tưới

+ Chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu + Hạn hán và úng ngập

+ Bảo vệ nguồn nước cho cây trồng và nước sinh hoạt của con người. + Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.4. Phương pháp xây dựng bản đồ dơn vị đất đai bằng công nghệ GIS - Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn tính

Ứng dụng phần mềm Microstation số hoá bản đồ nền, sau đó chuyển sang phần mềm MapInfo để biên tập các bản đồ đơn tính (bản đồ loại đất, độ dốc, địa hình tương đối, thành phần cơ giới, chế độ tưới và chế độ tiêu) theo các mức chỉ tiêu đã phân cấp.

- Phương pháp chồng xếp bản đồ

Ứng dụng phần mềm ArcGIS để chồng xếp các bản đồ đơn tính tạo ra bản đồ đơn vị đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Linh Sơn là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã nằm tại phía nam của huyện và có tuyến tỉnh lộ 269 nối từ thị trấn Chùa Hang sang tỉnh Bắc Giang chạy qua. Linh Sơn cũng giáp với sông Cầu ở phía tây nam của xã.

Linh Sơn giáp với xã Khe Mo ở phía bắc, giáp với xã Nam Hòa ở phía đông và đông nam, giáp với xã Huống Thượng ở phía nam, giáp với phường Túc Duyên của thành phố Thái Nguyên qua sông Cầu, giáp với xã Đồng Bẩm và một phần xã Hóa Thượng ở phía tây. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, xã Linh Sơn có diện tích 15,5 km², dân số là 9980 người, mật độ dân số đạt 644 người/km². Linh Sơn được chia thành 14 xóm là Núi Hột, Mỏ Đá, Hùng Vương, Bến Đò, Ngọc Lâm, Nam Sơn, Cây Thị, Cây Sơn, Tân Lập, Ao Lang, Thanh Chử, Thông Nhãn, Làng Phan, Khánh Hòa.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu

Xã Linh Sơn cách thành phố Thái Nguyên khoảng 6 km, do vậy khí hậu của xã mang các yếu tố khí hậu giống TP.Thái Nguyên. Đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió mùa chủ yếu là gió Đông Nam và mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chủ yếu là gió mùa Đông bắc. Nhiệt độ trung bình là 22°C, độ ẩm tương đối trung bình là 80%, số giờ nắng trong năm là 1.690 h/năm.

3.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Xã Linh Sơn mang đặc điểm của vùng núi trung du miền núi, có địa hình đồi núi kế tiếp nhau, xen kẽ ở giữa các thung lũng nhỏ và cánh đồng. Chủ yếu là đồi núi cao chiếm ¾ diện tích của xã thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.4. Điều kiện thuỷ văn

Nhìn chung sông suối của xã đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc. Mật độ sông suối bình quân 0,2 Km/ 1 Km2 . Trên địa bàn xã có mạng lưới sông suối như sau :

- Suối Linh Nham: Suối này bắt nguồn từ huyện Võ Nhai chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn rồi đổ ra sông Cầu.

- Sông Cầu: chảy từ phía bắc xuống và chảy qua đường ranh giới của xã - Hồ Cửa Làng và hồ Bàn Cờ có tổng diện tích trên 8 ha, đảm bảo tưới tiêu cho hàng trăm ha lúa, hoa màu và phục vụ sinh hoạt của nhân dân 8 xóm thuộc xã Linh Sơn.

Ngoài ra xã còn một số suối và kênh nhỏ là nơi chứa nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của xã.

3.1.1.5. Điều kiện thổ nhưỡng

Xã có tổng diện tích tự nhiên là 1.550,94 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 682,35ha (chiếm 44% tổng diện tích đất tự nhiên).

Phân loại đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã theo nguồn gốc phát sinh gồm 6 loại:

Bảng 3.1. Các loại đất sản xuất nông nghiệp của xã Linh Sơn

Loại đất Mã đất Tên đất theo FAO Diện tích (ha)

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D Distric gelysols 87,07 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp Haplic ferralic acrisols 144,16 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq Ferralic acrisols 20,68 Đất đỏ vàng trên đá macma axit Fs Ferralic acrisols 253,56 Đất phù sa được bồi chua Pbc Molli distric fluvisols 66,92 Đất phù sa không được bồi chua Pc Distric fluvisols 60,41 Đất phù sa ngòi suối Py Distric fluvisols 49,55

Tổng 682,35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê toàn xã năm 2013, dân số có khoảng 9980 người, số hộ là 2251 hộ với tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,37%. Trong đó có khoảng 6712 lao động, chiếm 67,25 % dân số. Trong đó, lao động phi nông nghiệp chiếm gần 10% tổng số lao động; lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm 90% trên tổng số lao động. Qua điều tra hàng năm lao động xã mới chỉ sử dụng hết 78% quỹ thời gian lao động do thiếu việc làm. Hiện nay, có khoảng 3,6% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ gần 85% tổng số lao động. Có thể nói nguồn lao động của xã khá dồi dào song trình độ còn hạn chế. Trong thời gian tới cần có các chính sách phát triển việc làm cho người dân. Cùng với sự phát triển chung của huyện, đời sống nhân dân xã Linh Sơn trong những năm qua đã được cải thiện. Mức thu nhập của người dân trên địa bàn xã là 18,5 triệu đồng/ đầu người/năm. Tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc trong xã còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của huyện.

Tài nguyên nhân văn: Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc với bản sắc đa dạng, khác nhau cùng sinh sống, hiện nay có 8 dân tộc anh em trên địa bàn xã; trong đó: Kinh chiếm 45%; Nùng chiếm 20,2%; Sán Dìu chiếm 17,8 %; Tày chiếm 15 % và một số dân tộc khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Linh Sơn năm 2013

Hình 3.2. Hiện trạng sử đất của xã Linh Sơn năm 2013

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.550,94 ha được phân bố cụ thể như sau:

Đất nông nghiệp: 957,32 ha, chiếm 61,73% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 575,11 ha, chiếm 37,08% diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng: 18,51 ha, chiếm 1,19% diện tích tự nhiên.

Như vậy, hiện tại quỹ đất đai của xã đã được đưa vào sử dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội khá triệt để chiếm 98,81%.

Đất nông nghiệp:

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Linh Sơn năm 2013

STT Loại đất Diện tích

1 Đất nông nghiệp NNP 957,32

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 682,35

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 470,89

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 307,43

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 163,46

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 211,46

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 267,69

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 214,49

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 53,2

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 7,28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đất nông nghiệp của xã là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất với diện tích 957,32 ha, chiếm 61,73% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 682,35 ha chiếm 71,28% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và lâu năm. Xã

+ Đất lâm nghiệp với diện tích 267,69ha chiếm 27,69% diện tích đất nông nghiệp, bao gồm có đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ.

+ Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích nhỏ nhất với 7,28ha chiếm 0,47%, bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt, phân bố rải rác trên địa bàn xã. Diện tích này chủ yếu do các hộ gia đình nuôi ở các ao hồ theo hình thức nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2013

Bảng 3.3.Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã Linh Sơn năm 2013

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 957,32 100,00 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 682,35 71,28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Đất trồng cây hàng năm 470,89 49,19

1. Đất trồng lúa 307,43 32,11

a. Đất chuyên trồng lúa nước 116,21 12,14

b. Đất trồng lúa nước còn lại 191,22 19,97

2. Đất trồng cây hàng năm khác 163,46 17,07

a. Đất bằng trồng cây hàng năm khác 87,32 9,12

b. Đất nương lấy trồng cây hàng năm khác 76,14 7,95

III. Đất trồng cây lâu năm 211,46 22,09

1. Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 111,14 11,61

2. Đất trồng cây ăn quả 67,23 7,02

3. Đất trồng cây lâu năm khác 33,09 3,46

(Nguồn: UBND xã Linh Sơn năm 2013)[23]

Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ở xã Linh Sơn đạt 957,24 m2/người. Linh Sơn là một trong các xã của huyện Đồng Hỷ cung cấp các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu cho thành phố Thái Nguyên. Vì vậy, hướng sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp ở đây còn mang tính chất sản xuất các loại cây trồng mang tính thương mại cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2.3. Tình hình phát triển các ngành sản xuất

* Sản xuất nông nghiệp

Bảng 3.4. Năng suất một số cây trồng chính của xã Linh Sơn giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: tạ/ha

Năm Các loại cây trồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cây lúa 47,47 49,25 30,56

Cây ngô 37,54 39,05 42,16

Cây lạc 12,31 13,79 13,85

Cây đỗ tương 11,87 12,68 13,21

Rau các loại 134,4 135,52 129,45

+ Sản xuất lúa: Tổng sản lượng thóc năm 2013 là 30,56 tạ, giảm16,91 tạ so với năm 2011 và giảm18,69 tạ so với năm 2012. Nguyên nhân là do lũ lụt kéo dài trong vụ mùa năm 2013.

+ Sản xuất các cây màu: Trong 3 năm qua cây ngô có sự tăng trưởng rất nhanh về năng suất và sản lượng mặc dù diện tích gieo trồng có giảm đi do thâm canh và áp dụng các giống mới có hiệu quả.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Đáng chú ý nhất là cây đậu tương tổng sản lượng năm 2013 là 13,21 tạ tăng 0,06 tạ so với năm 2012 và tăng 1,54 tạ so với năm 2011. Việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày đã đem lại hiệu quả kinh tế cao do phù hợp với định hướng thị trường đã góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

Trạm Khuyến nông đã chỉ đạo triển khai các mô hình ghép cải tạo, đồng thời hướng dẫn các hộ dân trồng mới thay thế bằng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Về chăn nuôi: Sản lượng lương thực tăng đã đảm bảo cho nông dân có đủ lương thực tiêu dùng và tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi ở các nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã linh sơn, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 40)