Như đã nói ở trên, Agribank Hoằng Hóa là một Ngân hàng có các giải
pháp quản lý rủi ro trong cho vay khá tốt. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng còn một số hạn chế. Vì vậy, Agribank Hoằng Hóa cần các biện
pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu đồng thời xử lý những chỉ tiêu hạn chế để nâng cao hơn nữa các giải pháp quản lý rủi ro trong cho vay của mình giai đoạn tới.
Những hạn chế đó là:
Thứ nhất: Với đối tượng cho vay: Agribank Hoằng Hóa vẫn chưa có
chiến lược đa dạng khách hàng. Khách hàng của Agribank Hoằng Hóa tập trung phần lớn là thuộc ngành thương mại và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thuỷ
sản, gạo, phân bón, sắt thép, xăng dầu,… Chính vì vậy, cho vay của Ngân hàng có chứa đựng nhiều rủi ro về giá cả về thị trường về tỷ giá,…
Thứ hai: Mức độ tăng trưởng tín dụng quá nóng dẫn tới nhiều rủi ro. Ngân
hàng cần có những chính sách hợp lý hơn nữa.
Thứ ba: Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để đánh giá, phân tích còn thiếu, không kịp thời và chất lượng không cao. Vì vậy, cán bộ tín dụng thường
phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi chi phí cho
hoạt động nàylại rất ít hoặc không có.
Thứ tư: Công tác Marketing Ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những
kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu còn có những hạn chế, điều này ít nhiều
cũng hạn chế tăng trưởng dư nợ.
Thứ năm: Trình độ của cán bộ chuyên môn còn có nhiều bất cập: Đội ngũ
cán bộ có trình độ, nhanh nhẹn, nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh
nghiệm, không lường hết được rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường. Agribank Hoằng Hóa còn thiếu cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành chuyên môn kỹ thuật để thẩm định tính khả thi hiệu quả của dự án. Khâu
kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chưa được thực hiện đúng mức,
cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm thực tế và trình
độ chuyên môn.
Thứ sáu: Ngân hàng Agribank Hoằng Hóa vẫn chưa có một cơ chế động
viên khuyến khích cán bộ tín dụng, chưa có một cơ chế trách nhiệm rõ ràng