Trong khi cần có thời gian nghiên cứu, xem xét thực hiện các giải pháp tổng thể nêu trên thì trước mắt Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các chủ thể liên quan cần quan tâm thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
- Chính phủ, các bộ, ngành phải quan tâm hơn nữa đến hoạt động xây dựng pháp luật, xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm và cũng là cơ sở quan trọng để thực hiện các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật hiện hành về hình thức, thẩm quyền ban hành văn bản, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản, về hồ sơ và thời gian trình văn bản.
76
- Có kế hoạch chi tiết, hợp lý trong việc soạn thảo, ban hành văn bản để chủ động thực hiện quy trình soạn thảo. Dành thời gian thích đáng cho mỗi giai đoạn trong quy trình soạn thảo, chú trọng đến chất lượng xây dựng văn bản và các tài liệu liên quan theo quy định.
- Chủ động xây dựng và bố trí nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; có kế hoạch tăng cường năng lực cho cơ quan pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ; bố trí kinh phí kịp thời và đầy đủ cho hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quan tâm thoả đáng đối với kinh phí dành cho công tác thẩm định.
77
KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, luận văn “Nhu cầu lập pháp của hành pháp” đã làm rõ những nội dung quan trọng trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hệ thống cơ quan hành pháp ở trung ương như sau:
1. Văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chúng có giá trị bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, được soạn thảo, ban hành theo thẩm quyền với một trình tự, thủ tục bắt buộc theo quy định, gồm hệ thống các văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và một số chủ thể có thẩm quyền khác theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Chính phủ và các cơ cấu của Chính phủ có vai trò rất quan trọng trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
2. Tuy nhiên, thực tế hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, từ đó dẫn đến những hạn chế trong hoạt động quản lý, điều hành xã hội.
Những hạn chế, bất cập đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là nhận thức của các chủ thể liên quan về vai trò của pháp luật chưa thực sự rõ ràng; các quy định về hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự phù hợp với thực tế, chưa chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể, chưa đặt ra những chế tài xử lý thích đáng; các điều
78
kiện đảm bảo cho hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, kịp thời.
3. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ cả trước mắt, cả lâu dài nhằm thay đổi nhận thức, đề cao trách nhiệm của các chủ thể liên quan; tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, tổ chức và nhân sự để nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Trong điều kiện nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu đề tài hạn hẹp, vừa nghiên cứu đề tài vừa phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, việc hoàn thành luận văn là một cố gắng lớn của tác giả với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, Ban lãnh đạo, các giảng viên và cán bộ khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Qua đây, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn, Ban lãnh đạo khoa Luật, các thầy, cô giáo và các cán bộ khoa Luật đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn và mong tiếp tục nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy, cô./.
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá IX tại Đại hội X, Báo Quân đội nhân dân, số 16158, thứ tư, ngày 19/4/2006. Tr.13.
2. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005),
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
3. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2005), Báo cáo số 401/UBTVQH11 ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
4. Chính phủ (2009), Báo cáo số 127/BC-CP ngày 17 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ.
5. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực Nhà nước, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, cơ sở dữ liệu Luật, Trang thông tin điện tử Văn phòng Quốc hội.
7. Hội đồng lý luận trung ương (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, tập 1, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 8. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (1996).
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2002).
10. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008).
11. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
80
12. Nghị quyết số 55/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá XI.
13. PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
14. PGS.TS. Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
15. Uỷ ban pháp luật của Quốc hội - Dự án star (2008), tài liệu Hội thảo góp ý dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.