Đối với NHNH

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 41 - 44)

5. Kết cấu của đề tài 3

2.3.1. Đối với NHNH

Tại Việt Nam, cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, các DNVVN hoạt động trong môi trường chính sách và pháp lý thích hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh vai trò và tiềm năng rất to lớn của mình trong việc sản xuất hàng hoá, máy móc, thiết bị để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và nhun cầu sản xuất của xã hội, nhất là cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ

công nghiệp, các DNVVN còn góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động, tạo ra được sự phát triển cân đối giữa các vùng kinh tế… Chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp này cần phải có sự

quan tâm, phối hợp và giúp đỡ nhiều hơn nữa của Nhà nước, các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương. Dưới đây là một số kiến nghị đối với NHNN nhằm tạo ra điều kiện hơn nữa cho các DNVVN phát huy vai trò phát huy tầm quan trọng của mình trong nền kinh tế xã hội, đồng phần góp phần

ngăn ngừa được những nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp này:

- NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc thi hành Luật và các

văn bản khác một cách rõ ràng, chính xác và hạn chế sự thay đổi trong một thời gian ngắn.

- Cần áp dụng một cách linh hoạt những công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở… để điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường và những diễn biến bất thường của lãi suất. Tránh tình trạng để nền kinh tế bị “khát” vốn hay bị “đóng băng” về vốn, đồng thời tránh

37

sự can thiệp quá sâu về mặt kỹ thuật nghiệp vụ của NHNN vào hoạt động của các NHTM.

- Cần có một quy chế cho vay và quy chế miễn giảm lãi áp dụng riêng

đối với các DNVVN để các NHTM có căn cứ cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này.

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong hoạt động cho vay nhất là cho vay đối với các DNVVN. Hoạt động này có thể được tiến hành theo phương thức giám sát từ xa hay kiểm tra tại chỗ. Bên cạnh việc tìm ra những bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM, công tác thanh tra còn phải nêu lên những kiến nghị, giải

pháp để tháo gỡ, sửa chữa cho các NHTM để từ đó nâng cao được chất lượng quản lý của NHTM trong việc cho vay, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong

kinh doanh ngân hàng. Để làm tốt công tác này, NHNNcũng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ công tác làm thanh tra, tránh một tình trạng phổ biến hiện nay là một số cán bộ có trình độ chuyên môn thấp khi vào thanh tra NHTM không phát hiện được những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của các món vay hay của khách hàng vay. Một số khác do không nắm chắc quy trình cho vay

và các văn bản có liên quan hiện hành nên đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu không cần thiết, không sát với thực tế, không tập trung thanh tra vào nội dung chủ yếu của công tác cho vay, dẫn đến hiệu quả của công tác thanh tra, giám

sát chưa cao.

- Cuối cùng, NHNN cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa vai trò của trung tâm thông tin tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng là tổ chức trung gian đứng ra thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin cho các tổ chức tín dụng. Việc chia sẻ thông tin sẽ ngăn chặn những khách hàng xấu tiếp cận tín dụng. Đồng thời, nó cũng giúp các khách hàng tốt có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng với mức lãi suất thấp hơn do giảm

chi phí điều tra thông tin. Qua đó giúp các tổ chức tín dụng có thể tăng trưởng

dư nợ, và giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng.

Ở Việt Nam, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN Việt

Nam được thành lập từ năm 1999. Là một tổ chức thông tin tín dụng công, CIC có 02 chức năng chủ yếu sau:

 Thu thập thông tin tín dụng về người vay từ các tổ chức tín dụng và cung cấp thông tin trở lại cho các tổ chức tín dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh.

 Cung cấp thông tin tín dụng cho NHNN để đưa ra các quy định về

giám sát các tổ chức tín dụng nhằm góp phần đảm bảo an toàn, phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam.

38

Cho đến thời điểm 12/2011, hệ thống thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà

nước đã thu thập được hơn 10.000 nghìn hồ sơ khách hàng cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ước

tính là 30%/năm cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt về khách hàng của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế; thì vai trò cũng như nhiệm vụ của trung tâm thông tin tín dụng CIC trong những năm tới là hết sức nặng nề. Để

xây dựng hệ thống thông tin tín dụng lớn, phục vụ đắc lực cho hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, NHNN cần thiết phải có những biện pháp sau

đối với các tổ chức tín dụng:

 Yêu cầu các tổ chức tín dụng phải khai báo thông tin khách hàng

theo đúng quy định của NHNN.

 Yêu cầu việc khai thác, sử dụng thông tin tín dụng trong việc thực hiện cấp tín dụng là một điều kiện bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

 Hoàn thiện, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm quản lý tốt hơn việc thu thập và cung cấp thông tin hồ sơ khác hàng đến các tổ chức tín dụng hoạt động trên cả nước.

 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và tăng cường các kênh cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng CIC, mở rộng hệ thống này trên cả nước.

- Về vấn đề cơ cấu lại nợ theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN nhằm

ngăn chặn suy giảm kinh tế : Các TCTD rất ủng hộ chủ trương này.Tuy nhiên,

theo quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

dụng trong hoạt động tín dụng trong hoạt động của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QD-NHNN ngày 22/4/2005, các khoản nợ cơ cấu nợ

thời hạn trả nợ thuộc nhóm 2 (nợ cần chú ý) và có tỷ lệ trích lập dự phòng là 5%.Theo các TCTD, nếu thực hiện đúng quy định của Quyết định 493 thì sau

khi cơ cấu lại nợ theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, tỷ lệ nợ xấu của hệ

thống ngân hàng sẽ cao hơn hiện nay rất nhiều. Do đó, NHNN cần nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh, bổ sung Quyết định 18 cho phù hợp và có hướng dẫn cụ thể để các TCTD thống nhất thực hiện

- Đa số các doanh nghiệp đang gặp khó khăn là các doanh nghiệp đang

có nợ xấu nên không đủ điệu kiện để vay mới. Để các doanh nghiệp gặp khó

khăn, NHNN cần có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề xử lý nợ cụ.

- Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, bên cạnh chính sách hạ lãi suất cho vay mới, cần có chính sách miễn, giãm lãi vay đối với khách hàng đã vay với lãi suất cao trước đây.Tuy nhiên, quy định về miễn giảm lãi tại Điều 23 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết

39

định số 1627/2001/QD-NHNN ngày 31/12/2001 tương đối chặt chẽ. Đề nghị

NHNN xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay và nên giao quyền chủ động hơn cho các TCTD

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)