Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của đề tài 3

2.1.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Những hạn chế

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động cho vay DNVVN, tuy nhiên, chất lượng cho vay của VPBank Hà Tĩnh vẫn cần khắc

phục một số các hạn chế sau để chất lượng cho vay được nâng cao hơn

nữa:

Th nht. Sản phẩm tín dụng chưa đa dạng. Mặc dù đã đưa vào nhiều loại hình cho vay như: vay từng lần, vay theo hạn mức, vay theo dự án, vay trả góp….nhưng hiện nay chủ yếu các DNVVN chỉ vay theo hình thức vay từng lần và vay theo hạn mức chiếm tỷ lệ nhỏ. Chi nhánh cần biết tận dụng những ưu điểm của từng loại hình cho vay để tiếp thị đến từng đối tượng khách hàng thích hợp nhiều hơn nữa. Từ đó, nâng cao dư nợ cho vay cũng như đáp ứng được nguồn vốn tài trợ cho từng đối tượng khách hàng một cách thích hợp.

Th hai. Hệ thống thông tin khách hàng được coi là yếu tố hàng đầu giúp VPBank Hà Tĩnh tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ các năm.

Tuy nhiên, phải nói rằng mặc dù được hệ thống, sắp xếp lại nhưng cán bộ

thẩm định vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin của khách hàng.

Th ba. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng giảm (năm 2010 là 19%, năm 2011 là 12%), trong khi theo định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh các doanh nghiệp loại hình này rất đa dạng, với số lượng ngày càng nhiều….nên cần được chú trọng trong thời gian tới.

Thứ tư. Thủ tục cho vay còn quá cứng nhắc, chưa được linh hoạt nhất là các thủ tục về cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch, cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp đó là do tình trạng quá

tải đối với cán bộ tín dụng.

Thứ năm. Về chất lượng tín dụng: trong những năm gần đây, tỷ trọng nợ quá hạn đối với DNVVN giảm đi nhưng của Chi nhánh đã có xu hướng

tăng lên. Có một số khoản nợ phát sinh nhưng đến nay vẫn chưa được thu hồi.

Đây chính là khó khăn làm nên tình trạng khó khăn nhất của VPBank.

Th sáu. Năng lực phẩm chất cán bộ tín dụng hầu hết cán bộ tín dụng còn non trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, còn e ngại khi quan hệ tín dụng với DNVVN. Một số cán bộ làm việc lâu năm theo kinh nghiệm nhưng thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường, về

28

khoa học kĩ thuật còn hạn chế. Có nhiều dự án có nội dung kinh tế phức tạp, cán bộ tín dụng không đủ hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn đó để xác

định hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dự án. Cán bộ tín dụng tính toán các chỉ

tiêu này chủ yếu dựa vào số liệu doanh nghiệp cung cáp nên thiếu tính khoa

học, tính chính xác.

Nguyên nhân

Có một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, trong đó, nguyên

nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ phía ngân hàng:

* Nguyên nhân t phía ngân hàng

Th nht. Hệ thống thông tin khách hàng mặc dù đã được bản thân chi nhánh cải tiền, tự cập nhật và làm thành một hệ thống nội bộ. Tuy nhiên, những thông tin chỉ giúp được phần nào với các khách hàng quen thuộc. Còn khi có khách hàng mới, cán bộ tín dụng phải rất vất vả để thu thập thông tin, các thông tin rời rạc và điều này đôi khi gây khó khăn cho những đánh giá của cán bộ thẩm định. Đó là còn chưa xét tới vấn đề về chất lượng của hệ thống thông tin nội bộ có đáp ứng được những tiêu chuẩn đánh giá hay không.

Th hai. Các cán bộ chưa tích cực giới thiệu các hình thức cho vay khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp cần biết

được ưu thế của từng hình thức cho vay của ngân hàng và sự phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp để có thể tiếp cận các hình thức vay khác ngoài vay từng lần. Đây là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, do các hình thức

vay khác ít được áp dụng nên cán bộ tín dụng còn mang tư tưởng “ngại” triển khai các hình thức mới.

Th ba. Điều kiện vay vốn của VPBank còn quá chặt chẽ, tất cả các

khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, nhiều DNVVN không đủ tài sản cầm cố, thế chấp đã không tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng. VPBank đã quan tâm

đến DNVVN nhưng chưa thực sự trở thành chiến lược. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư. Trình độ năng lực cán bộ tín dụng của VPBank chưa đồng đều,

chưa theo kịp chuyển biến của môi trường. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, việc thẩm định lựa chọn khách hàng , kiểm tra tín dụng chưa nghiêm túc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh chưa chuẩn xác, tạo cơ hội cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Cán bộ tín dụng chưa thực sự chủ động cùng doanh nghiệp xây dựng

phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và việc lập phương án mang nặng tính chất hợp lý hóa nên nhiều khi không sát thực.

* Nguyên nhân t phía các DNVVN

Th nht. Công tác hạch toán kế toán của nhiều DNVVN chưa được thực hiện một cách theo đúng quy định của Nhà Nước. Các báo cáo tài chính

29

đánh giá được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính này và cũng không đảm bảo chính xác. Cho nên việc đánh giá dựa trên các phân tích về báo cáo tài chính là không đủ tin cậy để hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Th hai. Nhiều rủi ro khi cho vay của ngân hàng thuộc về năng lực quản lý của các DNVVN. Đây là hậu quả xuất phát từ một trong những đặc

điểm của DNVVN: kiến thức, kỹ năng và năng lực quản lý của nhiều chủ

doanh nghiệp còn hạn chế. Khi nhận được vốn tài trợ, doanh nghiệp chưa có

những xử lý thích hợp với sự biến động liên tục trong hoạt động kinh doanh

đã mang đến những khoản cho vay rủi ro với chi nhánh.

Th ba. Các doanh nghiệp tư nhân có vốn chủ sở hữu rất hạn chế, không có khả năng mở rộng quy mô, không có uy tín và tài sản đảm bảo chưa

không thuyết phục. Đây cũng là nguyên nhân mà tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp tư nhân chưa được cao.

* Các nguyên nhân khách quan

Th nht. nguyên nhân là xuất phát từ môi trường pháp lý. Hệ thống

văn bản liên quan đến hoạt động cho vay, hoạt động khác của ngân hàng đã dần hoàn thiện nhưng chưa đầy đủ, đồng bộ và chặt chẽ.

Th hai. Nhà Nước vẫn chưa có sự hỗ trợ tài chính thực sự hiệu quả đối với các DNVVN. Mặc dù đây là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số, với số lượng lớn, đa dạng và có vai trò lớn, nhưng Chính Phủ chưa có một trợ

giúp cụ thể nào đối với DNVVN. Các quy định về quy trình tín dụng không có gì khác nhau giữa DNVVN và doanh nghiệp lớn. Chỉ gần đây, khi có

khủng hoảng kinh tế thì NHNN mới có chính sách hỗ trợ lãi suất, tuy nhiên,

đây chỉ là biện pháp tình thế trong thời kỳ khó khăn chứ không có ý nghĩa hỗ

trợ lâu dài trước những khó khăn thường xuyên của DNVVN.

Th ba. Đặc điểm của loại hình kinh doanh ngân hàng là nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế . Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam từ

nửa sau năm 2009 đã có diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoản kinh tế toàn cầu và những khó khăn của khủng hoảng kinh tế bắt đầu có tác động trực tiếp từ đầu năm 2010. Bối cảnh trên tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các DNVVN vốn là loại hình doanh nghiệp dễ bị tác động bởi biến động thị trường. Đây là môi trường đe dọa trực tiếp tới cả quy mô cho vay và chất

30

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 32 - 35)