CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN - KINH NGHIỆM TỪ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Thực trạng tổ chức
Theo Nghị định số 74/CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 1996 về việc thành lập Quận Thanh Xuân. Quận Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; Nguyễn Trãi, Khương Thượng(thuộc quận Đống Đa), xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).
Quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 913,2 ha và 117.863 nhân khẩu (hiện nay 298.866 nhân khẩu), gồm11 đơn vị hành chính trực thuộc là:
1. Phường Thanh Xuân Trung có 106,2 ha diện tích tự nhiên và 11.036 nhân khẩu.
2. Phường Thượng Đình có 65,8 ha diện tích tự nhiên và 13.516 nhân khẩu.
3. Phường Kim Giang có 22,3 ha diện tích tự nhiên và 8.387 nhân khẩu.
4. Phường Phương Liệt có 102,8 ha diện tích tự nhiên và 13.030 nhân khẩu.
5. Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở 32,8 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc.
6. Phường Thanh Xuân Bắc còn lại 48,4 ha diện tích tự nhiên và 17.857 nhân khẩu.
7. Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng.
8. Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).
9. Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở 138,9 ha diện tích tự nhiên và 5. 929 nhân khẩu của xã Khương Đình.
10. Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở phần còn lại của xã Khương Đình gồm 58,6 ha diện tích tự nhiên và 4.245 nhân khẩu.
11. Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính, gồm 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu [14].
Quận Thanh Xuân được chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.
Đơn vị sự nghiệp của quận Thanh Xuân bao gồm: + Ban quản lý dự án;
+ Ban quản lý chợ;
+ Trung tâm văn hoá thể dục thể thao; + Thanh tra xây dựng;
+ Các trường công lập cơ sở: 7 trường; + Các trường tiểu học: 9 trường;
+ Các trường mầm non: 12 trường;
+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 1 trung tâm; Hội gồm có:
+ Hội chữ thập đỏ; + Hội luật gia;
Trên cơ sở địa bàn Quận Thanh Xuân có một số đặc điểm kinh tế xã hội như sau:
Dân cư trong quận chủ yếu là công nhân, hưu trí, mất sức, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và học sinh, sinh viên, người lao động sống trong các khu tập thể cao tầng, làng xã và các phố mới thành lập, lối sống xen kẽ thành thị với phong tục tập quán làng xã. Trên địa bàn có một số di tích lịch sử văn hoá, nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Viện nghiên cứu và hai khu công nghiệp tập trung là Giáp Bát và Thượng Đình.
Cơ cấu kinh tế của quận là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng chủ yếu, hai khu công nghiệp được hình thành từ những năm 60. Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, với sản lượng quy thóc khoảng 300 tấn lương thực/ năm.
Là quận mới thành lập đang trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh những thuận lợi trên quận Thanh Xuân cũng gặp không ít khó khăn do hệ thống hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn phần lớn chưa được đầu tư đồng bộ. Tình hình quản lý đất đai, trật tự an toàn xã hội quản lý dân cư có nhiều diễn biến phức tạp nhất là ở khu vực giáp ranh. Đời sống đô thị trong nhân dân còn gặp nhiều khó khăn về cung cấp điện sinh hoạt, về cấp thoát nước, về vệ sinh môi trường.
Thực tế trong một số năm qua quận Thanh Xuân đã có nhiều tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội - quản lý đô thị - an ninh quốc phòng đấu tranh chống các tệ nạn xã hội nhưng thực sự chưa vững chắc, đời sống nhân dân so với mặt bằng chung của Thành phố còn thấp, các tiềm năng, thế mạnh của địa phương chưa được khai thác.
Theo Nghị định số 107/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 4 năm 2004 về việc quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp thì Uỷ ban nhân dân quận bao gồm:
- Một Chủ tịch - Ba Phó Chủ tịch
- Năm Uỷ viên Uỷ ban nhân dân
Thành viên Uỷ ban nhân dân được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc như sau:
- Chủ tịch phụ trách chung, nội chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch quận, đất đai và tài nguyên - môi trường.
- Các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
+ Một Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế, tài chính, doanh nghiệp, thương mại, du lịch.
+ Một Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: Quản lý đô thị - nhà đất, phát triển nhà ở, giao thông công chính, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng, địa giới hành chính 364.
+ Một Phó Chủ tịch phụ trách văn hoá - xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, lao động, dân số gia đình và trẻ em, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác tôn giáo, thông tin đại chúng, các hội.
- Các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân:
+ Một Uỷ viên phụ trách công an. + Một Uỷ viên phụ trách quân sự. + Một Uỷ viên phụ trách văn phòng. + Một Uỷ viên phụ trách thanh tra.
+ Một Uỷ viên phụ trách đất đai, xây dựng [12].
Theo Nghị định số 172/ NĐ- CP của Chính phủ ngày 29 tháng 9 năm 2004 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Uỷ ban nhân dân quận có những cơ quan chuyên môn sau đây:
1. Phòng nội vụ - lao động thương binh và xã hội; 2. Phòng tài chính - kế hoạch;
3. Phòng giáo dục;
4. Phòng văn hoá - thông tin - thể thao; 5. Phòng y tế;
6. Phòng tài nguyên và môi trường; 7. Phòng tư pháp;
8. Phòng kinh tế;
9. Phòng xây dựng đô thị; 10. Thanh tra;
11. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;
12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân [11].
Nhưng tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội thì phòng nội vụ và phòng lao động thương binh và xã hội vẫn tách riêng. Do vậy các phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân hiện nay là 12 phòng. Phòng kế hoạch - kinh tế, phòng tài chính - vật giá vẫn hoạt động theo quy định của Quyết định số: 92/2001/ QĐ-UB ngày 23 tháng 10 năm 2001 về việc ban hành Quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ của các Phòng chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện. Đồng thời Phòng y tế vẫn chưa được thành lập trên địa bàn Quận Thanh Xuân.
1. Phòng tổ chức chính quyền
- Giúp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Quận tổ chức thực hiện các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Xây dựng các phương án xây dựng, củng cố chính quyền cấp phường; quản lý đội ngũ cán bộ phường và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ phường.
- Thường trực và giúp Uỷ ban nhân dân Quận chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra công tác cải cách hành chính trên địa bàn Quận.
- Giúp Uỷ ban nhân dân Quận thành lập, giải thể các tổ chức thuộc thẩm quyền; trình Uỷ ban nhân dân Thành phố thành lập hoặc giải thể các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của Thành phố; nắm tình hình hoạt động của các tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc Quận quản lý và kiến nghị cấp trên khi có những vấn đề vướng mắc.
- Giúp Uỷ ban nhân dân Quận lập kế hoạch quản lý biên chế, quỹ lương và cán bộ, công chức theo phân cấp của Thành phố. Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc Uỷ ban nhân dân Quận quản lý.
- Giúp Uỷ ban nhân dân Quận xem xét, điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận, bố trí sử dụng cán bộ, công chức thuộc Uỷ ban nhân dân Quận quản lý theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
- Thực hiện và quản lý công tác địa giới hành chính của Quận. - Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm.
- Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và công dân về lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của Phòng.
2. Phòng tài chính
Giúp Uỷ ban nhân dân quận tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận theo pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị dự toán trực thuộc và các Ban Tài chính phường thực hiện pháp luật, chính sách chế độ, các quy định của Nhà nước và Thành phố về quản lý tài chính, ngân sách, kế toán.
Xây dựng dự toán ngân sách quận; lập phương án phân bổ dự toán ngân sách quận; lập dự toán điều chỉnh ngân sách theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Sở tài chính vật giá Hà Nội, báo cáo Uỷ ban nhân dân quận xem xét để trình Hội đồng nhân dân quận phê chuẩn. Tham mưu cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quận điều hành ngân sách theo Luật ngân sách Nhà nước, chính sách chế độ và dự toán đã được duyệt. Thực hiện việc công khai về tài chính, ngân sách theo hướng dẫn, quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của Thành phố.
Phối hợp với Chi cục Thuế quận trong công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Kho bạc Nhà nước quận thực hiện việc cấp phát ngân sách kịp thời trong dự toán duyệt đúng chế độ cho các đối tượng sử dụng ngân sách quận.
Lập các báo cáo tài chính, báo cáo thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn, báo cáo tổng quyết toán ngân sách Nhà nước và các loại báo cáo khác theo quy định và hướng dẫn của Sở tài chính - vật giá.
Tổng hợp, theo dõi quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc quận theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thực hiện, quản lý nguồn kinh phí do ngân sách cấp trên được uỷ quyền về ngân sách quận.
Tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn quản lý nguồn viện trợ của các tổ chức trong nước, nước ngoài với các đơn vị thuộc quận quản lý.
Quản lý Nhà nước về giá cả trên địa bàn quận theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
Tham gia hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng của quận. Là đơn vị dự toán trực thuộc ngân sách quận.
3. Phòng giáo dục
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, sau khi trao đổi thống nhất với phòng kinh tế trình Uỷ ban nhân dân Quận duyệt; tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục, các phường thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các trung tâm giáo dục trường học, cơ sở công lập và ngoài công lập thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp, các quy định của Bộ, Thành phố về dạy và học, các hoạt động giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phù hợp với đặc điểm từng loại trường học, ngành học và từng vùng dân cư.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” xây dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến, đảm bảo chất lượng dạy và học. Kiểm tra xét chọn, công nhận các danh hiệu thi đua của ngành theo hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các kỳ khai giảng năm học, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các kỳ thi khác theo quy chế hiện hành.
- Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề khoa học, giáo dục, hướng dẫn và áp dụng các sáng kiến cải tiến, những kinh nghiệm về dạy và học, nhằm phục vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phục vụ chương trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội ở địa phương.
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường công lập, ngoài công lập. Tổ chức thực hiện chế độ tuyển sinh đối với các trường theo phân cấp và quy chế hiện hành.
- Tổng hợp kế hoạch của các trường, trung tâm; xây dựng kế hoạch hàng năm về biên chế, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phối hợp với phòng nội vụ trình Uỷ ban nhân dân Quận và Thành phố duyệt theo thẩm quyền. Phối hợp với Nội vụ chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở theo Thành phố và phân cấp và theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng đã được Uỷ ban nhân dân Quận quy định.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch lựa chọn bồi dưỡng, đề bạt cán bộ quản lý các trường, trung tâm theo phân cấp quản lý cán bộ, phối hợp với Phòng Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân Quận duyệt. Phối hợp với các phòng, ban chức năng có liên quan xem xét việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và trình Uỷ ban nhân dân Quận quyết định theo thẩm quyền.
- Phối hợp phòng tài chính hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc quận xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổng hợp chung toàn quận thống nhất với phòng tài chính trình Uỷ ban nhân dân Quận duyệt. Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các kế hoạch được duyệt, tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo Uỷ ban nhân dân Quận xem xét giải quyết kịp thời.
- Nắm tình hình, tổng hợp toàn diện hoạt động về các lĩnh vực giáo dục ở địa phương: công lập và ngoài công lập, mầm non, nhà trẻ, phổ thông, bổ túc văn hoá và các việc được giao; sơ kết, tổng kết giúp Uỷ ban nhân dân Quận chỉ đạo ngày càng tốt hơn công tác giáo dục ở địa phương.
- Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ, đột xuất với Uỷ ban nhân dân Quận và Sở Giáo dục và đào tạo.
- Xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chức và công dân về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc trách nhiệm của Phòng.
4. Phòng văn hoá thông tin thể thao
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch đó.
- Giúp Uỷ ban nhân dân Quận quản lý, phối hợp, điều hoà hướng dẫn, kiểm tra nội dung các hoạt động văn hoá thông tin - thể dục thể thao trên địa bàn như quản lý công tác xuất bản ấn loát, quảng cáo, kinh doanh văn hoá phẩm, dịch vụ văn hoá (chụp ảnh, đánh máy, in ấn, sao chụp, trang trí, vẽ tranh, truyền thần, bán sách báo văn hoá phẩm, ghi âm, ghi hình, chiếu băng hình, băng nhạc…). Xét và kiến nghị với Uỷ ban nhân dân Quận cấp hoặc thu