Công tác cho vay và thu nợ

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung -tỉnh Thanh Hoá (Trang 35 - 36)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.2.2.Công tác cho vay và thu nợ

6. Kết cấu

2.2.2.2.Công tác cho vay và thu nợ

- Xét duyệt hộ vay vốn đôi khi chưa chính xác Một số địa phương điều

tra, phân loại hộ nghèo chưa chính xác, việc xét duyệt còn căn cứ vào tỷ lệ

bình quân, chưa phù hợp với thực tế. Việc xây dựng đề án xoá đói giảm

nghèo tuy đã làm nhưng chưa cụ thể. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện và biến động hộ thuộc diện đói nghèo, thoát nghèo tuy đã làm nhưng thiếu chính xác có những địa phương thống kê hộ thoát nghèo thì giảm nhưng thực tế lại không có địa chỉ, đang coi trọng thành tích, còn mang tính áp đặt. Xét duyệt

hộ được vay, thành lập tổ tiết kiệm vay vốn còn chậm sự phối hợp giữa xã với ngân hàng chưa chặt chẽ nhất là nợ đến hạn hoặc mới chú ý tạo vốn vòng 1, chưa quan tâm giúp đỡ hộ làm ăn có hiệu quả. Một số tổ nhóm chưa nhận

thức được vai trò, trách nhiệm của mình nên việc bình xét cho vay chưa thật

dân chủ công khai, có nơi còn lập danh sách đề nghị vay vốn hộ quá tuối lao động, già cả neo đơn không nơi nương tựa (không có lao động, không thuộc

diện nghèo…).

- Việc xét duyệt cho vay còn chậm trễ:

Cho vay hộ nghèo ở NHCSXH huyện Hà Trung đã thể hiện sự giám sát

chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều cấp. Song nó cũng bộc lộ sự phức tạp trong

khâu thực hiện làm cho vốn tín dụng đến với hộ nghèo còn chưa kịp thời, có trường hợp cá biệt từ lúc hộ nghèo làm thủ tục xin vay đến khi nhận được vốn

phải mất gần 2 tháng làm cho cơ hội đầu tư của hộ nghèo bị bỏ lỡ, có những

trường hợp tổ trưởng cố tình gây phiền hà và chưa làm tròn trách nhiệm của

mình đối với hộ vay vốn.

- Mức cho vay xác định đôi khi chưa phù hợp:

Việc cho vay đôi khi chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tín dụng,

một số địa phương (xã, tổ) còn nể nang với bà con hàng xóm nên khi lập danh

sách cho vay còn dàn đều rải mỏng, vì vậy mức cho vay chưa phù hợp với đối tượng đầu tư, do đó người nghèo sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả còn thấp, có trường hợp người cần vốn thì không được vay người không cần lại được vay.

SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc L 31 ớp 49b2 - TCNH

chuyển vốn: Việc thu nợ gốc, lãi hộ nghèo ở NHCSXH huyện Hà Trung thực

hiện tốt. Trong xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, thường xác định bình quân cho cả nhóm, không xét theo

yêu cầu đối tượng vay của hộ nghèo dẫn đến có hộ vay vốn chưa có điều kiện

trả nợ đúng kỳ hạn.

- Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức cung cấp tín dụng cho hộ nghèo với mức lãi suất cao thấp khác nhau, nên hộ nghèo có sự so sánh, nếu cứ cho

vay lãi suất ưu đãi như hiện nay thì không đảm bảo tính bền vững về tài chính và nếu lãi suất cho vay cao hơn thì sẽ không thực hiện được mục tiêu xoá đói

giảm nghèo.

- Đội ngũ cán bộ:

Đặc điểm địa bàn nông thôn rộng, phức tạp như huyện Hà Trung thì việc cán bộ tín dụng của NHCSXH đi sâu, đi sát để kiểm tra tình hình sử dụng

vốn vay vay thực sự khó khăn. Hơn nữa NHCSXH huyện Hà Trung đang áp

dụng phương thức cho vay trực tiếp đến tận tay hộ nghèo với lượng khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng lớn, món vay nhỏ nên công tác kiểm tra bị hạn chế, chỉ mới tiến hành kiểm tra mẫu, kiểm tra xác suất nên đánh giá thiếu chính xác.

- Cấp tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ với các hoạt động hỗ trợ khác:

Việc cấp vốn tín dụng cho hộ nghèo chưa đồng bộ với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và tổ chức thị trường cung cấp vật tư kỹ thuật cho

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Việc quy hoạch cây, con, ngành nghề tập trung

còn hạn chế nên hiệu quả tín dụng đối với NHCSXH huyện Hà Trung chưa

cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Trung -tỉnh Thanh Hoá (Trang 35 - 36)