Thực trạng về chi phí lưu thông

Một phần của tài liệu Giảm chi phí kinh doanh của công ty CP thiếtt bị khoa học và đo lường SMICO (Trang 39 - 43)

- THIẾT BỊ PNT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

4 Tổng chi phí mua hàng 9.92.088 19.011.812 20.622

2.2.2.2 Thực trạng về chi phí lưu thông

Như đã biết chi phí lưu thông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố thuộc môi trường kinh doanh như: cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước, giá cả hàng hoá và dịch vụ vận tải, bốc dỡ, nhu cầu của khách hàng, sự phát triển của khoa học công nghệ mới. Chi phí lưu thông còn chịu sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, trình độ tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp.

Hiện nay ở các doanh nghiệp thương mại thường là khoản mục chi phí vận tải, bốc dỡ chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến khoản mục chi phí bảo quản, thu mua, tiếp đến là khoản mục chi phí quản lý hành chính và cuối cùng là khoản mục chi phí hao hụt. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị khoa học và đo lường SMICO ta thấy chi phí lưu thông chiếm tỷ lệ không lớn so với tổng chi phí kinh doanh của công

ty? Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng như vậy đối với một Công ty nhập khẩu nhiều thiết bị quan trọng cho ngành khoa học thiết bị Việt Nam. Sau đây là bảng cơ cấu chi phí lưu thông của Công ty cổ phần Thiết bị khoa học và đo lường SMICO.

Bảng 6: Chi phí lưu thông của Công ty cổ phần Thiết bị khoa học và đo lường SMICO

Đơn vị: 1000 VNĐ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chi phí vận tải 3.283.547 3.989.698 1.494.065

Chi phí bảo quản, thu mua 780.257 981.975 863.520

Chi phí hao hụt 590.557 239.700 375.229

Chi phí quản lý hành chính 3.020.450 3.318.465 1.997.825

Chi phí lưu thông 7.674.811 8.529.838 3.730.639

Nguồn: Phòng kế toán

Theo bảng kết quả về chi phí lưu thông của Công ty cổ phần Thiết bị khoa học và đo lường SMICO thì chi phí lưu thông liên tục tăng qua các năm. Từ 7.674.811nghìn đồng năm 2010 lên 8.529.838 nghìn đồng năm 2011 và giảm xuống 3.730.639 nghìn đồng năm 2012. Đây chỉ là những nhận xét ban đầu thông qua những con số tuyệt đối. Để phân tích kỹ hơn ta có tỷ trọng chi phí của từng khoản mục trong chi phí lưu thông.

Bảng 7: Tỷ trọng chi phí từng khoản mục chi phí trong chi phí lưu thông

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chi phí vận tải 42,78 46,77 53,43

Chi phí bảo quản, thu mua 10,17 11,51 10,02

Chi phí hao hụt 7,69 2,81 3,24

Chi phí quản lý hành chính 39,36 38,91 33,31

Chi phí lưu thông 100 100 100

Trong cơ cấu chi phí lưu thông thì chi phí vận tải của Công ty Thiết bị khoa học và đo lường SMICO chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2010 chiếm 42,78%, năm 2011 tăng nhiều nhất 45,79%, năm 2012thấp nhất 33,31%. Chi phí bảo quản, thu mua năm 2010 là nhiều nhất 10,17%, Và cuối cùng là chi phí hao hụt hàng hoá, năm 2010 chiếm 7,69%, năm 2011 chi phí hao hụt lớn nhất chiếm 4,30% và năm 2012 chiếm 3,24%. Thông thường tại một doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi phí cho vận tải, bốc dỡ hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến khoản mục chi phí bảo quản, thu mua, tiếp là khoản mục quản lí hành chính và cuối cùng là chi phí hao hụt. Nhưng tại Công ty cổ phần Thiết bị khoa học và đo lường SMICOthì chi phí quản lý hành chính lại chiếm một tỷ lệ rất lớn chỉ đứng sau chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hoá còn chi phí bảo quản, thu mua và chi phí hao hụt chiếm một tỷ trọng nhỏ. Hiện tượng này cần được xem xét và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp giảm chi phí cho phù hợp. Đặc thù kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị khoa học và đo lường SMICO thường không có hàng hoá dự trữ. Sau khi nhận hàng từ cảng hoặc từ sân bay hàng hoá sẽ được chuyển luôn cho đối tác hoặc nếu không chỉ lưu lại kho trong một thời gian rất ngắn. Do không có khoảng thời gian lưu kho, lưu bãi vậy nên chi phí hao hụt hàng hoá gần như không có và chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong chi phí lưu thông. Đây là một trong những điểm mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá cần phải chú tâm hơn, việc bố trí và sắp xếp một cách hợp lý giữa thời gian hàng hoá cập cảng và ngày giao hàng cho khách hàng sẽ làm giảm đáng kể chi phí thuê kho tàng, bảo quản hàng hoá và cũng tránh cho hàng hoá bị hư hỏng, mất mát.

Bên cạnh những thành công trong việc giảm chi phí bảo quản, chi phí hao hụt hàng hoá thì vẫn còn những vấn đề bất cập khi chi phí quản lý hành chính quá lớn. Điều này thể hiện sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, kéo theo

nó sự lãng phí và kém hiệu quả. Một phần nguyên nhân là Công ty cổ phần xuất Thiết bị khoa học và đo lường SMICO vẫn còn mang dấu ấn của một công ty Nhà nước, việc cổ phần hoá chưa được bao lâu, vẫn còn tồn tại những tư duy cũ trong cách quản lý, điều hàng công việc. Có quá nhiều những thủ tục giấy tờ phức tạp và nhiều phòng ban. Tuy nhiên lại không có một phòng ban nào chuyên trách về công việc Marketing mà hiện nay công việc này vẫn do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Một sự bố trí không hợp lý bởi những nhân viên phòng kinh doanh không có ai tốt nghiệp chuyên ngành Marketing nên việc nghiên cứu thị trường và những nhu cầu mới của thị trường thường gặp nhiều khó khăn và không có tính chuyên nghiệp.

*) Tỷ lệ chi phí lưu thông

Tỷ lệ chi phí lưu thông được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng chi phí lưu thông với doanh số bán ra. Tỷ lệ chi phí của từng khoản mục chi phí lưu thông cũng được tính tương tự, tức là sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tiền chi phí lưu thông của từng khoản mục với tổng doanh số bán ra. Chỉ tiêu này phản ánh để thu được một 100 đồng doanh số thì phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí lưu thông.

Chi cho nộp thuế (trích)

Là một doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị chủ yếu từ nhập khẩu hàng hóa, Công ty cổ phần Thiết bị khoa học và đo lường SMICO quan tâm đặc biệt đến hai vấn đề là thuế và bảo hiểm hàng hoá. Chính sách thuế của Nhà nước cũng như việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu luôn được các doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ. Bởi mức thuế sẽ quyết định rất lớn tới việc khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Nhà nước dựa vào mức cung - cầu hàng hoá trong nước để điều tiết hàng hoá trên giác độ vĩ mô. Và thuế chính là một trong những công cụ

quan trọng nhất với hiệu quảnhanh chóng để Nhà nước cân đối nền kinh tế. Khi trong nước có một mặt hàng nào khan hiếm, việc sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dùng, giá cả sản xuất cao hơn so với nhập khẩu, không những thế việc sản xuất sản phẩm đó còn gây lãng phí nguồn lực, thiệt hại cho người tiêu dùng thì Nhà nước sẽ khuyến khích nhập khẩu mặt hàng đó từ nước nào có ưu thế trong việc sản xuất sản phẩm đó. Để đạt được mục tiêu đặt ra, Nhà nước sẽ giảm mức thuế hoặc không đánh thuế mặt hàng đó, có những trường hợp Nhà nước còn hỗ trợ giá nhập khẩu. Ngược lại, khi Nhà nước cần bảo hộ nền sản xuất non trẻ trong nước, bảo hộ một mặt hàng nào đó thì sẽ hạn chế nhập khẩu. Khi đó mức thuế nhập khẩu mặt hàng sẽ cao,dẫn tới giá bán sản phẩm đó cao, hạn chế tiêu dùng, với việc người dân không đủ khả năng chi trả đồng nghĩa với nó là sản phẩm đó không bán được. Lợi nhuận thấp buộc nhà nhập khẩu phải hạn chế nhập khẩu hoặc dừng hẳn việc nhập khẩu mặt hàng đó và chuyển sang mặt hàng khác.

Một phần của tài liệu Giảm chi phí kinh doanh của công ty CP thiếtt bị khoa học và đo lường SMICO (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w