Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô (Trang 86 - 122)

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ, hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật qua thanh tra, xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội chưa cao. Trong quá trình áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ còn có một số vấn đề bất cập như:

Thứ nhất: Các quy định của pháp luật không phù hợp với thực tế cũng

như chư đủ để răn đe người vi phạm gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xử lý vi phạm hành chính. Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường

bộ đi vào thực tế đã khắc phục được phần nào trong vấn đề giải bài toán khó về xử lý vi phạm giao thông, ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn, đặc biệt là tại những giao lộ, tình trạng lưu thông không đúng phần đường giảm đặc biệt... Nghị định quy định Thanh tra giao thông được xử phạt 201 trường hợp về vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ còn gặp một số vướng mắc dẫn đến khó áp dụng trong thực tế.

Tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định quy định phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chiếm dụng đường phố để: kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng hóa; kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng; sản xuất, gia công hàng hóa; làm nơi trông, giữ xe; sửa chữa hoặc rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; làm mái che; thực hiện các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông là quá cao, xa rời thực tế ở Việt Nam. Với đặc thù của hình thức kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ cùng với thói quen mua sắm, ăn uống... của người Việt Nam thì các hành vi bị xử phạt nêu trên diễn ra phổ biến, đặc biệt là các chợ tạm. Vốn kinh doanh của họ không lớn, lãi thu về không nhiều nên việc xử phạt họ với số tiền cao như vậy rất khó áp dụng. Đối với vi phạm này hầu hết chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, nhắc nhở để người dân hiểu và chấp hành chứ không tiến hành xử phạt tiền.

Cũng tại Điều 15 quy định xử phạt việc trồng cây, xây dựng lều quán, nhà ở... vi phạm đất dành cho đường bộ. Tuy nhiên, khái niệm “đất dành cho đường bộ” không được quy định trong Luật giao thông đường bộ, không được hiểu là bao gồm cả đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ dẫn đến việc không xử lý, tháo dỡ được các lều quán, nhà ở... xây dựng vi phạm an toàn hành lang đường bộ.

điển hình như quy định phạt tiền đến 100.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt, thiếu khoảng cách an toàn, điều khiển xe không đúng phần đường,... Đây là các hành vi thường xuyên diễn ra khi lưu thông trên đường nhưng mức xử phạt quá thấp dẫn đến không răn đe được người vi phạm. Do vậy, mặc dù bị xử phạt nhiều lần nhưng tình trạng đó vẫn tiếp tục tái diễn.

Tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 (văn bản này chưa có hiệu lực) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ và đường sắt đã quy định điều chỉnh mức phạt nêu trên nhưng hiện nay Nghị định vẫn chưa có hiệu lực áp dụng và tại Nghị định cũng vẫn sử dụng từ “đất dành cho đường bộ”.

Thứ hai, đa số công chức làm công tác thanh ta cũng như Thanh tra viên

chưa đáp ứng được về trình độ chuyên môn. Như phần thực trạng đã nêu, hiện nay trình độ chuyên môn của những người làm trong công tác Thanh tra giao thông vận tải ở Thủ đô Hà Nội chưa cao. Trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp, một số cán bộ lại không được đào tại đúng chuyên ngành về thanh tra giao thông vận tải nên nhiều khi lúng túng trong vấn đề chuyên ngành như về: kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông, vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, cơ sở vận tải,...). Trình độ chuyên môn không đồng đều và còn thấp dẫn đến thực tiễn áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính chưa được hiệu quả, đôi khi chưa đúng trình tự, chưa kịp thời gây thắc mắc trong người dân.

Thứ ba, mặc dù lực lượng chức năng đã vào cuộc thanh tra, kiểm tra

xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố nhưng các vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn. Điều này cho thấy việc quản lý, kiểm tra, rà soát của các lực lượng chức năng còn khá lỏng lẻo.

Hoạt động thanh tra giao thông vận tải vẫn còn một số lĩnh vực, nội dung chưa được thanh tra, kiểm tra. Công tác xử lý sau kết luận thanh tra còn hạn chế, dẫn tới hiệu quả, hiệu lực của một số cuộc thanh tra chưa cao.

Công tác xử lý vi phạm hành chính chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, nhất là xử lý các vi phạm liên quan đến bảo vệ kết cấu và hạ tầng giao thông.

Hơn nữa, tính chủ động trong công tác thanh tra chưa cao, hiện mới tập trung vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động quản lý nhà nước mang tính tình thế, theo chỉ đạo từ trên xuống hoặc phản ánh từ cơ sở lên, phản ánh của các cơ quan báo chí, của nhân dân.

Tính độc lập trong các hoạt động nghiệp vụ thanh tra không đảm bảo, có nhiều nội dung, kết luận thanh tra bị tác động bởi các mối quan hệ xã hội, cá biệt có cả những trường hợp bị tác động từ phía chủ thể quản lý.

Đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông, số người chết, bị thương vẫn còn cao. Tình hình ùn tắc giao thông cũng được cải thiện đáng kể, nhưng mới chỉ giảm được 46% do mật độ dân số cũng như số lượng phương tiện tăng nhanh.

Thứ tư, nhân lực, phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền, kiểm tra,

xử lý còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, do đó khi thực hiện nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Đây cũng chính là những hạn chế.

Ví dụ như hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Theo ông Trần Văn Dũng, Đội trưởng Đội thanh tra giao thông đường thủy: “Về phía đội thanh tra vận tải đường thủy cũng có những khó khăn riêng. Toàn đội chỉ có 11 người cùng 2 ca nô, nếu tiến hành kiểm tra đồng loạt phải mượn xuồng, ca nô của lực lượng khác. Và từ bao lâu nay, đội không hề có một bãi tạm giữ phương tiện vi phạm. Nếu thuyền nào bị tạm giữ đều phải nhờ chính quyền địa phương hay cảnh sát đường thủy trông giùm.

Mà trông giữ tàu thuyền đâu có dễ, không cẩn thận, tàu chìm hoặc trôi mất, lúc đó mình lại phải đền. Đó là chưa kể việc kéo tàu vi phạm về bến đậu rất mất công. Phải mất hai tiếng mới kéo một tàu thuyền đi được 1 km". Đây

cũng là lý do khiến các Thanh tra giao thông nói chung, Thanh tra giao thông đường thủy nói riêng không mặn mà mấy với việc tạm giữ phương tiện. Việc xử lý thiếu kiên quyết như vậy càng làm cho chủ tàu thuyền nhờn, rất hay tái phạm.

Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế vi phạm giao thông còn nhiều hạn chế như thiếu phương tiện để cưỡng chế vi phạm. Hạn chế lớn nhất là không có bến bãi nơi trông giữ phương tiện vi phạm. Chính vì vậy dẫn đến hiệu quả trong công tác cưỡng chế kiểm tra, xử lý không cao.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về giao thông còn

nhiều hạn chế từ địa phương, gia đình, nhà trường, các cơ quan hướng dẫn thực thi pháp luật. Do vậy, nhiều người tham gia giao thông còn chưa hiểu biết rõ về pháp luật giao thông dẫn đến ý thức chấp hành chưa nghiêm.

Thứ bảy, ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân

chưa cao khi tham gia giao thông.

Một bộ phận người tham gia giao thông chưa tự giác chấp hành luật giao thông. Tình trạng vi phạm pháp luật giao thông và các quy định của Thành phố về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm chợ kinh doanh buôn bán gây mất vệ sinh môi trường vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt có một tỷ lệ lớn người dân sinh sống “nhờ vỉa hè, lòng đường” - gắn liền với hoạt động mưu sinh, nên việc lập lại trật tự, giải tỏa giao thông rất khó thực hiện, giải tỏa xong họ lại vi phạm. Hơn nữa, vì lợi ích kinh tế, không ít tổ chức, cá nhân dù nhận thức khá tốt các quy định của pháp luật về giao thông vận tải nhưng vẫn cố tình vi phạm.

Từ một số bất cập nêu trên dẫn đến trong quá trình áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp vi phạm không bị phát hiện và xử lý, một số trường hợp xử lý chậm, việc tuyên truyền cho người dân hiểu biết, chấp hành pháp luật còn chưa mạnh mẽ... dẫn đến hiện tượng khiếu kiện. Trong

thời gian vừa qua, khiếu kiện công tác áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đã giảm nhưng vẫn còn tồn tại.

Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do địa bàn quản lý rộng trong khi đó lực lượng lại rất mỏng. Hiện tại, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội là 590 cán bộ, thanh tra viên, nhân viên. Lực lượng này biên chế thành 38 đơn vị, trong đó, có 5 phòng nghiệp vụ, 4 đội chuyên ngành và 29 đội các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ trên toàn địa bàn Thành phố. Với việc sáp nhập đơn vị hành chính như hiện nay, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội còn rất hạn chế về lực lượng. Mặt khác, các vi phạm diễn ra ngày càng có tính chất phức tạp và khó phát hiện, người vi phạm thường có thái độ bất hợp tác, gây khó khăn cho quá trình thực thi công vụ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất - kĩ thuật, phương tiện phục vụ cho công tác thực thi công vụ còn nhiều thiếu thốn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động Thanh tra giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THANH

TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đó chỉ ra: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường”. Đồng thời, Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Điều 2). Đây chính là sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước trong hơn 25 năm qua đó ngày càng khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, mở rộng giao lưu quốc tế và hội nhập quốc tế của nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV đề ra nhiệm vụ là: “Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố Hà Nội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội để tập trung phát triển kinh tế - xã hội”.

Do ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt của việc đảm bảo pháp luật hành chính trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những lý do để khẳng định nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội là yêu cầu cấp bách. Để hoạt động giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu trên, bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải và nâng cao năng lực quản lý của ngành giao thông vận tải, việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải rõ ràng là một yêu cầu cách bách.

Bên cạnh đó, thực tiễn phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội trong những năm qua đòi hỏi phải kịp thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước để đáp ứng yêu cầu đặt ra ngày càng cao trong việc quản lý nhà nước và xã hội. Pháp luật là công cụ của Nhà nước để thực hiện vai trò quản lý của mình. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển đất nước. Đồng thời từ yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo sự phù hợp, sự tương thích của hệ thống luật pháp quốc gia với pháp luật quốc tế và sự ứng xử của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Muốn nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cần căn cứ vào các yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, giữ gìn trật tự kỷ cương, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của thành phố Hà Nội.

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng đi lên thì yêu cầu quản lý nhà nước càng phải không ngừng được tăng cường để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội do tình hình vi phạm hành chính diễn ra ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều hành vi mới nảy sinh cần thiết phải xử lý. Trường hợp quy định xử phạt đối với các hành vi đua xe trái phép, sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, dừng, đỗ xe tùy tiện, bừa bói, chuyên chở hành khách, hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép, điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ cho phép hoặc không có các thiết bị bảo vệ an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông v.v được ban hành trong thời gian gần đây cho thấy tính khẩn trương và kịp thời của vấn đề này.

Muốn duy trì trật tự quản lý hành chính được ổn định, tạo môi trường

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô (Trang 86 - 122)