Cơ cấu tổ chức và biên chế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô (Trang 63 - 66)

Lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội hiện nay có hơn 590 người, công tác tại 38 đơn vị, trong đó có 5 Phòng nghiệp vụ, 4 Đội Thanh tra chuyên ngành và 29 Đội Thanh tra giao thông tại các quận, huyện thực hiện nhiệm vụ trên toàn Thành phố.

Hiện nay, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội gồm 1 Chánh Thanh tra, 6 Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.

Lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội được bố trí như sau:

- Lãnh đạo Thanh tra Sở:

Lãnh đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải gồm Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra.

Chánh Thanh tra là người đứng đầu Thanh tra Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở. Phó Chánh Thanh tra Sở là người giúp Chánh Thanh tra Sở phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Sở, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải do Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của thành phố về công tác cán bộ. Cụ thể, việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở do Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện sau khi có sự thống nhất của Chánh Thanh tra Bộ, việc bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra Sở do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo đề nghi của Chánh Thanh tra Sở. Ngoài ra, việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cho từ chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Chánh

Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở Giao thông vận tải

Tổ chức bộ máy của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội gồm: - Phòng Tổ chức;

- Phòng Hành chính - Quản trị; - Phòng Tham mưu Tổng hợp; - Phòng Tài chính - Kế toán; - Phòng Thanh tra hành chính;

- Đội Thanh tra giao thông đường thủy nội địa; - Đội Thanh tra giao thông cầu, đường bộ; - Đội Thanh tra giao thông vận tải đường bộ; - Đội Thanh tra cơ động;

- Các Đội Thanh tra giao thông quận, huyện, thị xã trực thuộc (29 đội), cụ thể gồm Đội Thanh tra GTVT quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông và Đội Thanh tra GTVT huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Sơn Tây, Ứng Hòa, Hoài Đức, Thường Tín, Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Mê Linh, Mỹ Đức, Ba Vì.

Các Đội Thanh tra được sử dụng con dấu riêng để thực thi công vụ và nhiệm vụ theo quy định hiện hành của pháp luật.

Giao Giám đốc Sở GTVT căn cứ vào tình hình thực tế để thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Đội Thanh tra giao thông vận tải quận, huyện, thị xã trực thuộc cho phù hợp; phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở.

thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Đội trưởng, Đội phó thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải do Chánh Thanh tra Sở quyết định theo quy định hiện hành của Nhà nước và của thành phố về công tác cán bộ.

* Biên chế và trình độ chuyên môn

Biên chế của Thanh tra Sở GTVT thành phố Hà Nội là biên chế hành chính, được UBND thành phố giao hàng năm trong tổng số biên chế của Sở GTVT thành phố Hà Nội. Biên chế, trình độ chuyên môn của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội được thể hiện dưới bảng sau đây:

Bảng 2.1. Tổng hợp đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra Sở GTVT Hà Nội

Tổng

Ngạch Giới tính Trình độ chuyên môn

TTV/TTVC Công chức Khác Nam Nữ Trên ĐH Đại học Khác 590 76 279 311 521 69 418 34 138

Nguồn: Phòng Tổng hợp - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng, số lượng cán bộ, công chức và người lao động làm việc trong Thanh tra Sở GTVT thành phố Hà Nội tương đối ít so với các tỉnh, thành khác. Do địa bàn hoạt động rộng, mạng lưới giao thông tương đối dày đặc trong khi lực lượng thanh tra mỏng nên thực tế gặp khá nhiều khó khăn trong công tác tuần kiểm, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi tham gia giao thông vi phạm Luật, hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn giao thông,… Mặt khác, do đặc thù công việc, phải thường xuyên bám đường, bám tuyến, tuần tra,… do đó, số lượng cán bộ nữ tại Thanh tra các Sở GTVT nói chung, Thanh tra Sở GTVT thành phố Hà Nội nói riêng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số biên chế được giao. Bên cạnh đó, số lượng lao động trong độ từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao (trên 60%), đều là cán bộ trẻ, năng động, nhiệt huyết với công việc, đặc điểm này rất phù hợp với đặc thù của công tác thanh tra, tuy

nhiên, nhìn chung số lượng này thường ít kinh nghiệm, chưa nhạy bén trong xử lý tình huống, điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thanh tra.

361 84

145

Từ 30 - 50 Trên 50 Dưới 30

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức Thanh tra Sở

Ngoài ra, trình độ chuyên môn của lực lượng thanh tra đa phần là đại học, trên đại học, được đào tạo bài bản, chính quy, đây là lực lượng có trình độ chuyên môn cao, nhanh nhạy với điều kiện thực tế, dễ dàng tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo chuyên ngành. Tuy nhiên, nhiều cán bộ được đào tạo ngành khác, chưa phù hợp với yêu cầu công việc, do đó, đôi khi gặp khó khăn trong khi thi hành nhiệm vụ.

418 34 75 0 100 200 300 400 500 Người Trên ĐT Đại học Ttrình độ khác

Biểu đồ 2.2. Trình độ đào tạo của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô (Trang 63 - 66)