Áp dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô (Trang 78 - 85)

thanh tra giao thông vận tải đường bộ

Trong hoạt động thanh tra giao thông vận tải đường bộ, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội hết sức chú trọng hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động vận tải hành khách của xe khách liên tỉnh, xe taxi; các vi phạm đảm bảo trật tự an toàn giao thông tĩnh.

2.3.3.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong họat động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn Thành phố

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao Sở Giao thông vận tải Hà Nội thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi, Thanh tra Sở đã tham mưu Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 110 doanh nghiệp taxi trên địa bàn thành phố. Qua công tác kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện những yếu kém thiếu sót của các doanh nghiệp; đồng thời đã ban hành văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại Hà Nội, các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Trong khoảng thời gian 03 năm từ 2011 – 2013 (đến hết tháng 9 năm 20130, Thanh tra Sở đã tổ chức, bố trí lực lượng tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi, kết quả cụ thể như sau:

Trong năm 2011, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành thanh tra, phát hiện và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 3672 trường hợp, phạt 1.927.685.000 đồng; tạm giữ 273 phương tiện xe taxi vi phạm. Chưa xử lý

được 651 trường hợp và 323 trường hợp xử lý tồn. Các lỗi vi phạm vẫn chủ yếu: Xe taxi dừng, đỗ sai quy định; không thực hiện quy định về bật tắt hộp đèn taxi; không sử dụng đồng hồ tính cước và một số lỗi vi phạm khác…

Trong năm 2012, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành thanh tra, phát hiện và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 6426 trường hợp, phạt 4.017.900.000 đồng. Tạm giữ 400 phương tiện xe taxi vi phạm. Chưa xử lý 2642 trường hợp và xử lý tồn 2293 trường hợp. Các lỗi vi phạm vẫn chủ yếu: Xe taxi không sử dụng đồng hồ tính cước; dừng, đỗ sai quy định; không thực hiện quyết định về bật tắt hộp đèn taxi và một số lỗi vi phạm khác…

Trong 9 tháng đầu năm 2013, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành thanh tra, phát hiện và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 1.856 trường hợp, phạt 978.650.000 đồng; tạm giữ 90 phương tiện xe taxi vi phạm. 3672 1927 237 6426 4017 400 1856 978.6 90 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lập biên bản Tiền phạt (triệu đồng) Tạm giữ phương tiện

Biểu đồ 2.4. Tổng hợp công tác xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động vận tải bằng xe taxi

Theo biểu đồ trên có thể thấy rằng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn Thành phố của lực lượng Thanh tra sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong khoảng thời gian từ 2012 - 2013, tổng số trường hợp vi phạm và tổng số tiền phạt đã giảm nhanh chóng so với khoảng thời gian từ năm 2011 - 2012. Cụ thể, tổng số trường hợp xe taxi vi phạm năm 2013 giảm 06 lần so với năm 2012 và tổng số tiền phạt 9 tháng đầu năm 2013 giảm 04 lần so với năm 2012. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong công tác thanh tra, xử lý vi phạm của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cùng với các lực lượng liên ngành.

Trong 9 tháng đầu năm 2013, công tác bố trí lực lượng, phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo Kế hoạch liên ngành đã được phê duyệt.

Bên cạnh những kết quả đạt được vừa kể trên, xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện vận tải hành khách bằng xe taxi của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội còn tồn tại nhiều hạn chế.

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2012, tổng số trường hợp vi phạm và tổng số tiền phạt không có sự giảm xuống mà tăng lên rất cao. Cụ thể, tổng số trường hợp xe taxi vi phạm năm 2012 gấp 02 lần so với năm 2011 và tổng số tiền phạt năm 2012 tăng gấp 04 lần so với năm 2011.

Các trường hợp vi phạm phát hiện được vẫn chỉ tập trung vào các lỗi như xe taxi dừng, đỗ sai quy định; không thực hiện quyết định về bật tắt hộp đèn taxi; không sử dụng đồng hồ tính cước mà chưa phát hiện, xử lý được các trường hợp khác.

Trong công tác bố trí lực lượng, phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, lực lượng liên ngành này mới tập trung kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm về trật tự an toàn giao thông mà chưa tập trung phối hợp kiểm tra, xử lý các vi phạm như không có giấy phép kinh doanh, không gắn hộp đèn taxi, đồng hồ tính tiền không kẹp chì, không gắn logo hãng, kiểm tra việc niêm yết giá cước và đồng hồ tính tiền cước...

2.3.3.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có hệ thông bến xe khách phân bố rải rác khắp Thành phố với 9 bến xe: Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Yên Nghĩa, Sơn Tây, Trôi, Phùng. Các bến xe này là nơi tập trung của các xe khách liên tỉnh. Tính đến năm 2013, chỉ riêng các doanh nghiệp đăng ký vận tải hành khách bằng xe khách ở Hà Nội có trên 1000 doanh nghiệp. Hàng ngày, trung bình số lượt xe ra vào bến ở một số bến xe lớn như Bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát khoảng trên 1000 lượt. Với số doanh nghiệp trên, hiện tại ở Thành phố Hà Nội đang quản lý trên 10000 đầu xe khách liên tỉnh, tiêu biểu là các tuyến liên tỉnh như: Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Thanh Hóa, Hà Nội - Nghệ An, Hà Nội - Hải Phòng,…

Với đặc điểm tình hình như trên, trong những năm qua, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã nỗ lực thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng xe khách liên tỉnh.

Qua khảo sát năm 2013 tại hai Bến xe khách Mỹ Đình và Giáp Bát, với 240 tuyến xe khách tương đương với gần 100 doanh nghiệp, đã phát hiện và xử lý 63 trường hợp vi phạm, với những lỗi điển hình như: Chạy sai luồng tuyến, không có nhân viên phục vụ, không đóng cửu lên xuống khi xe đang chạy, không niêm yết tiêu chuẩn chất lượng, sai giờ xuất bến, chở quá số người quy định,… Số trường hợp vi phạm của xe khách liên tỉnh đã giảm gần 40 trường hợp so với năm 2012.

Như vậy, có thể thấy, hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe khách liên tỉnh đang dần đi vào sự hoạt động có quy củ hơn, ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh ngày càng được nâng cao.

Những thành tựu đạt được kể trên chứng tỏ hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với việc vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội ngày càng được nâng cao. Số lượng vi phạm hành chính của các doanh nghiệp vận tải hành khách có chiều hướng giảm đáng kể, chất lượng phục vụ được nâng cao, tạo niềm tin trong nhân dân khi tham gia giao thông bằng xe khách liên tỉnh, giảm ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông xung quanh khu vực bến xe.

Mặc dù đã kiểm tra, xử lý khá triệt để nhưng tình trạng vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe khách liên tỉnh trên địa bàn Thành phố vẫn tiếp tục tái diễn. Đặc biệt là tình trạng xe “rùa bò”, xe dù, xe chạy vượt tuyến, chở quá số người quy định, bắt khách dọc đường, đón trả khách không đúng nơi qui định,….vẫn diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự an toàn giao thông, làm lộn xộn, tắc nghẽn nơi khu vực bến xe và quanh bến xe, gây khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người dân khi tham gia giao thông bằng xe khách liên tỉnh.

2.3.3.3. Thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động trong lĩnh vực giao thông tĩnh.

* Thực trạng giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Giao thông tĩnh là toàn bộ những cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giao thông nhưng không trực tiếp tham gia quá trình giao thông như bến xe, nhà ga, bến cảng, chỗ để xe, nơi gửi xe…

Như vậy, giao thông tĩnh bao gồm hai thành phần: - Bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe

Theo số liệu khảo sát của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội tại 10 Quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Đông Anh có tổng cộng 397 điểm trông giữ phương tiện với diện tích: 113.574,80 m2. Diện tích đó chỉ đáp ứng một phần so với yêu cầu thực tế và quy hoạch…

Hiện nay, số lượng các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố tăng nhanh, trong khi đó, quỹ đất dành cho các điểm trông giữ xe rất hạn chế, cầu lớn hơn cung dẫn đến hiện tượng các điểm trông giữ đang quá tải. Đây chính là nguyên nhân hình thành các điểm trông giữ trái phép, gây rối loạn, ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông.

- Bến xe, nhà ga, bến cảng.

Như đã trình bày ở trên, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có hệ thống bến xe khách phân bố rải rác khắp Thành phố với 09 bến xe và 03 ga đường sắt. Tính đến tháng 9 năm 2013, chỉ riêng các doanh nghiệp đăng ký vận tải hành khách bằng xe khách ở Hà Nội có trên 1000 doanh nghiệp.

Ga Long Biên là một nhà ga xe lửa, đặt tại điểm cuối của cầu Long Biên, thuộc địa bàn phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Ga tiếp theo nằm về phía tây là ga Hà Nội, về phía đông là ga Gia Lâm.

Nhìn chung phần lớn các bến xe, nhà ga ở Hà Nội đã được xây từ lâu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

Một số bến xe nằm gần trung tâm Thành phố gây ùn tắc giao thông, tình trạng quá tải, lộn xộn, xe dù, bến cóc diễn ra ở hầu hết các bến xe.

* Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trước hoạt động của các bến xe, điểm trông giữ xe, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội thường xuyên chỉ đạo các đội Thanh tra Giao thông vận tải Quận, Huyện phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tiến hành tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử lý và giải tỏa đối với các trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trông giữ phương tiện trái phép, các bến xe hoạt động sai quy định.

Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã huy động và phân công nhiệm vụ cho trên 270 cán bộ, thanh tra viên, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành điều kiện kinh doanh vận tải hành

khách bằng ô tô đối với các doanh nghiệp vận tải, mở đợt thanh tra các bến xe về tổ chức và hoạt động của bến.

Tại các bãi, điểm trông giữ xe, để đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trong năm 2012, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đặc biệt trên địa bàn 10 quận nội thành Thành phố và 2 huyện giáp ranh có các điểm trông giữ phương tiện là Đông Anh, Từ Liêm tiến hành rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp trông giữ phương tiện trái phép, không phép và các phương tiện dừng đỗ sai qui định gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố. Kết quả điển hình, tính đến giữa tháng 12 năm 2012, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã kiểm tra, xử lý 29.604 trường hợp, phạt 14.139.755.000 đồng, tạm giữ 961 phương tiện vi phạm.

Tại các bến xe, lực lượng Thanh tra Sở đã tiến hành thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải khách liên tỉnh của 3 bến xe: Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình và 11 đơn vị hoạt động vận tải khách trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm tại tất cả các đơn vị này. Ví dụ: Bến xe Giáp Bát và Mỹ Đình còn thiếu cửa bán vé; Bến xe Nước Ngầm chưa ghi số lượng khách xuất bến; Bến xe Giáp Bát chưa điều chỉnh giá dịch vụ ra vào bến và giá dịch vụ cho thuê mặt bằng làm quầy bán vé... Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã kiểm tra và xử lý hơn 1.000 lượt phương tiện trước khi xuất bến. Tổ chốt trực đã đi trực tiếp đến các xe chuẩn bị xuất bến để kiểm tra các điều kiện an toàn kỹ thuật.

Thanh tra Sở đã xử lý gần 400 trường hợp vi phạm, tạm giữ 6 trường hợp, với các lỗi như: Xe không có phù hiệu, đón trả khách không đúng quy định, mở cửa khi xe đang chạy, chạy sai hành trình, không niêm yết chất lượng dịch vụ,…

trông giữ xe, bến xe trên địa bàn Thành phố của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đạt được những kết quả xuất sắc.

Tuy nhiên, do quỹ đất dành cho hoạt động giao thông tĩnh thấp, sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện cá nhân cùng với ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân chưa cao nên các vi phạm tại các điểm trông giữ phương tiện, các bến xe vẫn tiếp tục tái diễn và chưa thể xử lý dứt điểm.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)