Thực trạng pháp luật Việt Nam liên quan đến các cam kết chung

Một phần của tài liệu Thực thi các cam kết của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 42 - 43)

chung của Việt Nam trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ

2.3.2.1. Hiện diện thương mại

Về các hình thức thành lập, Luật Đầu tư 2005 quy định nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam dưới các hình thức: (i) thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; (ii) thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; (iii) đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT; (iv) đầu tư phát triển kinh doanh; (v) mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; (vi) đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp; và (v) các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, Luật Đầu tư đã phù hợp với các cam kết chung của Việt Nam tại WTO.

Về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư 2005 không có bất kỳ hạn chế nào về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với đầu tư gián tiếp, Luật Đầu tư không quy định về tỷ lệ sở hữu mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể.

2.3.2.2. Hiện diện thể nhân

Đối với đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư 2005 quy định thời hạn nhập cảnh của nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gia đình họ tối đa là 5 năm.

Tuy nhiên, đối với người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại, nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng thì pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời hạn nhập cảnh của họ. Do đó, thời hạn nhập cảnh và lưu trú của những người này được áp dụng theo quy định chung của pháp luật về xuất nhập cảnh. Theo quy định của Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 thì thời hạn tối đa cho việc nhập cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam (kể cả trong trường hợp theo các dự án có vốn đầu tư nước ngoài) là không quá 12 tháng.

Như vậy, quy định về thời hạn nhập cảnh, lưu trú của thể nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quy định tại Luật Đầu tư năm 2005 và Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 là không phù hợp với nhau.

Một phần của tài liệu Thực thi các cam kết của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 42 - 43)