Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật bảo hộ

Một phần của tài liệu Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 59 - 64)

NHHH tại Hoa Kỳ

1.3.1.1. Lƣợc sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ NHHH tại Hoa Kỳ

Nếu căn cứ vào lịch sử lập quốc, Hoa Kỳ được liệt vào hàng các quốc gia trẻ trên thế giới vì cho đến tận ngày 4 tháng 7 năm 1776, những người dân nơi đây mới giành được độc lập và xây dựng nhà nước như ngày nay song về lịch sử lập pháp, nhất là trong lĩnh vực pháp luật về NHHH, Hoa Kỳ lại là một trong các nước đi tiên phong. Theo tư liệu của Thư viện khoa học McKinney, qúa trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo hộ NHHH tại Hoa Kỳ có thể chia thành các giai đoạn như sau:

1.3.1.1.1. Từ kỷ nguyên (thời đại ) Jefferson đến cách mạng công nghiệp

Khởi nguồn của việc bảo hộ NHHH ở Hoa Kỳ được bắt đầu trong lĩnh vực sản xuất vải buồm vào năm 1788. Đáp lại yêu cầu của các nhà sản xuất vải buồm, năm 1791, Thomas Jefferson- người giữ vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử luật pháp NHHH Hoa Kỳ - đã giới thiệu luật về NHHH trên cơ sở điều khoản thương mại trong Hiến pháp liên bang. Tuy nhiên, sự bảo hộ liên bang chỉ có hiệu lực đối với các loại hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc bán vào vùng của người da đỏ ở Bắc Mỹ. Những hàng hoá được sản xuất và bán trong các bang sẽ được bảo vệ bởi pháp luật của chính bang đó bởi vì lúc này chưa có các quy định về thương mại giữa các tiểu bang.

Năm 1870, luật về NHHH được thông qua trên cơ sở điều khoản về sáng chế và quyền tác giả trong Hiến pháp liên bang nhưng sau đó bị bãi bỏ.

Năm 1872, Cơ quan Sáng chế và NHHH Hoa Kỳ (USPTO) bắt đầu phát hành bản công báo đầu tiên mang tên Official Gazette of the United States Patent and Trademark Office.

Năm 1881, Đạo luật về NHHH được thông qua trên cơ sở điều khoản về thương mại của Hiến pháp. Tuy nhiên, đạo luật này chỉ quy định việc đăng ký nhãn hiệu sử dụng trong thương mại đối với những hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài và hàng hoá được bán vào vùng của những người da đỏ ở Bắc Mỹ.

Năm 1887, nhãn hiệu Coca Cola - một nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới được sử dụng lần đầu tiên ở Hoa Kỳ cho mặt hàng nước uống có ga.

Năm 1895, nhãn hiệu Quaker - một nhãn hiệu nổi tiếng khác được đăng ký cho mặt hàng yến mạch.

1.3.1.1.2. NHHH và pháp luật bảo hộ NHHH Hoa Kỳ trong thời đại công nghiệp

Đây là giai đoạn diễn ra sự biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực NHHH ở Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp, nhất là những cơ sở mà tên tuổi của họ đã quen thuộc với người tiêu dùng đổ xô đi đăng ký NHHH theo quy định của đạo luật mới.

Năm 1904, ở Hoa Kỳ đã có tới 2525 đơn NHHH được nộp để xin đăng ký.

Ngày 20 tháng 2 năm 1905, đạo luật NHHH được sửa đổi, bổ sung đã tăng thêm ý nghĩa và sức mạnh cho việc bảo hộ NHHH bằng quy định mở rộng phạm vi đăng ký bảo hộ đối với cả các NHHH được sử trong thương mại giữa các bang. Cũng trong năm này, 16224 đơn NHHH đã được nộp để xin đăng ký, trong số đó, 415 NHHH vẫn được sử dụng đến tận ngày nay. Và đây là một số nhãn hiệu đã trở nên quen thuộc và nổi tiếng trên thương trường: Nhãn hiệu Stetson cho mặt hàng mũ và đồ đội đầu, được sử dụng lần đầu tiên trong thương mại vào năm 1866; Nhãn hiệu

năm 1870: Nhãn hiệu Pillsbury cho mặt hàng bột mỳ, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1873; Nhãn hiệu Singer cho mặt hàng kim khâu, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1880; Nhãn hiệu Ladies Home Journal cho tờ báo ra hàng tháng, được sử dụng đầu tiên vào năm 1883; Nhãn hiệu

Colt dùng cho mặt hàng súng ngắn, được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1889;v.v…

1.3.1.1.3. NHHH và pháp luật bảo hộ NHHH Hoa Kỳ trong thời kỳ hiện đại

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, hàng loạt sản phẩm mới ra đời kéo theo sự gia tăng của số lượng NHHH mới. Pháp luật về NHHH vì thế cũng phát triển cho phù hợp với yêu cầu của các quan hệ xã hội.

Năm 1920, Đạo luật NHHH được thông qua nhằm bổ sung các quy định mới cho Đạo luật NHHH năm 1905.

Năm 1926, Cơ quan sáng chế và NHHH Hoa Kỳ trở thành cơ quan trực thuộc (bộ phận) của Phòng Thương mại Hoa Kỳ

Ngày 5, tháng 7 năm 1946, Đạo luật Lanham - Đạo luật về bảo hộ NHHH được thông qua. Trải qua chặng đường 60 năm với nhiều lần sửa đổi, bổ sung, đạo luật này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay. Mục tiêu chính của đạo luật Lanham là nhằm chống lại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong việc tiếp thị hàng hoá/dịch vụ và bảo vệ quyền của chủ sở hữu NHHH. Đạo luật quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu chống lại những hành vi xâm phạm trên toàn liên bang, quy định về trình tự, thủ tục đăng ký NHHH. Đặc biệt, khác với các quy định trước đó về NHHH, phạm vi bảo hộ của Đạo luật Lanham rất rộng, cho phép các chủ thể không chỉ đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hoá mà cả nhãn hiệu dịch vụ và các loại nhãn hiệu khác.

1.3.1.1.4. NHHH và pháp luật NHHH Hoa Kỳ trong thời đại công nghệ thông tin

Trong thời kỳ này, do sự phát triển của khoa học, công nghệ và do kết quả của quá trình cạnh tranh không ngừng, trên thị trường Hoa Kỳ đã xuất hiện những hình thức nhãn hiệu mới như nhãn hiệu được thể hiện trong không gian ba chiều, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu màu sắc để phục vụ tốt hơn nhu cầu đăng ký nhãn hiệu ngày càng gia tăng, ngoài hệ thống nộp đơn truyền thống, hệ thống nộp đơn nhãn hiệu điện tử được xây dựng và đi vào hoạt động. Cùng với sự ra đời của thị trường điện tử, một loại đối tượng mới cũng xuất hiện, đó là Tên miền. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới NH và việc bảo hộ đối với NHHH. Cụ thể:

Năm 1964, các nhãn hiệu thể hiện trong không gian ba chiều của McDonalds được đăng ký. Đây là những nhãn hiệu ba chiều đầu tiên đăng ký ở Hoa Kỳ. Năm 1977, hình ảnh chai Coca-Cola được đăng ký với tính chất là nhãn hiệu ba chiều.

Năm 1987, nhãn hiệu màu sắc đầu tiên được cấp đăng ký. Năm 1991, nhãn hiệu mùi đầu tiên được cấp đăng ký.

Năm 1997, Cơ quan Sáng chế và NHHH Hoa Kỳ (USPTO) bắt đầu được cho phép đăng ký cả tên miền Internet.

Năm 1998, các chủ thể có thể tra cứu NH từ trang Web của USPTO. Cũng trong năm này, Hệ thống nộp đơn nhãn hiệu điện tử (TEAS: Trademark Electronic Application System) đi vào hoạt động.

Năm 1999, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật Bảo hộ người tiêu dùng chống Chiếm dụng tên miền - một văn bản cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền kiện ra toà án liên bang khi một tên miền tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của họ được đăng ký với ý đồ không trung thực.

Năm 2003, hơn 1.600.000 nhãn hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ. Hiện nay, số lượng đơn đăng ký vẫn không ngừng gia tăng.

Pháp luật bảo hộ NHHH ở Hoa Kỳ là một hệ thống được phân cấp như sau:

- Hiến pháp: Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trên toàn liên bang. Mặc dù không có điều khoản trực tiếp về NHHH song vấn đề bảo hộ NH vẫn được đề cập một cách gián tiếp tại nhiều điều khoản khác nhau như điều khoản về thương mại, điều khoản về sở hữu công nghiệp và quyền tác giả

- Các Điều ước quốc tế, Luật thành văn và án lệ liên quan đến NHHH: Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, các Điều ước quốc tế, luật thành văn và các án lệ - tất cả đều có giá trị pháp lý ngang nhau và được coi như luật. Pháp luật Hoa Kỳ công nhận hiệu lực trực tiếp của các Điều ước quốc tế trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Các điều khoản của các điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên đều được tuân thủ, áp dụng như các quy định của văn bản luật. Những văn bản này được ký kết (đối với Điều ước quốc tế), ban hành và sửa đổi (đối với luật thành văn) và phán quyết (án lệ) đều theo những trình tự lập pháp, tư pháp chặt chẽ.

Cũng như các nước phát triển khác, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên quan tâm tới vấn đề bảo hộ quốc tế quyền Sở hữu trí tuệ. Ngay tại cuộc triển lãm thương mại được dự định tổ chức ở áo vào mùa xuân năm 1872, Hoa Kỳ đã từ chối tham gia vì lý do e ngại việc bị ăn cắp các thành quả sáng tạo và chỉ dẫn thương mại liên quan đến hàng hoá. Tuy vậy, Hoa Kỳ cũng ký kết và tham gia các Điều ước quốc tế liên quan đến NHHH một cách khá thận trọng. Trong các Điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ NHHH, Công ước Paris, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) và Hiệp ước luật NHHH đã có hiệu lực với Hoa Kỳ. Riêng Thoả ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit, Hoa Kỳ vẫn từ chối chịu sự ràng buộc của hệ thống đăng ký NHHH quốc tế này mà các lý do chủ yếu đã được đề cập ở phần trên. Hoa Kỳ cũng đã tham gia các Điều ước quốc tế khu vực và song phương liên

quan đến vấn đề bảo hộ NHHH như Hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada, Mêhicô), Hiệp định tự do thương mại song phương với Israel, Singapore, Australia...Đặc biệt, trong quan hệ với Việt Nam, một thành tựu không thể phủ nhận với ý nghĩa to lớn của nó là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Liên quan đến NHHH, Hiệp định đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như khái niệm, phạm vi bảo hộ, quyền đối với NH, NHHH nổi tiếng, thời hạn bảo hộ, chuyển giao NHHH,v.v...

Các văn bản luật NHHH liên bang chủ yếu bao gồm Luật NHHH 1946 (Đạo luật Lanham) đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần gần nhất là vào năm 2002; Luật cạnh tranh không lành mạnh; Luật liên bang về sự lu mờ của nhãn hiệu năm 1995; Luật bảo hộ người tiêu dùng chống Chiếm dụng tên miền

Ở Hoa Kỳ, một nguồn luật NHHH quan trọng khác phải kể đến các án lệ. Chúng có giá trị pháp lý ngang Điều ước quốc tế, các văn bản luật thành văn và được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn.

- Các quy định do cơ quan hành chính có thẩm quyền (chủ yếu là USPTO và TTAB) ban hành; những quyết định luật án lệ của các uỷ ban các toà hành chính ban hành liên quan đến NHHH.

Những quy định này tuy có tính chất bắt buộc chung song giá trị pháp lý của chúng chỉ mang tính chất điều hành, dưới luật. Toà án là cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải thích về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản này.

1.3.2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật bảo hộ NHHH ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)