Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH

Một phần của tài liệu Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 53 - 56)

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, bảo hộ là sự chở che, không để bị hư hỏng, tổn thất. Quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH cũng cần được “che chở”, bảo vệ, tránh bị “tổn thất” bởi các hành vi xâm phạm. Trong khoa học pháp lý Việt Nam đã có một số quan điểm khác nhau về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH. Qua tham khảo các quan điểm đó và trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu chung nhất về khái niệm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH như sau: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH (hay bảo hộ NHHH) là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH cho các chủ thể và bảo vệ quyền đó chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của bên thứ ba.

Như vậy, bảo hộ NHHH được thể hiện qua hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH và việc thực thi hệ thống pháp luật đó.

NHHH là một loại tài sản trí tuệ, ngoài đặc điểm chung như các loại tài sản trí tuệ khác, nó còn có những đặc tính đặc thù như:

- Quyền chiếm hữu tài sản NHHH không có nhiều ý nghĩa thực tiễn; trong khi đó quyền sử dụng và quyền định đoạt NHHH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại;

- NHHH không tồn tại dưới hình thức độc lập với hàng hoá hay dịch vụ thương mại. Cơ sở cho nó tồn tại là chức năng phân biệt hàng hoá/dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, giá trị của NHHH lại độc lập với giá trị của hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu và nhiều khi có ý nghĩa quyết định giá bán của hàng hoá/dịch vụ đó trên thị trường. Cũng chính vì vậy mà NHHH chỉ tồn tại khi gắn với hoạt động kinh tế, thương mại;

- Chính vì quyền chiếm hữu tài sản NHHH là không có nhiều ý nghĩa và được xác lập bằng sự tôn trọng của các chủ thể khác trên cơ sở các chuẩn mực pháp luật và cộng đồng cho nên trong hoạt động thương mại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH diễn ra rất phổ biến. Với việc xâm phạm này, người vi phạm thu được nguồn lợi lớn nhưng lại tốn kém ít chi phí, điều đó đồng nghĩa với thiệt hại của chủ nhãn hiệu, trong khi việc phát hiện và xử lý vi phạm rất khó khăn, tốn kém.

Chính bởi tính chất đặc thù của NHHH nên pháp luật bảo hộ NHHH cũng có những đặc trưng nhất định. Pháp luật bảo hộ NHHH được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật có mục đích bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu khỏi những hành vi xâm phạm của các chủ thể kinh doanh khác đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho chủ sở hữu NHHH khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả và phù hợp với lợi ích cộng đồng.

Pháp luật bảo hộ NHHH bao gồm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

Pháp luật quốc gia bảo hộ NHHH bao gồm pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế - thương mại, pháp luật hành chính và pháp luật hình sự với những cách thức bảo hộ đặc thù của mỗi ngành luật.

Pháp luật quốc tế bảo hộ NHHH trên cơ sở các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận nguyên tắc có đi có lại với các quốc gia khác về vấn đề bảo hộ NHHH. Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các cam kết của mình về bảo hộ NHHH.

1.2.1.2. Vấn đề thực thi pháp luật bảo hộ NHHH

Việc ban hành pháp luật bảo hộ NHHH có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh cũng như người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ ban hành pháp luật là chưa đủ. Bởi vì, như đã phân tích ở trên, NHHH có đặc tính là rất dễ bị xâm phạm. Do đó, một vấn đề mà tất cả các quốc gia đều hết sức quan tâm là vấn đề thực thi pháp luật bảo hộ quyền SHTT, trong đó có NHHH. Điều này thể hiện rất rõ trong các hệ thống pháp luật của các nước cũng như trong các điều ước quốc tế liên quan, đặc biệt là Hiệp định TRIPS.

Thực thi pháp luật bảo hộ NHHH được hiểu là một hệ các vấn đề liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền thực thi và mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong việc thực thi pháp luật bảo hộ NHHH, hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho công tác thực thi, các biện pháp và cách thức mà các cơ quan này tiến hành thực thi pháp luật bảo hộ NHHH.

Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ NHHH bao gồm nhiều loại cơ quan khác nhau: cơ quan đăng ký (thường là cơ quan hành chính thuộc chính phủ), cơ quan xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và tranh chấp (bao gồm toà án, trọng tài thương mại và cơ quan hành chính ), cơ quan kiểm soát biên giới (hải quan), cơ quan giải quyết vấn đề SHTT bao gồm cả NHHH liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền (cơ quan quản lý cạnh tranh) và nhiều loại cơ quan khác như cơ quan công an, quản lý thị trường. Các cơ quan này tuy

chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khác nhau nhưng có mối quan hệ gắn bó

Một phần của tài liệu Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)