Vài nét về cảm hứng trong thơ

Một phần của tài liệu Thơ dương kiều minh (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Vài nét về cảm hứng trong thơ

Cảm hứng là "nàng thơ", là tất cả và cũng chẳng là gì cả nếu không có tác phẩm. Hầu hết các nhà văn, nhà thơ đều coi trọng cảm hứng. Nhà phê bình văn học Bêlinxki đã đặt nặng vai trò của cảm hứng và xem đó là điều kiện không thể thiếu cho sự ra đời của một tác phẩm đích thực. Bởi vì, theo ông thì cảm hứng "biến sự thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành" [3]

Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa cảm hứng chủ đạo là "trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm" [18]. Bên cạnh đó, các tác giả này còn khẳng định rằng "lí luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả" [18].

Có thể nói rằng, cảm hứng nghệ thuật chủ đạo là một yếu tố trong khâu sáng tác lẫn khâu tiếp nhận tác phẩm văn học. Nó khơi nguồn, thúc đẩy quá trình sáng tạo của nhà văn, đồng thời thể hiện được quan niệm của nhà văn về thế giới hiện thực mà mình đã chiếm lĩnh hòa trộn với cảm xúc, tình cảm của bản thân. Nó là cái bên trong chủ thể sáng tạo chuyển dịch sang tác phẩm, trở thành một yếu tố nội tại của tác phẩm và chi phối đến cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm, góp phần tạo nên giá trị tư tưởng cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Thơ dương kiều minh (Trang 44 - 45)