Ảnh hưởng của hàm lượng CaS04 đến độ cứng của viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế thử hệ tá dược dập thẳng dùng trong viên nén (Trang 30 - 33)

Mẫu tinh bột biến tính bằng acid HC1 được chọn là mẫu TBS'6 được trộn thêm CaS04 với hàm lượng từ 0,5 đến 5%.

Ký hiệu các mẫu này là TBSg6h: trong đó h là hàm lượng CaS04 sử dụng. Bột thu được từ các mẫu được xác định độ ẩm và dập viên. Viên thu được tiến hành đo các thông số độ cứng và độ mài mòn. Ta thu được kết quả sau.

• Xác định độ ẩm ị bảng 6).

Bảng 6 - Độ ẩm các mấu tinh bột được chộn thêm CaS04.

Mẫu TBSg6 TBSg6 -0,5 TBSg6 -1 TBSg6 -2 TBSg6 -3 TBSg6 -4 TBS‘6 -5 Eratab

Độ ẩm 10.3 10.1 10.5 10.6 10.4 10.7 10.9 14.6

Độ ẩm của các mẫu là tương đối như nhau, so với tá dược dập thẳng Eratab thì thấp hơn. Độ ẩm thấp có thể ảnh hưởng tới độ bền viên, viên rễ bị bong mặt, sứt cạnh hoặc bị phân lớp.

• Dập viên: viên nén được dập cùng có khối lượng 0,5g trong cùng điều kiện của thiết bị dập. Đo độ cứng và độ mài mòn của viên ta thu được kết quả bảng 7 và 8.

Báng 7 - Độ cứng của viên nén sử dụng thêm CaS04

N. Mẫu st\ TBS‘6 TBSg6 -0,5 TBSg6 -1 TBSg6 -2 TBSg6 -3 TBSị6 -4TBSg6 -5Eratab 1 121 130 138 174 157 168 174 259 2 108 132 136 177 183 164 168 249 3 114 138 107 166 164 185 152 230 4 137 117 129 159 186 171 180 261 5 98 102 147 143 168 178 208 278 Tb 115.6 123.8 131.4 163.8 171.6 173.2 176.4 2 5 5 .4 sđ 14.6 14.4 15.1 13.6 12.5 8.3 20.5 17.6 Chú thích:

Tb- giá trị độ cứng trung bình của 5 mẫu.

Bảng 8- Độ mài mòn viên Mẫu thử độ mài mòn Stt TBSg6 TBSg6 -0,5 TBS‘6 -1 TBSg6 -2 TBSg6 -3 TBSg6 -4 TBSg6 -5 Eratab Mi 7794.1 7733.3 7575.7 7683.3 7663.5 7663.6 7660.4 4961.2 m2 7626.8 7592.4 7478.5 7568.4 7559.2 7559.2 7556.8 4942.0 Dm 2.15 1.82 1.28 1.50 1.36 1.36 1.35 0.39

Trong đó: Mj là khối lượng cân trước khi thử mài mòn (mg). M2 là khối lượng sau khi thử mài mòn (mg). Dm là độ mài mòn của 12 viên (%).

Nhận xét:

- Về mặt cảm quan: ta nhận thấy các viên bị bong mặt có mức độ giảm dần theo chiều tăng lượng CaS04 sử dụng. Các viên bong mặt chứng tỏ tá dược chưa có khả năng liên kết tốt với nhau, khả năng chịu nén của các mẫu còn kém.

- Kết quả thực nghiêm có độ lệch chuẩn Sd nhỏ (khoảng 8,3-14,5) kết quả có thể tin cậy.

- Độ cứng: so với mẫu TBS'( không sử dụng thêm CaS04 thì độ cứng của viên đã được cải thiện rất nhiều. Chứng tỏ CaS04 có khả năng tạo ra các cầu nối chất rắn. Độ cứng tăng có xu hướng tăng theo hàm lượng CaS04 sử dụng. Mẫu TBS‘60,5 có lượng CaS04 sử dụng ít nên không đu các cầu liên kết rắn giữa các hạt tinh bột dẫn đến độ cứng của viên kém. Khi sử dụng lượng CaS04 cao hơn sẽ tạo thành các cầu nối rắn giữa các hạt làm cho độ cứng của viên tăng lên mạnh TBSg6-l, TBSg6-2, TBSg6-3. Mẫu TBSj6-4, TBS‘6-5 tuy lượng CaS04 được dung nhiều hơn nhưng độ cứng viên tăng

không nhiều. Ta có thể kết luận sơ bộ ở hàm lượng 3% thì CaS04 có thể làm bão hoà số cầu nối rắn tạo ra.

- Độ mài mòn: của các mẫu đã giảm đi nhưng vẫn còn cao hơn so Eratab từ 2,5-3 lần, do đó cần nghiên cứu cải thiện độ mài mòn viên.

độ cứng (N)

Hình5-Biểu đồ độ cứng viên cố sử dụng CaS04

Từ các nhân xét trên ta thấy mẫu TBSg6 -3 có tính tối ưu hơn cả, ta chọn mẫu này để tiếp tục nghiên cứu cải thiện thêm khả năng của tá dược. Để thuận tiện ta gọi mẫu TBS‘6 -3 là TBSC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế thử hệ tá dược dập thẳng dùng trong viên nén (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)