Qui trình tách và xác định thành phần mẫu bản mạch điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 44 - 48)

Bản mạch máy tính có rất nhiều các linh kiện (hình 2.3), do vậy để tìm hiểu các thành phần có trong bản mạch máy tính và đánh giá đƣợc những thành phần có giá trị trong đó, chúng tôi tiến hành bóc tách bản mạch. Bản mạch điện tử có rất nhiều các linh kiện, có những linh kiện rất nhỏ nhƣ tụ gốm, điot…vì vậy, để tránh làm mất linh kiện nhỏ và chân của các linh kiện lớn chúng tôi tiến hành tách các linh kiện nhỏ nhƣ tụ gốm, các loại trở, điot trƣớc, sau đó tách các linh kiện khác theo thứ tự từ ngoài vào trong, Sau khi bóc tách, chúng tôi tiến hành phân loại nhƣ hình 2.4.

34

Hình 2.3. Bản mạch máy tính đem bóc tách

Hình 2.4: Sơ đồ tách và phân loại bản mạch máy tính

Sau khi phân loại các linh kiện, chúng tôi tiến hành cân trên cân kỹ thuật để xác định khối lƣợng từng loại linh kiện trên bản mạch.

Bản mạch máy tính Các loại trở Tụ gốm Nhôm Các loại cổng kết nối Chip Các loại Điốt, Tranzito Cuộn cảm Tấm bản mạch với các mối hàn. Tụ giấy IC Các thứ khác

35

2.6.Chuẩn bị nguyên liệu thí nghiệm

2.6.1.Nguyên liệu để xác định thành phần kim loại trong bản mạch điện tử

Sau khi tách và phân loại các linh kiện trên bản mạch điện tử, chúng tôi chọn một số linh kiện bao gồm: bản mạch chứa mối hàn, tụ gốm, IC, các loại trở, các loại chip, (diot+tranzito) đem nghiền mịn để phân tích ICP.

2.6.2.Nguyên liệu sử dụng cho thiết bị thu hồi Cu

Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi tiến hành thu hồi Cu trên thiết bị tự chế. Để việc đánh giá hiệu quả hòa tách Cu của thiết bị đƣợc đơn giản, chúng tôi sử dụng nguyên liệu là các bản mạch lỗi mà phần lớn chỉ chứa Cu. Nguyên liệu thô này đƣợc cắt nhỏ bằng kìm cắt (hình 2.5), sau đó đƣợc đem nghiền bằng máy nghiền chuyên dụng để giảm kích thƣớc vật liệu. Sau khi nghiền, sử dụng rây để phân loại các nguyên liệu theo kích thƣớc, chúng tôi thu đƣợc 3 loại nguyên liệu có kích thƣớc khác nhau: <0,5mm ; 0,5-1,0mm và 1-1,5 mm (hình 2.6). Do cấu tạo của đĩa chia khí trong thiết bị có kích thƣớc lỗ 0,5mm và nhận thấy hàm lƣợng Cu trong loại mẫu có kích thƣớc <0,5 mm là nhỏ, vì vậy, chúng tôi sử dụng 2 loại kích thƣớc còn lại để tiến hành thí nghiệm.

36

a. Mẫu hạt kích thước <0,5mm b. Mẫu hạt kích thước 0,5-1,0mm

c. Mẫu hạt kích thước 1,0-1,5mm

Hình 2.6. Hình ảnh mẫu bản mạch thu được sau khi tiền xử lý bằng phương pháp cơ học và rây

37

Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 44 - 48)