Phương pháp điện phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 33 - 34)

Điện phân là một trong những phƣơng pháp tách kim loại thƣờng đƣợc dùng do có ƣu điểm là có tính chọn lọc cao, kim loại thu đƣợc có độ tinh khiết cao. Các thế điện cực của chì, thiếc, đồng là -0,13; -0,14 và 0,34 vol nên các lớp hợp kim hàn có thể đƣợc hòa tan và tách ra khỏi đồng bằng điện phân.

Nhóm tác giả ngƣời Hàn Quốc đã tiến hành điện phân trong một số môi trƣờng và thu đƣợc một số kết quả.

Quá trình điện phân đƣợc tiến hành trong môi trƣờng axit sunfuric, 500g bản mạch có kích thƣớc xấp xỉ 5,1 cm chiều dài và 2,55 cm chiều rộng đƣợc cho thùng điện phân làm bằng thép không rỉ có màn chắn trong môi trƣờng axit sunfuric loãng

23

nồng độ 1M, natri sunfat bổ sung có nồng độ 0,25M, Sức điện động 0,1; 0,5; 1,2V đƣợc sử dụng giữa anot và catot ( thế anot đối cực là một điện cực calomen bão hòa) việc lấy mẫu đƣợc tiến hành sau 15 hoặc 30 phút.

Tốc độ hoà tan của chì cao hơn khi sức điện động của bình là 1V so với các sức điện động thấp hơn (0,1 và 0,5V), tại sức điện động bình là 4V, chì và thiếc hoà tan tốt hơn tại sức điện động bình là 1V. Sự hoà tan chì và thiếc không cải thiện đáng kể tại sức điện động bình điện phân là 2V khi so sánh vơi sức điện động là 1V. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là sự nhiễm bẩn của Cr và Ni, khả năng tách chì và thiếc thấp không phù hợp với điều kiện kinh tế [12].

Điện phân hoà tan trong môi trƣờng kiềm: Do chì sunfat không tạo thành trong dung dịch kiềm và bị lắng xuống mà chì sẽ hòa tan dễ dàng trong dung dịch NaOH hơn. Dung dich đƣợc dùng là NaOH 1M. Anot làm bằng thép mềm và có sđđ bình điện phân là 0,5; 0,7; 1,0; 2,0 và 2,3V đƣợc cung cấp giữa anot cà catot. Lƣợng đồng hòa tan rất ít trong quá trình điện phân.

Nhƣợc điểm của các phƣơng pháp thuỷ luyện và điện phân là phải xử lý các hóa chất ví dụ axit dƣ sau quá trình ngâm mẫu hoặc dung dịch sau điện phân. Một số dung dịch điện phân nhƣ dung dịch CN- rất độc với môi trƣờng. Một số dung dịch điện hóa có tính ăn mòn cao nhƣ H2SO4 gây tốn kém về mặt kinh tế khi đầu tƣ các loại điện cực [13].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)