0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

BẢNG 11: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ 5 NĂM 1997 – 2001 Năm SL xuất khẩu

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 (Trang 41 -49 )

II. Thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam Đánh giá:

BẢNG 11: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ 5 NĂM 1997 – 2001 Năm SL xuất khẩu

Năm SL xuất khẩu (1000 tấn) Giá trị xuất khẩu (triệu Giá xuất khẩu bình quân

USD) (USD/tấn) 1997 32,3 47,9 1,480 1998 34,0 53,2 1,520 1999 36,4 45,2 1,240 2000 55,7 69,6 1,250 2001 69,0 78,0 1,130 Nguồn: Tổng cục thống kê Lạc nhân:

Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lạc là giá, Nhu cầu trong nước đối với lạc đang ngày càng tăng nên giá nội địa thường xấp xỉ, thậm chí cao hơn giá xuất khẩu. Thí dụ, nửa cuối tháng 4/1999, giá FOB lạc

nhân chỉ khoảng 570 - 580USD/T, tương đương 8,000 đồng/kg trong khi trên

thị trường thành phố Hồ Chí Minh lạc loại 1 được bán lẻ với giá 12,000

đồng/kg. Hà Nội 11,500 đồng/kg, nơi thấp nhất là Đà Nẵng cũng phải 8,500

đồng/kg. Xuất khẩu lạc nhân năm 1999, vì lý do đó, chỉ còn khoảng 60 ngàn tấn, giảm tới hơn 30% so với năm 1998 mặc dù giá xuất khẩu FOB bình quân tăng tới 20% so với năm 1998.

Thịt lợn:

Chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi lợn, là ngành có tốc độ tăng trưởng trung bình năm khá cao (từ 4 - 5%). Năm 1997 cả nước có gần 18 triệu con lợn, sản lượng thịt đạt gần 1,2 triệu tấn. Xuất khẩu được 10,000T và đạt trị giá khoảng 27,7 triệu USD, trong đó có 500 tấn lấy từ đồng bằng sông Cửu Long, 9,500T

còn lại được chế biến và xuất khẩu từ miền Bắc (chiếm 4,5% sản lượng thịt lợn của Miền Bắc).

Xuất khẩu thịt lợn đạt mức cao nhất là 25,000T vào năm 1991. Từ năm 1991 trở về trước, thị trường xuất khẩu chính là Liên Xô. Tương tự như rau quả, xuất khẩu thịt lợn được thực hiện theo Hiệp định và Nghị định thư trao đổi hàng hoá năm nên không thể hiện đúng sức cạnh tranh của thịt Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan ra, xuất khẩu thịt lợn lập tức giảm rất mạnh. Năm 1992 chỉ

xuất được hơn 12 ngàn tấn, bằng ẵ sản lượng đã xuất năm 1991. Đến năm 1996 chỉ còn khoảng 4,500T, chủ yếu là lợn sữa và thịt lợn choai xuất khẩu sang Hongkong, một thị trường quan trọng khác của thịt lợn Việt Nam. Năm 2002, xuất khẩu thịt lợn cả năm đạt 14 - 15 ngàn tấn, kim ngạch khoảng 20 triệu USD, giảm 43% về lượng và 44% về giá trị so với năm 2001.

Năm 1997, lượng thịt xuất khẩu tăng hơn 100% so với năm 1996 nhưng tốc

độ tăng này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa phản ánh đúng khả năng mở

rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. Xuất khẩu năm 1997 tăng nhờ hai yếu tố chủ yếu:

Nga bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam. Lệnh cấm này được áp dụng trong hai năm 1995 và 1996 sau khi Nga phát hiện thịt lợn của ta mang mầm dịch.

Hongkong có dịch cúm gà nên dân chúng chuyển hướng sang tiêu dùng thịt

lợn. Đài Loan, nơi vẫn cung cấp thịt lợn cho Hongkong, phát hiện lợn bị bệnh lở mồm long móng nên tạm ngừng xuất khẩu. Thịt của ta tạm thời có được vị

Sau khi Hongkong được trả về Trung Quốc và Đài Loan khắc phục được dịch bệnh, số lượng và trị giá xuất khẩu thịt lợn của ta sang Hongkong lại trở về

mức trung bình trong nhiều năm. Giá lợn sữa giảm từ trên 3,000USD/T xuống

còn 1,200 - 1,300USD/T phần nào cũng vì lý do này.

Mặc dù ở gần một số thị trường tiêu thụ chính nhưng xuất khẩu thịt lợn của ta vẫn chưa có được sức cạnh tranh bởi các nguyên nhân sau đây:

Chăn nuôi lợn chưa hướng vào xuất khẩu. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh và phân tán về các hộ gia đình nên không có điều kiện giảm giá thành và phổ biến kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Chất lượng thịt còn thấp, tỷ lệ

nạc chưa cao, giá thành nhiều khi còn cao hơn cả giá FOB nên rất khó đẩy mạnh xuất khẩu.

Công nghiệp chế biến của ta hầu như chưa có gì. Cả nước chỉ có hai nhà máy chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (1 ở Hải Phòng, 1 ở thành phố Hồ Chí Minh) nên không thể đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có dung lượng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

Trong mậu dịch thịt thế giới, Nhà nước thường phải đi trước một bước để lo hạn ngạch cho các doanh nghiệp, lo ký các Hiệp định thú y và Hiệp định công nhận kết quả kiểm dịch của nhau. Nhiều nước còn tiến hành trợ cấp, trợ giá cho thịt lợn xuất khẩu. Do hạn chế về nguồn tài chính, ta chưa làm được những việc này.

Ngoài các nguyên nhân trên, thịt lợn của ta còn gặp nhiều khó khăn khác ngay tại các thị trường tiêu thụ truyền thống nên tốc độ phát triển chưa được như

mong muốn, cụ thể là:

Thị trường Nga:

Sau khi ký Hiệp định thú y, đầu năm 1997 Nga đã nhập khẩu trở lại thịt lợn của ta nhưng số lượng còn khiêm tốn bởi mới có hai nhà máy được phép bán thịt lợn vào Nga.

Quan hệ thanh toán với thị trường Nga găùp nhiều rủi ro. Ngay cả hình thức

thanh toán L/C cũng không đảm bảo bởi các ngân hàng Nga có thể phá sản

bất cứ lúc nào.

Các nước xuất khẩu lớn như Mỹ thường chấp nhận bán trả chậm cho Nga từ 6

tháng đến 1 năm mà không cần phải confirm. Doanh nghiệp của ta không

trường vốn để bán trả chậm và dù có vốn cũng không dám bán trả chậm bởi chỉ cần doanh nghiệp Nga không thanh toán 1 lần là cụt vốn.

Việc xuất khẩu thịt vào Nga trong thời gian tới đây sẽ còn gặp nhiều khó

khăn. Trước hết là do kinh tế Nga đang suy yếu, sức mua giảm. Ngày

18/2/1999, Chính phủ Nga đã chính thưc ra Nghị định về việc tiếp nhận và phân bổ lương thực, thực phẩm do Mỹ và EU viện trợ. Theo Nghị định này, trong 6 tháng đầu năm 1999, Nga tiếp nhận và phân phối 420 nghìn tấn thịt

viện trợ với giá bình quân là 1,000USD/T CIF cảng Liên bang Nga (giá miễn

thuế nhập khẩu). Một số địa phương vùng Viễn Đông lâu nay vẫn nhập thịt của ta cũng nằm trong diện được phân phối. Sau khi có tin chính thức về việc

phân phối hàng viện trợ, giá thịt lợn đông lạnh chào bán cho Nga chỉ còn

khoảng 680 - 720USD/T. Với giá này, thịt của ta không có khả năng chen

chân vào thị trường Nga, dù có được trợ cấp với mức hiện nay.

Thị trường Hongkong:

Sau khi Hongkong được trả về cho Trung Quốc, Trung Quốc đã tìm nhiều cách tạo sức ép để khống chế đến 80% thị phần thịt lợn tại Hongkong. Ngoài sức ép của thịt Trung Quốc, thịt lợn của ta còn phải chịu sức ép của thịt Thái Lan. Chất lương thịt của Thái tốt, đồng Bath lại mất giá nên Thái có thể bán thịt với giá quy ra USD hết sức cạnh tranh. Đầu ra khó khăn nên chính các doanh nghiệp của ta cũng cạnh tranh lẫn nhau, cùng kéo giá xuống khiến nông dân phải chịu thiệt thòi.

Trước những khó khăn nội tại và khó khăn về thị trường tiêu thụ như vậy, nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu về thịt lợn trong những năm tới đây sẽ hết sức nặng nề.

Qua thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến của Việt Nam nhưđã trình bày ở trên, có thể thấy được những vấn đề sau:

Một là, thành tích xuất khẩu nông sản chế biến trong giai đoạn vừa qua, mới chỉ có thể được xem là “lớp váng” sẵn có trên bề mặt của sản xuất nông nghiệp nước ta. Nhiều tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến khác chưa được khơi dậy và phát triển. Chính điều này đang làm cách biệt nhiều hơn giữa các vùng sản xuất nông nghiệp trong nước và hạn

chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam.

Hai là, sự manh mún về ruộng đất, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao

động thấp, trình độ phát triển thị trường ở các khu vực nông thôn thấp,... đã gây nên trì trệ trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá,

đặc biệt là nền sản xuất nông sản chế biến hướng đến xuất khẩu. Các nguồn hàng nông sản phần lớn chỉ có quy mô nhỏ, phân tán, do đó, không kích thích

được các hoạt động chế biến nông sản phát triển, tạo ra các sản phẩm có tính xã hội hoá cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ba là, những khó khăn về vốn đầu tư và trình độ hiểu biết về công nghệ chế

biến các sản phẩm nông nghiệp cũng đã góp phần làm hạn chế sự phát triển của công nghiệp chế biến nói chung và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu nói riêng. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam giảm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là các thị

trường có sức mua cao và yêu cầu chất lượng sản phẩm cao.

Bốn là, trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tỏ ra thích ứng với cơ chế mới, từ sự chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, cũng như năng lực của các cán bộ kinh doanh. Các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam không được đầu tư, chú trọng đúng mức đến những vấn đề marketing sản phẩm, từ các nội dung về

bao bì sản phẩm, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của từng thị trường nhập khẩu đến việc xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện đó, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu và các sản phẩm

nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam sớm định hướng đến các thị

trường có tính cạnh tranh cao, xem ra hơi khiên cưỡng.

Năm là, cùng với sự phát triển của trào lưu tự do hoá thương mại ở cả cấp độ

quốc tế và cấp độ khu vực, thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, trong hoàn cảnh đó, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng ngày càng trở nên cần thiết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản nói chung và hàng nông sản chế biến nói riêng của Việt Nam chậm phát triển cả ở tầm quốc gia và tầm doanh nghiệp, trong chừng mực nào đó,

đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Cùng với xu hướng phục hồi giá xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trên thị

trường thế giới trong những năm qua, giá xuất khẩu các nông sản chế biến của Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể, mặc dù còn thấp hơn so với giá xuất khẩu các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Có thể thấy rằng:

Trước hết, giá mua nông sản chế biến tăng nhanh hơn giá bán tư liệu sản xuất và mang đậm nét những quy luật của thị trường trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Giá cả các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Việt Nam mới “ăn nhập” với xu hướng mậu dịch và giá cả trên thị trường hàng nông sản thế

giới.

Thứ hai, giá cả các sản phẩm nông nghiệp chế biến trong nước và quốc tế có xu hướng tiệm cận nhau hơn. Xu hướng tiệm cận giữa giá quốc gia và quốc tế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, trong chừng mực nào đó,

được thể hiện qua sự so sánh giữa chỉ số giá mua nông sản và chỉ số giá xuất khẩu trong cùng giai đoạn.

Thứ ba, giữa giá quốc gia và giá quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nông sản chế biến nói riêng còn bị điều chỉnh bởi tỷ giá ngoại hối. Xu hướng giá cả quốc tế chỉảnh hưởng nguyên vẹn đến sản xuất và xuất khẩu của mỗi quốc gia khi quan hệ tỷ giá ngoại hối ít thay đổi.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 (Trang 41 -49 )

×