BẢNG 6: XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1993-

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của việt nam đến năm 2010 (Trang 31 - 33)

II. Thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam Đánh giá:

BẢNG 6: XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1993-

1993-1999 NIÊN VỤ SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU (TẤN) KIM NGẠCH XUẤT KHẨU (NGÀN USD) GIÁ BÌNH QUÂN (USD/T FOB VIETNAM) 1993 - 1994 165,000 226,790 1,374 1994 - 1995 212,038 558,280 2,633

1995 - 1996 232,765 422,436 1,815

1996 - 1997 358,512 427,991 1,194

1997 - 1998 391,326 592,279 1,514

1998 - 1999 405,616 557,000 1,373

Nguồn: Thống kê Hải quan và Bộ thương mại

Thời kỳ 1990 - 1994, diện tích trồng cà phê tăng không đáng kể (có năm còn giảm) nhưng sản lượng tăng rất nhanh do đa số các vườn cà phê đến độ

trưởng thành và cho năng suất rất cao. Thời kỳ 1994 - 1996, giá cà phê thế

giới tăng đột biến nên diện tích trồng cà phê cũng tăng mạnh ở khắp các tỉnh

Tây Nguyên. Đến hết năm 1998, theo ước tính của Hiệp hội Cà phê Cacao

Việt Nam, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam đã đạt xấp xỉ 370,000 ha, trong

đó riêng 3 tỉnh Tây Nguyên đã chiếm khoảng 60%. Tuyệt đại đa số diện tích

được sử dụng để trồng robusta, chỉ có khoảng 20,000 ha là trồng arabica. Trước năm 1995, cà phê Việt Nam được đưa vào thị trường thế giới thông qua mạng lưới tiêu thụ của các doanh nhân Singapore (chiếm tỷ trọng gần 45%). Từ năm 1995, khi Mỹ bỏ cấm vận, vai trò của trung gian Singapore giảm dần. Khách hàng Mỹ đã nhanh chóng tìm đến Việt Nam và chỉ sau 1 năm họ đã trở

thành bạn hàng số 1, hàng năm mua khoảng 24% lượng cà phê của Việt Nam (năm 1996 lên tới gần 30%). Khách hàng Đức luôn chiếm vị trí số 2. Những

bạn hàng quan trọng khác gồm: Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Angiêri,

Ba Lan và Nhật Bản. Singapore, kể từ năm 1996, không còn nằm trong danh

sách 10 bạn hàng lớn nhất nữa. Một yếu tố đáng chú ý là ngoài các nhà buôn, các nhà rang xay cà phê nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam

nhưng đây là dấu hiệu khởi đầu tốt đẹp bởi rang xay chỉ mua trực tiếp khi cà phê có độ đồng đều nhất định về cỡ hạt và chất lượng hạt.

Sản lượng tăng rất nhanh nhưng cho tới nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ

có khoảng 20 cơ sở chế biến vào loại hoàn chỉnh. Tổng công suất của các cơ

sở này đạt trên dưới 100,000 tấn/năm, chỉ đảm bảo chế biến tốt từ 25% đến 30% sản lượng cà phê. Số còn lại được chế biến phân tán tại các hộ gia đình và các nông trường nhỏ theo phương pháp thủ công hoặc bằng các thiết bị vừa cũ, vừa không đồng bộ.

Vào cuối năm 1994, trước tình trạng lộn xộn, tranh mua tranh bán trên thị

trường cà phê, Chính phủ đã quyết định thiết lập chế độ đầu mối xuất khẩu. Hình thức quản lý đầu mối đối với cà phê không giống như gạo. Cụ thể, tất cả

các doanh nghiệp là thành viên hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, kể cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu xuất khẩu được 2000 tấn/năm sẽ mặc nhiên

được Bộ thương mại công nhận là đầu mối xuất khẩu và, khi đã là đầu mối, họ được quyền xuất khẩu với số lượng không hạn chế. Chế độ đầu mối này không những không ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng cà phê mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng dần tỷ trọng cà phê đã qua chế biến bởi trong điều kiện cà phê đã được tư nhân hoá hoặc giao khoán cho các hộ gia

đình chỉ có các công ty chuyên doanh mới đủ mạnh đểđầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng cà phê và chế biến cà phê hoà tan.

BẢNG 7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 5 NĂM TỪ 1997 - 2001Niên vụ Sản lượng xuất

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của việt nam đến năm 2010 (Trang 31 - 33)