BẢNG 8: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐIỀU NHÂN NĂM TỶ TRỌNG

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của việt nam đến năm 2010 (Trang 35 - 38)

II. Thực trạng xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam Đánh giá:

BẢNG 8: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU ĐIỀU NHÂN NĂM TỶ TRỌNG

NĂM TỶ TRỌNG 1995 (%) TỶ TRỌNG 1996 (%) TỶ TRỌNG 1997 (%) TỶ TRỌNG 1998 (%) Trung Quốc 70 50 40 35-40 Châu âu 15 20-25 30 30-35 Mỹ 5-10 15 15 20 Châu á 10 8-10 8-10 8-10 Các nước khác Không đáng kể Không đáng kể 5 Không đáng kể Nguồn: Bộ Thương mại

Qua bảng này có thể thấy tỷ trọng của Trung Quốc đang giảm dần. Điều của ta đã thâm nhập khá tốt vào thị trường EU và thị trường Mỹ, trước đây vốn là thị trường của điều ấn Độ.

Nhìn chung, ngành điều không gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng điều của ta về cơ bản là cao hơn chất lượng điều của Indonesia và

ấn Độ (hình thức bên ngoài của hạt đẹp hơn, ít hạt vỡ hơn do ta chủ yếu làm thủ công, vị lại ngọt và bùi hơn).

Cây điều là loại cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Nhu cầu thế giới tăng trung bình 5 - 7%/năm trong khi sản lượng điều thô thế giới không thể tăng nhanh (chỉ dao động quanh mức 950,000 tấn/năm). Nếu có chính sách đúng

đắn, trong vòng vài năm kim ngạch xuất khẩu điều và sản phẩm điều có thể

vượt cả kim ngạch xuất khẩu cao su để trở thành nông sản chế biến quan trọng thứ 3 của Việt Nam.

Rau quả:

Xuất khẩu rau quả năm 1998 chỉ đạt 53 triệu USD, giảm khoảng 22% so với 68 triệu USD của năm 1997, một phần do mất mùa, một phần do bị rau quả

Thái Lan cạnh tranh gay gắt. Ngay tại thị trường tiểu ngạch Trung Quốc, rau quả của ta cũng bị rau quả của Thái Lan gây khó khăn do nông dân và chủ

vựa của Thái Lan được đào tạo tốt hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và tiếp thị, trong khi nông dân của ta rất yếu những khâu này, ngay cả những mặt hàng mà ta có lợi thế như long nhãn, vải.

Trước năm 1992, thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Liên Xô (trên 90%, có năm là 98% như năm 1990). Việc xuất khẩu này được thực hiện theo Hiệp định và Nghị định thư trao đổi hàng hoá năm nên không thể hiện

đúng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã, kim ngạch lập tức sụt giảm rất mạnh (năm 1994 chỉ đạt 20 triệu USD). Nhờ có thị trường Trung Quốc nên kim ngạch đã dần hồi phục trở lại và đạt 68 triệu USD vào năm 1997. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của ta

(36%), tiếp đó là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12,5%), Mỹ (7,5%) và Nga

(4%). Tổng cộng 5 bạn hàng này đã chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu rau quả năm 1999 đã phục hồi trở lại so với năm 1998. Kim ngạch cả năm dự kiến đạt 70 - 75 triệu USD, tăng từ 35 đến 40% so với kim ngạch của năm 1998. Năm 2000 đạt xấp xỉ 85 triệu USD và nếu có những biện pháp thích hợp, nhiều khả năng sẽ đạt 200 triệu USD vào năm 2005. Năm 2002, xuất khẩu rau quả cả năm đạt kim ngạch 200 triệu USD, giảm 40% so với năm 2001. Rau quả chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc,

Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Mỹ, EU,... Riêng xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần năm trước do tăng mạnh các sản phẩm chế biến.

Hạt tiêu:

Trong những năm trước đây, hạt tiêu là mặt hàng nông sản chiếm vị trí thứ

yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kể từ năm 1996, do nhận thức được giá trị kinh tế của cây hồ tiêu, diện tích trồng hồ tiêu đã tăng khá nhanh.

Hạt tiêu ở Việt Nam chủ yếu để phục vụ xuất khẩu. Sau đây là tình hình xuất

Một phần của tài liệu Định hướng xuất khẩu hàng nông sản chế biến của việt nam đến năm 2010 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)