Các giải pháp mang tính kinh tế kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

1. Các giải pháp kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước

1.1. Các giải pháp mang tính kinh tế kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước

1.1.1. Tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vững

Thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế cần dựa trên nền tảng coi trọng chất lượng. Theo đó, trong dài hạn cần từ bỏ quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, mà chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trước hết, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thị trường. Nên sử dụng FDI như là xung lực để tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy công nghệ phát triển.

nhà nước về đầu tư theo hướng loại bỏ tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Từ đó, tăng cường tính công khai, minh bạch và thực hiện đầu tư có hiệu quả, tránh dàn trải. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch. Khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư, tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tư. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân.

Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Giải pháp trước mắt đó là nâng cao trình độ văn hoá và trình độ nhận thức cho người lao động. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dạy nghề hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình của các cơ sở đào tạo để tăng tính thực tiễn, sát với thực tế Việt Nam, theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thế giới. Trong đó chú trọng hướng các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực: đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học và sau đại học,…Các lĩnh vực này có khả năng tạo lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư, đồng thời cần phát triển nhanh để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH đất nước.

1.1.2. Hoàn thiện chính sách cải cách khu vực công

Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ không nên đảm đương mọi việc của xã hội mà nên chuyển bớt cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thực hiện một số dịch vụ công. Do đó, mục đích của giải pháp này nhằm hướng vào việc xác lập quy mô khu vực công, phạm vi can thiệp nhà nước vào nền kinh tế cho phù hợp với năng lực quản lý và mức độ chi tiêu công. Từ đó tạo ra môi trường thuận lợi kích thích đầu tư cá nhân thay vì dựa vào quá nhiều vào đầu tư công để tạo ra tăng trưởng.

Thứ nhất, đẩy mạnh chính sách cải cách, sắp xếp lại các DNNN, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế. Chính sách cải cách, sắp xếp lại DNNN (đặc biệt là cổ phần hóa DNNN) , tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Xóa bỏ các khoản ưu đãi, bao cấp mà DNNN được hưởng từ đó giảm thiểu các nghĩa vụ chi đe dọa đến an ninh NSNN. Trong quá trình sắp xếp cũng cần đánh giá, định giá DNNN hợp lý tránh gây thất thoát tài sản nhà nước.

Thứ hai, đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, tăng cường tham gia của khu vực tư trong việc cung cấp một số hàng hóa và dịch vụ công. Theo đó, những dịch vụ nào mà khu vực tư thực hiện tốt hơn khu vực công thì nên chuyển giao cho khu vực tư thực hiện. Khu vực kinh tế

tư nhân với bản chất năng động và linh hoạt trong kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ. Hoạt động cung cấp hàng hóa dịch vụ công ở khu vực tư nếu được khai thác tương xứng với tiềm năng không chỉ khơi dậy nguồn lực của khu vực tư nhân phục vụ đầu tư và phát triển kinh tế mà còn loại bỏ đi hàng hóa, dịch vụ công được cung ứng với chất lượng kém, không đáp ứng nhu cầu xã hội, làm cho bội chi giảm xuống. Cụ thể, Nhà nước nên đưa các đơn đặt hàng cung ứng dịch vụ công đấu thầu công khai nhằm lựa chọn đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ công tôt nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chính sách xã hội hóa trong khu vực cung ứng dịch vụ công nhằm gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân vào hoạt động này trên cơ sở xây dựng những định chế ổn định và khuôn khổ pháp lý thích hợp. Hợp tác, liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư tư nhân trong việc cung ứng điện, nước, vận tải, vệ sinh công cộng ... Mở rộng đẩu tư các dự án theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh) và BT (Xây dựng - Chuyển giao). Nhà nước có chiến lược quy hoạch tổng thể các dự án về xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trong ngắn hạn cũng như dài hạn, công khai và kêu gọi vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Đồng thời lấy góp ý, phản hồi từ công chúng về việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, hoàn thiện chất lượng cung ứng, nâng cao trách nhiệm, minh bạch, so sánh, đối chiếu với các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w