2.1. Cải cách hành chính công và nâng cao năng lực quản lý
Cải cách hành chính ở Việt nam được tiến hành nhiều năm nay với những bước đi, lộ trình khác nhau từ thấp tới cao. Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách một bước nền hành chính nhà nước với ba nội dung là: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Ngày nay cải cách hành chính đã chuyển sang một bước mới với bốn nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công.
Cải cách hành chính ở Việt Nam đã và đang được thực hiện góp phần cải cách hành chính công đó là:
- Về thể chế hành chính đã sửa đổi, ban hành các Luật mới và các văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước; Sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh cán bộ, công chức; ban hành các nghị định để cụ thể hóa Pháp lệnh, cán bộ, công chức...Điều quan trọng là: các văn bản về tổ chức bộ máy nhà nước là đã quy định khá cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, từng bước thể hiện sự phân cấp trong quản lý giữa Trung ương và địa phương;
- Về bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, thủ tuc hành chính được cải cách theo hướng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiến hà, tham những của các công chức hành chính trong khi giải quyết các công việc của công dân.
Một vấn đề đang được quan tâm trong cải cách hành chính ở Việt Nam là vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước. Thực chất là việc chuyển dần các công việc, nguồn lực do chính quyền trung ương nắm giữ cho chính quyền địa phương các cấp một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật, dưới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương. Trong xu hướng phân cấp bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương sẽ tập trung vào việc xây dựng chính sách, bảo đảm sự thống nhất về thể chế, việc giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia. Từ đó, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, giảm bớt độc quyền, giảm bớt tình trạng tùy tiện trong hoạt động quản lý của khu vực công, tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình và trách nhiệm hậu quả. Thực hành nghiêm minh luật thực hành tiết kiệm và luật chống tham nhũng góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và sử dụng NSNN.
2.2. Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế toán tài chính công công
Việc triển khai Dự án Xây dựng Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) đã được chính phủ nghiên cứu và bắt đầu thí điểm triển khai từ năm 2008. Đến năm 2010, hệ thống đã được triển khai đại trà, đem lại kết quả khả quan.
Dự án Xây dựng Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) của Việt Nam được đánh giá cao nhất trong số các dự án thuộc loại này do Ngân hàng Thế giới (WB) triển khai tại Đông Nam Á. Với mục tiêu:
- Cơ quan tài chính có thể trực tiếp khai thác báo cáo thu chi ngân sách từ hệ thống, thay vì phải trông chờ vào cơ quan KBNN như hiện nay;
- Quản lý được dự án ở tất cả các cấp. TABMIS sẽ hổ trợ việc phân bổ dự toán ngân sách, cập nhật dự toán ngân sách, giải ngân các khoản dự trữ ngân sách và lập dự toán ngân sách cho năm tiếp theo.
TABMIS là một hệ thống thông tin quản lý tích hợp, được thiết kế theo hướng Mô hình kho bạc tham chiếu của WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tiến dần đến kế toán dồn tích nhưng vẫn mang tính kế thừa và phù hợp với bối cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam, đưa công tác quản lý ngân sách của Việt Nam tiến dần đến các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nâng cao tính minh bạch, khả năng hội nhập của nền tài chính công.
Quá trình triển khai TABMIS yêu cầu một bước cải cách lớn về cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ thu chi ngân sách Nhà nước và chế độ kế toán. Công việc này không hề đơn giản bởi hệ thống ngân sách của Việt Nam khá phức tạp, bao trùm lên cả 4 cấp chính quyền (trung ương, tỉnh, huyện và xã). Có lẽ đây là dự án TABMIS duy nhất trên thế giới bao trùm cả 4 cấp như vậy.
Dự kiến trong năm trong năm sắp tới TABMIS kết nối với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp (TW và địa phương), và các đơn vị sử dụng ngân sách tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợp ERP
(Enterprise Resourses Planing – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch.
2.3. Đổi mới cơ chế quản lý quỹ, các định chế tài chính
Phù hợp với bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh NSNN còn có sự tồn tại của các quỹ, các định chế tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thực tế này đã tạo áp lực trực tiếp lên cân đối NSNN qua hai khía cạnh: (i) NSNN phải chi bổ sung, trợ cấp cho các quỹ, các định chế này; (ii) Phát sinh các nghĩa vụ nợ dự phòng đối với NSNN. Do vậy trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội và mức độ hội nhập quốc tế, hoạt động của các quỹ, các định chế tài chính Nhà nước ngoài ngân sách cần được cải tổ theo hướng: giảm dần số lượng và thị trường hóa hoạt động của chúng trên cơ sở thiết lập cơ chế quản lý có hiệu quả, minh bạch. Giải pháp này sẽ góp phần hỗ trợ cân đối NSNN tích cực trên các khía cạnh sau:
- Tránh được tình trạng làm biến tướng nguồn vốn NSNN sang một dạng khác với cơ chế quản lý lỏng lẻo hơn, gây ra tình trạng thất thoát;
- Giảm được rủi ro phát sinh nghĩa vụ nợ dự phòng cho chi tiêu NSNN, đảm bảo cho cân đối NSNN bền vững hơn và phù hợp với các cam kết hội nhập WTO mà Việt Nam đã ký kết với các thành viên của WTO.
2.4. Xác định mức bội chi ngân sách nhà nước trong bối cảnh hậu khủng hoảng
Trong năm tài khóa 2010, Quốc hội cũng đã thông qua toàn bộ Nghị quyết với tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 461.500 tỷ đồng, bằng 23,9% GDP; tính cả 1.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2009 sang năm 2010 thì tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 462.500 tỷ đồng.Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 582.200 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà Nước là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% GDP.
Phương án điều chỉnh dự toán thu, chi, bội chi ngân sách năm 2010 không quá 6,2%GDP, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội được dựa trên cơ sở tăng thêm thu ngân sách Nhà nước 6.100 tỷ đồng. Bao gồm: tăng thêm thu từ dầu thô: 2.600 tỷ đồng, tương ứng với giá dầu thô tăng từ 65 USD/thùng lên 68 USD/thùng; tăng thu thêm từ hoạt động xuất nhập khẩu 2.500 tỷ đồng; tăng số thu chuyển nguồn từ năm 2009 sang năm 2010 so với số đã báo cáo Quốc hội 1.000 tỷ đồng và được tính vào cân đối ngân sách Nhà nước năm 2010.
Đồng thời, tăng chi Chương trình Biển Đông hải đảo 38 tỷ đồng tương ứng với số giảm chi của Tập đoàn công nghiệp, than và khoáng sản Việt Nam (28 tỷ đồng); Tập đoàn dệt may Việt Nam (10 tỷ đồng); tăng chi cho Chương trình giảm nghèo 300 tỷ đồng.
Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010 đã bố trí đủ nguồn lực để thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu lên mức 730.000 đồng/tháng, thực hiện từ 1/5/2010.
phiếu Chính phủ tổng cộng 146 nghìn tỷ đồng trong nước và khoảng 1 tỷ USD ra nước ngoài trong năm 2010, được cho là có thể khiến nợ công tăng lên nhanh chóng, đã được “mổ xẻ” tại diễn đàn Quốc hội.
Và, một trong những kiến nghị thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 được ủy ban nêu ra là: thận trọng với những dự án đầu tư đòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn. Đề nghị Chính phủ hạn chế việc khởi công những dự án mới nhằm tránh những rủi ro của việc không bố trí được nguồn vốn, nhất là trong điều kiện huy động vốn trên các thị trường tài chính trong nước và quốc tế chi phí rất cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như tác động trái chiều đến nền kinh tế.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, trong những năm tới mục tiêu giảm bội chi ngân sách Nhà nước phải được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo tình hình tài chính quốc gia vững mạnh trong trung và dài hạn, góp phần kiểm soát lạm phát và đảm bảo ổn định vĩ mô. Vì vậy, cần tích cực rà soát lại các chính sách để đảm bảo thứ tự ưu tiên và giảm bội chi ngân sách một cách hợp lý.
Đa số ý kiến trong ủy ban đề nghị Chính phủ trong những năm tới cần thực hiện bội chi ngân sách Nhà nước trong giới hạn 5% GDP đã được Quốc hội quyết định, lấy vấn đề hiệu quả sử dụng vốn vay làm mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc quản lý, điều hành chi ngân sách.
KẾT LUẬN
các nước trên thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo đang phát triển song mức thâm hụt mỗi nước là khác nhau. Nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng lạm phát,nhập siêu...gây ảnh hưởng xấu đến nềnkinh tế,do đó đây là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia.
Thực ra về lý luận, thâm hụt ngân sách không phải hoàn toàn là tiêu cực.Theo kinh nghiệm nếu ở mức độ nhất định (dưới 5% năm ) thì nó còn có thể kích thích sản xuất.Cho nên ở các nước phát triển cũng chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước chứ chưa loại trừ được hoàn toàn.
Có nhiều biện pháp tài trợ như phát hành tiền, vay trong nước,vay nước ngoài,cắt giảm chi tiêu..song chúng đều chứa những nhược điểm riêng có thể gây tác dụng phụ đến nền kinh tế.Để tài trợ thâm hụt ngân sách một cách có hiệu quả cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp và nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải hạn chế và trung hoà các mặt tiêu cực, đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tuỳ vào đặc điểm mỗi nước mà nước đó sẽ đưa ra những chính sách cụ thể và thích hợp.