Theo Luật Quản lý nợ công năm 2009, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị, hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công.
Nợ công nếu sử dụng khéo có thể phục vụ tốt cho phát triển đất nước, còn sử dụng kém hiệu quả có thể dẫn đất nước đến nợ nần chồng chất và thế hệ mai sau phải gánh trách nhiệm trả nợ.
2.5.1. Mức nợ công ở Việt Nam
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 5/2010, báo cáo cho thấy nợ chính phủ đang tăng cao: bằng 33,8% GDP năm 2007; 36,2% GDP năm 2008, 41,9% GDP năm 2009. Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cảnh báo mức nợ chính phủ đã tăng sát mức trần cho phép. Cuối năm 2010, nợ chính phủ sẽ chiếm 44,6% GDP, do điều chỉnh tăng bội chi ngân sách lên trên 5% GDP (năm 2009 là 6,9% GDP và năm 2010 là 6,2% GDP), cùng với việc tăng phát hành trái phiếu chính phủ (trong hai năm 2009 và 2010 là 120.000 tỷ đồng). Mức nợ này, nếu đúng theo báo cáo, chỉ mới là nợ chính phủ, chưa phải là tổng mức nợ công vì chưa tính đến các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ hợp lý với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP, mặc dù, có khá nhiều nước tỷ lệ này lên đến trên 80% GDP. Nếu cộng hai khoản nói trên, nhất là những khoản vay của các tập đoàn được chính phủ bảo lãnh trong mấy năm vừa rồi, nợ công của Việt Nam có thể đã vượt trần 50%.
Tuy nhiên, báo cáo công tác quản lý nợ công của Bộ Tài chính ngày 30/11 tại hội nghị ngành tài chính cho hay, nợ công dự kiến đến cuối năm 2009 khoảng 44,7% GDP (trong đó nợ Chính phủ bằng 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh bằng 7,9% GDP và nợ chính quyền địa phương là 1,4% GDP). Như vậy về cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ chiếm 79,3%; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 3,1%. Trong nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60% (trong đó 85% là ODA); nợ trong nước chiếm 40%. Nếu tính 27ang 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, cùng với số vốn ODA tài
trợ mới trong năm tới, đến hết năm 2010, tỷ lệ nợ công sẽ cao hơn nữa, có thể sẽ đạt mức 50% GDP.
Như vậy chỉ xét về nợ Chính Phủ thì rõ 28ang hai con số 41,9% GDP mới được đưa ra và 35,4% GDP theo báo cáo của Bộ Tài chính đã có sự sai lệch rất lớn.
Điều không cần bàn cãi là các tỷ lệ nợ công/GDP, nợ Chính Phủ/GDP cũng như nợ nước ngoài/GDP đã gia tăng rất nhanh trong những năm qua. Nếu tăng với tốc độ như vậy thì đúng là đáng lo ngại vì các tỷ lệ này không sớm thì muộn sẽ vượt mốc an toàn, dù dùng mốc nào chăng nữa.
2.5.2. Quản lý nợ công
Trước đây việc quản lý nợ công được phân chia rất nhiều cơ quan nhà nước quản lý, cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nợ nước ngoài cũng phân cho nhiều cơ quan. Số liệu vì vậy không được cập nhật, không thống nhất. Nay Luật Quản lý nợ công đã tập trung công việc quản lý này về cho Bộ Tài chính, là một dịp để chúng ta rà soát, tính toán lại tất cả các khoản nợ công cũng như nợ nước ngoài của Việt Nam. Bộ Tài chính bước đầu đã có những thông tin công khai về nợ công trên website của mình, nhưng chưa đầy đủ, nhiều khi số liệu mâu thuẫn nhau và so với chuẩn mực quốc tế cần phải cải thiện hơn. Đáng tiếc cho đến nay bản tin công khai này chỉ mới dừng lại ở các khoản nợ nước ngoài chứ chưa phải toàn bộ nợ công và thông tin chỉ mới cập nhật đến hết tháng 6/2009.
(Nguồn: Bộ Tài Chính)
Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30/6/2009 nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8 % GDP (23,6 tỉ Đô la). Từ tháng 6/2009 đến tháng 3/2010 Việt Nam đã ký thỏa thuận vay và bảo lãnh có giá trị tổng cộng khoảng 4,8 tỉ Đô la (1,205 tỉ Đô la với Ngân hàng Phát triển châu Á; 927 triệu Đô la với Ngân hàng Thế giới; 1,62 tỉ Đô la với Nhật Bản; và đã phát hành 1 tỉ Đô la trái phiếu quốc tế). Nếu giải ngân hết các khoản này thì nợ nước ngoài của Việt Nam có thể tăng lên khoảng 35% GDP.
Luật Quản lý nợ công quy định Bộ Tài chính phải công khai thông tin về nợ công, “bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia”. Do đó, trong thời gian tới, Quốc hội cần áp dụng luật và quyết định các chỉ tiêu như nợ công so với GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỘI CHI NGÂN SÁCH