Thực trạng chính sách thuế khoán thuế TNCN_GTGT đối với Hộ kinh

Một phần của tài liệu thực trạng thuế khoán thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể (Trang 46 - 57)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1Thực trạng chính sách thuế khoán thuế TNCN_GTGT đối với Hộ kinh

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 46 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37

Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất GTGT 5%;

Các hoạt động khác chưa được liệt kê nêu trên.

Thuế suất GTGT: là thuế suất thuế GTGT theo quy định của Luật Thuế GTGT

2.3Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế khoán hiện nay

2.3.1 Thực trạng chính sách thuế khoán thuế TNCN_GTGT đối với Hộ kinh doanh cá thể cá thể

Ở nước ta hiện nay, kinh doanh nhỏ lẻ ở dạng hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khá nhiều và đa dạng về hình thức và ngành nghề kinh doanh, để thuận tiện, đơn giản hơn trong việc quản lý và thu thuế cho các cơ quan quản lý thuế thì Luật Quản lý thuế đã quy định hình thức khoán thuế cho các hộ kinh doanh trên đó là:

Theo quy định của cơ quan thuế thì thuế khoán được áp dụng đối với những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh, không có mã số thuế hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ. Vì vậy, việc tính mức thuế khoán được xác định dựa vào doanh thu và quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh đó. Về mặt lý thuyết thì mức thuế khoán được xác định dựa trên nhiều bước khảo sát và đánh giá hoạt động kinh doanh doanh của hộ kinh doanh nhưng thực tế thì mức thuế khoán hiện nay cho thấy chủ yếu dựa trên “thoả thuận” giữa hộ kinh doanh và cán bộ thuế ở cơ sở.

Mặt khác, một số Hộ kinh doanh nhỏ, lẻ cho biết rằng, mức thuế của họ hiện nay được các cán bộ thuế ấn định “tuỳ tiện” theo “cảm tính”, không đồng đều với từng hộ.4 Có nhưng cửa hàng nhỏ lại được đánh giá là quy mô lớn, đông khách, doanh thu đang tăng, nên mức thuế khoán sẽ cao. Lại có những cửa hàng to nhưng không hiểu “quan hệ tốt” như thể nào với cán bộ thu thuế cở sở nên chỉ chịu mức thuế thấp hơn nhiều so với doanh thu thực của cửa hàng.

Đối với các hộ kinh doanh có đăng ký mã số thuế thì lại khá yên tâm hơn khi họ có hóa đơn đỏ không bao gồm thuế bởi vì doanh thu của họ chỉ phụ thuộc

4 Hà Linh, Pháp luật xã hội, Thuế với những chiêu trò ‘lách’ luật – kỳ 1: NhẬP nhèm chuyện thu thuế khoán, http://phapluatxahoi.vn/giao-thong-do-thi/phong-su/thue-voi-nhung-chieu-tro-lach-luat-ky1- nhap-nhem-chuyen-thu-thue-khoan-38196 [ngày truy cập 19-10-2014].

Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 47 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37

vào số tiền bán trên hoá đơn, trong khi đó hầu như khách hàng thường không ai lấy hoá đơn bao giờ. Hơn nữa, họ cũng tư vấn bởi một số cán bộ thuế biến chất, giúp cho “bộ hồ sơ” thuế khoán trở nên hoàn chỉnh hơn, tất nhiên sẽ kèm theo một chút “quà” cảm ơn.

Vd: Vụ Ông Lê Thanh Dư, cán bộ Chi cục thuế ở Cà Mau tiếp tay cho Hộ kinh doanh vàng bạc trong việc trốn thuế. Được biết là ông Dư hiện là Chi cục Trưởng Chi cục thuế ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Theo Cơ quan điều tra thì ông Dư có dấu hiệu “tiếp tay” cho daonh nghiệp tư nhân Hoàng Khiêm ở thị trấn Đầm Dơi bán vàng cho một Công ty ở TP. Hồ Chí Minh và số tiền bán vàng lên đến 7.000 tỷ đồngtrong suốt 7 tháng trong năm 2012, nhưng doanh số bán hàng bình quân để đóng thuế khoán trong 7 tháng đó chỉ là 714 triệu/tháng mà thôi. Như vậy, số tiền ông Dư giúp doanh nghiệp Hoàng Khiêm trốn thuế lên đến hơn 54 tỷ đồng gây hậu quả nghiêm trọng trong quản lý thuế. Đây là đều gây nhức nhối nhất trong ngành thuế, đặc biệt là với kiểu thu thuế khoán như vậy. tự ý nâng hoặc hạ mức thu, “thoả thuận ngầm” về mức nộp thuế là một trong những hình thức mà một số cán bộ thuế biến chất đang áp dụng. Với kiểu lợi cả đôi bên như hiện nay (hộ kinh doanh đóng thuế thấp, cán bộ thuế có thêm “phong bì”), nguồn thuế của Nhà nước đang thất thu nghiêm trọng. Vì thế, cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng và giúp thu thuế đầy đủ, không bỏ sót đối tượng nào, thu công bằng và đúng mức theo quy định. Như vậy thì ngành thuế mới thực hiện tốt việc thu thuế cho NSNN, đảm bảo chắc chắn cho lợi ích quốc dân

Thời gian qua, công tác quản lý hộ, cá nhân kinh doanh đang dần đi vào nề nếp, góp phần đáng kể để ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế đối với đối tượng này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như :

Theo quy định của Luật Thuế TNCN sửa đổi, thay đổi tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu theo Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 quy định 4 loại mức thuế suất tương ứng với hoạt động kinh doanh là phân phối và cung cấp hàng hoá 7%; dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 30%; sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá và xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 15% và hoạt động kinh doanh khác 12%.

Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 48 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37

Theo tỷ lệ trên, về cơ bản không tác động lớn đến phần thu nhập chịu thuế đối với các hộ kinh doanh nộp thuế khoán mà chủ yếu là do mức giảm trừ gia cảnh tăng cao đó là:

+ Giảm trừ cho người nộp thuế từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng; + Giảm trừ người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng. Do đó, khoản thu của NSNN từ khu vực hộ kinh doanh cá thể sẽ có biến động lớn, chủ yếu thuộc nhóm hàng hoá buôn bán lẻ.

Hiện nay, tổng số thu từ hộ, cá nhân kinh doanh chỉ chiếm khoản 2% tổng thu (trừ dầu) nhưng tổng số nhân lực ngành thuế để quản lý đối tượng này lên đến 60%. Vì công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nói chung hiện nay rất phức tạp, tiêu tốn nhiều nhân lực nhưng không hiệu quả. Thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh theo quy định hiện hành thì đối tượng này đang chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định về thuế và phí như: TNCN, GTGT, TTĐB, MB, Tài nguyên, bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ, yêu cầu về hóa đơn,…đặc biệt là Thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh đang áp dụng quy trình tính thuế phức tạp như: áp dụng biểu lũy tiến, tính giảm trừ gia cảnh, quyết toán thuế. Mặc dù ngành thuế đã thực hiện việc công khai thông tin Hộ khoán trước và sau khi ấn định thuế. Tuy nhiên, do chính sách thuế phức tạp nên cá nhân cũng không thể tự biết được việc tính thuế như thế nào để xác định số thuế đối với cá nhân kinh doanh cũng không đạt hiệu quả.

Mặt khác, theo quy định của Luật Thuế GTGT sửa đồi, bổ sung thì các hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đông/năm trở xuống thuộc diện không nộp thuế. Như vậy, số hộ có thu nhập thấp hiện nay đang được miễn thuế trên toàn tỉnh sẽ tăng hơn so với thời gian trước.

Bên cạnh đó, với quy định thuế suất thuế GTGT đối với hộ kinh doanh được áp dụng theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu như:

Ngành thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá) là 1%;

Ngành sản xuất vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng (trừ có bao thầu nguyên vật liệu) là 5%;

Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 49 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37

Như vậy thì số thuế GTGT phải nộp của hộ kinh doanh cũng biến động so với mức hiện hành.

Việc thay đổi các chính sách thuế không chỉ làm thay đổi tỷ lệ huy động thuế của người nộp thuế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khiển khai công tác quản lý thuế của ngành.Theo như được biết Tỉnh Điện Biên hiện nay tuy số thuế mà các hộ kinh doanh nộp ngân sách không lớn, thống kê chiếm khoảng 6% tổng số thu NSNN trên địa bàn, nhưng số lượng người nộp thuế lớn nên nguồn nhân lực quản lý đầu tư vào khu vực tỉnh Điện Biên này không nhỏ. Mặt khác, do số lượng lớn, trình độ nhân thức của hộ kinh doanh còn nhiều hạn chế nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý

Trước tình hình nêu trên, ngày 28/11/2014 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế. Luật đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng như chuyển mặt hàng phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt cá xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác từ đối tượng chịu thuế suất 5% chuyển sang đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương tự trên, Luật hóa quy định Thu nhập của cá nhân kinh doanh khi có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trờ xuống không phải chịu thuế Thu nhập cá nhân. Bỏ quy định thu nhập từ casino ra khỏi thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân. Đồng thời, Quốc hội cũng đã thông qua quy định về việc cá nhân kinh daonh nộp thuế Thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Và đảm bảo tính minh bạch của chính sách thì tại Luật sửa đổi đã quy định cụ thể tỉ lệ tính trên doanh thu đối với hộ, cá nhân kinh doanh cụ thể5 như sau:

Luật đã quy định Thuế suất đối với từng hoạt động như: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0.5%;

5 Thuế Việt Nam, Quốc hội thông qua Luật sửa đối, bổ sung một số điều của các

Luật Thuế,

http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOKdA72dw7zDDAws3IJcDTx9L R3DLExcDQ18jPTD9aMgStwdPUzMfYBKTNwNDDxNnPz9PJwDDQ08jaEKDHAARwN9P4_83FT9guzsNEdH RUUA7qg7og!!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSE/[ngày truy cập 29-11-2014]

Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 50 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37

Dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% (riêng đối với hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%); Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xấy dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;

Hoạt động khác: 1%.

2.3.2Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế khoán hiện nay

Công khai thông tin hộ nộp thuế khoán trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục thuế:

Để đạt được những mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí của cá nhân, hộ kinh doanh nộp theo phương pháp khoán thì Bộ Tài chính ban phành Quyết định số 1474/QĐ-BTC, ban hành quy chế quy định việc công khai thông tin của hộ khoán trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, Cục thuế là phải đảm bảo chính xác, minh bạch, đầy đủ nội dung, đúng hình thức và thời gian quy định; không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của hộ kinh doanh. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng để chấm dứt tình trạng những nhiễu, tiêu cực “ăn chia tiền thuế” thì ông Dũng cho rằng, ngành thuế không chỉ công khai các thông tin cơ bản về hộ kinh doanh trên cổng thông tin điện tử của ngành thuế mà ở dưới địa phương cũng phải công khai thông tin hộ kinh doanh thuế khoán tại trụ sở UBND cấp xã để bản thân người nộp thuế tự giám sát lẫn nhau như là : Công khai minh bạch số thuế phải nộp, loại thuế phải nộp không chỉ góp phần tăng thu ngân sách, giảm chi phí của ngành thuế do giảm được thời gian, công sức trong quản lý thuế mà còn góp phần chống tiêu cực trong nộp bộ ngành thuế vì hiện tượng “ăn vặt”, chia đôi, chia ba tiền thuế sẽ được chính người nộp và người dân giám sát thông qua trang thông tin điện tử về công khai thông tin hộ nộp thuế khoán.

Ngoài ra, ông Dũng nói thêm rằng: “công nghệ thông tin phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển rất mạnh, ở đâu cũng có mạng Intểnt, mạng 3G nên ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ ai cũng có thể tra cứu đucợ tình hình chấp hành ngân sách cảu hộ kinh doanh nộp thuế khoán. Vì vậy, công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế khoán trên cổng thông tin điện tử

Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể

GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 51 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37

của ngành thiế là biện pháp tối ưu để người nộp thuế giám sát cơ quan thuế, giám sát lẫn nhau và người dân giám sát người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ giảm thuế được tình trạng tiêu cực trong ngành thuế”.

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đã được điều chỉnh từng hàng tháng thành hàng quý. Đồng thời cũng công khai minh bạch thông tin về đối tượng quản lý, danh sách và tiền thuế phải nộp của từng hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của ngành. Giúp các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán biết được số thuế ổn định của mình và đồng thời công khai minh bạch thông tin để kiểm tra giám sát được các hộ kinh doanh trên địa bàn về số thuế cao hay thấp, đang kinh doanh hay tạm nghỉ kinh doanh. Ngày 25/06/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-BTC, về việc ban hành “Quy chế công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Theo quy chế, căn cứ vào sổ bộ thuế ổn định hàng năm của hộ khoán đã được duyệt, chi cục thuế lập và in danh sách hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN, danh sách hộ khoán và mức thuế phải nộp chính thức trong năm, gửi chi cục thuế để thực hiện việc công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và cục thuế, tại chuyên mục “ Công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán”. Theo đó, các thông tin phải công khai của hộ khoán ổn định tiền thuế thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, thuế TNCN bao gồm: Mã số thuế, tên hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính, doanh thu dự kiến trong năm. Đối với các hộ khoán đã xác định mức thuế phải nộp, các thông tin công khai gồm: Mã số thuế,tên hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính, tổng doanh thu trong năm, tiền thuế phải nộp trong năm (tổng số thuế phải nộp và chi tiết theo từng loại thuế khoán phát sinh), việc công khai thông tin của hộ khoán ổn định tiền thuế được thực hiện trước ngày 30 tháng 1 hàng năm.

Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán có điều chỉnh số thuế phải nộp, căn cứ vào sổ bộ thuế điều chỉnh, thay đổi, bổ sung hàng tháng, các chi cục thuế lập và in danh sách hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế

Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ

Một phần của tài liệu thực trạng thuế khoán thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể (Trang 46 - 57)