4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.2 Xác định số thuế khoán phải nộp
Hộ, cá nhân nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu.
Đối với hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, Điều 13, khoản 2 để căn cứ vào tài liệu, số kê khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.
Thực trạng thuế khoán thuế Thu nhập cá nhân và thuế Giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể
GVHD: TS. Lê Thị Nguyệt Châu 42 SVTH: Nguyễn Thị Kim Cương - Luật K37
Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.
Mức doanh thu không phải nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán là: Hộ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT có mức doanh thu hàng năm từ một tram triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán.
Trường hợp có cơ sở xác định doanh thu năm của Hộ kinh doanh thực tế cao hơn 100 triệu đồng/năm thì Cục Thuế căn cứ vào doanh thu thực tế để xác định số thuế GTGT và TNCN phải nộp của cả năm
Nếu doanh thu kinh doanh năm thực tế dưới 100 triệu đồng thì Hộ, cá nhân kinh doanh không phải nộp theo quy định. Đồng thời, Cục Thuế căn cứ vào doanh thu thực tế của năm hiện tại để làm căn cứ xác định mức thuế GTGT, TNCN khoán ổn định cho năm tiếp theo.
Trường hợp hộ cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.