- Về quy trình cho vay
Trong năm 2005 Ngân hàng TMCP An Bình đã ban hành sổ tay tín dụng
của riêng ngân hàng. Tuy vậy đây mới là phiên bản đầu tiên, còn nhiều thiếu sót và chưa cụ thể đối với các nghiệp vụ. Trong thời gian tới, ngân hàng TMCP An Bình cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để
giúp cho quá trình cho vay được thuận tiện và chính xác hơn, giúp cán bộ ngành tín dụng nắm bắt và thực hiện đúng công việc đảm bảo chất lượng công việc.
- Về đảm bảo tiền vay
Trong sổ tay tín dụng đã ban hành, ngân hàng TMCP An Bình đã ban hành
các hướng dẫn bổ sung thực hiện bảo đảm tiền vay, trong đó, có quy định các nội
dung cần thực hiện. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ
trợ về chuyên môn để thành lập Tổ thẩm dịnh tài sản đảm bảo, hỗ trợ cho các
- Về nhân sự
Ngân hàng TMCP An Bình cũng cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách
về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời. Ngân hàng cần tiếp
tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp hệ thống,
gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ ngân
hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng ở Ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự
ngày càng trở nên quan trọng, ngân hàng phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ, đưa ngân hàng vươn đến tầm cao của các
hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.
-Về chương trình hiện đại hoá ngân hàng
Đây là chương trình mà Ngân hàng đã chủ động triển khai tích cực nằm trong đề án phát triển của ngân hàng, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong
thời gian tới, Ngân hàng cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp
dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, luôn tích cực cập
nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ
này ở ngân hàng.
- Về phát triển hợp tác quốc tế
Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động. Việc liên kết với các đối tác chiến lược là rất cần thiết trong thời điểm hiện
nay.
- Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp
Ngân hàng đã rất chủ động, tích cực trong việc xây dựng thương hiệu của
mình. Việc củng cố, làm tôn vinh thêm thương hiệu này không chỉ trong tầm
quốc gia mà còn ở tầm quốc tế, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của
Ngân hàng nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng. Cùng với sự liên kết
với những thương hiệu nổi tiếng thì tên tuổi của ABBANK sẽ ngày càng trở nên quen thuộc với các đối tác, khách hàng.